Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích giải pháp tài trợ thâm hụt ngân sách của việt nam trong những năm gần đây doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phân tích giải pháp tài trợ thâm hụt ngân sách
của việt nam trong những năm gần đây
Chương I: Tổng quan Ngân sách nhà nước (NSNN)
I, khái niệm
Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và là
phạm trù lịch sử, ra đời và gắn liền với quá trình hình thành nhà nước và tồn tại
trong nền kinh tế hàng hoá. Quốc hội thực hiên quyền lập pháp về NSNN còn
quyền hành pháp giao cho Chính phủ thực hiện.
Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua
ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi
của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực
hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà
nước.
NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập ,
phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham
gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của
nhà nước trên cơ sở luật định
II, Thu ngân sách nhà nước
Là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài
chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thoả mãn các nhu cầu của nhà
nước. Các nhân tố về thu nhập GDP bình quân đầu người; Tỉ suất doanh lợi
trong nền kinh tế; Tiềm năng đất nước về tài nguyên thiên nhiên; Mức độ trang
trải các khoản chi phí của nhà nước; Tổ chức bộ máy thu nộp là các nhân tố
ảnh hưởng đến việc thu NSNN. Trong vấn đề thu NSNN thì đặc biệt quan
trọng phải kể đến thuế. Đây là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Khi NSNN bị
thâm hụt thì tăng thu thuế góp phần quan trọng để bù đắp NSNN.
III, Chi ngân sách nhà nước
Là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhăm đảm bảo thực hiện các chức
năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Việc chi NSNN hợp lý
chính là việc NSNN đang thực hiện được vai trò điều tiết vĩ mô của mình. Việc
chi NSNN nếu không đảm bảo được cân đối thu chi, nhà nước nếu không có sự
cân nhắc, nghiên cứu thận trọng khi chi ngân sách sẽ gây nên tình trạng bội chi
dẫn đến thâm hụt NSNN chính là vấn đề bàn đến trong đề tài này. Để hiểu rõ
hơn về thâm hụt NSNN, nguyên nhân và ảnh hưởng của thâm hụt NSNN,
chúng ta cùng xem xét ở chương II
CHƯƠNG II. THÂM HỤT NGÂN SÁCH
I. Khái niệm thâm hụt nhân sách nhà nước:
Chi tiêu của Chính phủ về hàng hóa và dịch vụ là bộ phận chủ yếu của Chi
ngân sách Nhà nước, cũng như thuế là nguồn thuế chủ yếu của thu ngân sách.
Chính phủ sử dụng ngân sách để lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động tài
khóa của mình.
1. Khái niệm thâm hụt ngân sách:
* Thâm hụt ngân sách là trạng thái của cán cân ngân sách; là khi chi tiêu vượt
quá nguồn thu từ thuế.
Ta ký hiệu: T: Thu ngân sách Nhà nước.
G: Chi tiêu của Chính phủ.
B: Hiệu số giữa thu và chi ngân sách Nhà nước.
B = G – T
Ta sẽ có các trường hợp như sau:
B > 0: Thặng dư ngân sách Nhà nước.
B = 0: Ngân sách Nhà nước cân bằng.
B < 0: Thâm hụt ngân sách Nhà nước.
Tùy vào tình hình kinh tế và các sự kiện khác nhau, thu và chi thực tế có thể
lớn hoặc nhỏ hơn so với dụ kiến. Khi lâm vào tình trạng thâm hụt ngân sách thì
Chính phủ phải đi vay công chúng để trả cho những khoản nợ của mình. Chính
phủ vay nợ thông qua phát hành trái phiếu (đó là hình thức ghi nợ IOU) và cam
kết trả lại tiền tại một thời điểm trong tương lai.
b) Các loại thâm hụt ngân sách:
Các lý thuyết kinh tế học hiện đại cho rằng: Ngân sách Nhà nước không
nhất thiết lúc nào cũng phải thăng bằng. Vấn đề là quản lý thu chi sao cho ngân
sách không bị thâm hụt quá lớn và kéo dài.
Khi nền kinh tế vận động theo chu kỳ thì chính chu kỳ kinh doanh tác động
không nhỏ đến thâm hụt ngân sách Nhà nước. Thường thì thu ngân sách Nhà
nước tăng lên trong thời kỳ nề kinh tế phồn thịnh (giai đoạn mở rộng), và giảm
đi trong thời kỳ suy thoái. Ngược lại, chi ngân sách Nhà nước thì tăng trong
thời kỳ suy thoái và giảm trong thời kỳ phồn thịnh. Chính vì vậy mà thâm hụt
ngân sách Nhà nước càng trầm trọng thời kỳ suy thoái, bất chấp mọi cô gắng
của Chính phủ.
Để hiểu sâu hơn về vấn đề thâm hụt, chúng ta cần phân biệt 3 khái niệm
sau:
• Thâm hụt ngân sách thực tế: là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu
thực tế trong một thời kỳ nhất định.
• Thâm hụt ngân sách cơ cấu: là thâm hụt tính toán trong trường hợp nếu
nền kinh tế đang hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.
• Thâm hụt ngân sách chu kỳ: là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng
của chu kỳ kinh doanh. Thâm hụt chu kỳ bằng hiệu số của thâm hụt
thực tế và thâm hụt cơ cấu.
Trong 3 loại thâm hụt trên, thâm hụt cơ cấu phản ánh kết quả hoạt động chủ
quan của chính sách tài khóa như: định ra thuế suất, các chương trình thanh
toán chuyển nhượng. Vì vậy để đánh giá kết quả của chính sách tài khóa người
ta sử dụng thâm hụt này.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước:
- Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chu kỳ kinh doanh. Khủng
hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để