Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích doanh thu và lợi nhuận của nhà máy xi măng An Giang
PREMIUM
Số trang
61
Kích thước
1020.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1202

Phân tích doanh thu và lợi nhuận của nhà máy xi măng An Giang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP:

PHÂN TÍCH DOANH THU, LỢI NHUẬN

CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN

Th.S BÙI THANH QUANG BÙI THỊ TÂM YÊN

LỚP DH1TC3

AN GIANG 04- 2004

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, dựa trên sự cố gắng rất nhiều của bản thân em,

nhưng không thể thiếu sự hỗ trợ của các thầy cô, các cô chú tại đơn vị thực tập.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn:

- Các thầy cô Trường Đại Học An Giang, đặc biệt là thầy cô khoa Kinh Tế

-Quản Trị Kinh Doanh đã trang bị cho em nền tảng kiến thức vững chắc về kinh tế

và nhiều lĩnh vực liên quan khác.

- Các thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An

Giang, các thầy cô Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền

dạy cho em những kiến thức chuyên sâu về ngành học Tài chính doanh nghiệp,

trong đó nổi bật lĩnh vực phân tích doanh thu, lợi nhuận thực sự hữu ích cho bản

thân.

- Thầy Bùi Thanh Quang đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện và

hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp.

- Ban Giám Hiệu Trường đại học An Giang giới thiệu em đến cơ quan thực

tập và Ban Giám Đốc Nhà máy xi măng An Giang đã đồng ý cho em thực tập tại

nhà máy. Các cô chú, anh chị tại nhà máy, đặc biệt là cô Xuân Hoàng -Trưởng

phòng Kế toán-tài vụ, anh Bằng - Phòng Kế hoạch kinh doanh đã tận tình hướng

dẫn chỉ bảo em trong việc thu thập và phân tích số liệu.

Em xin chân thành cảm ơn và gửi đến thầy cô, các cô chú, anh chị ở nhà

máy những lời chúc tốt đẹp cả trong cuộc sống và trong công tác!

LỜI MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Thực hiện đường lối đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp

sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ

Nghĩa, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể thể hiện ở tốc độ

tăng trưởng GDP hàng năm, từ đó tạo điều kiện để nước ta bước vào thời kỳ mới

công nghiệp hóa - hiện đại hóa, từng bước hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đặt ra cho các doanh nghiệp

nước ta nhiều cơ hội và thách thức. Đó là cơ hội thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, công

nghệ tiên tiến, tiếp thu cách làm việc, kinh doanh, quản lý khoa học của nước

ngoài, có cơ hội đưa sản phẩm của mình đến nhiều nước trên thế giới…Mặt khác,

các doanh nghiệp phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt diễn ra trên phạm vi toàn

cầu. Trong nền kinh tế thị trường, một khi không còn sự bảo hộ của Nhà nước, các

doanh nghiệp nước ta phải tự điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất kinh

doanh một cách có hiệu quả để đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển.

Muốn vậy, các doanh nghiệp phải tạo được doanh thu và có lợi nhuận, đồng thời

phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến và kết quả của quá trình sản

xuất kinh doanh. Bởi vì thách thức lớn nhất hiện nay không chỉ là tăng đầu tư hay

tăng sản lượng mà là tăng cường hiệu quả kinh doanh. Như vậy, thường xuyên

quan tâm phân tích hiệu quả kinh doanh nói chung, doanh thu, lợi nhuận nói riêng

trở thành một nhu cầu thực tế cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.

Trong thời gian học tập ở trường đại học, em được trang bị một nền tảng lý

thuyết về kinh tế, phương pháp phân tích kinh tế. Thời gian thực tập tại Nhà máy

xi măng An Giang, em được tiếp cận với thực tiễn sinh động ở một đơn vị sản

xuất kinh doanh ngành xi măng. Bản thân em có cố gắng nghiên cứu, tìm tòi và

nhận thấy việc phân tích doanh thu, lợi nhuận là một việc làm hết sức quan trọng

cần thiết. Bởi vì, doanh thu, lợi nhuận không chỉ phản ánh kết quả sản xuất kinh

doanh mà còn là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm đánh giá đầy

đủ hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoạt

động. Thông qua việc phân tích này, các nhà quản lý sẽ nắm được thực trạng của

doanh nghiệp, phát hiện những nguyên nhân và sự ảnh hưởng của các nhân tố lên

doanh thu, lợi nhuận. Từ đó, chủ động đề ra những giải pháp thích hợp khắc phục

những mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của các nhân tố ảnh hưởng và huy động

tối đa các nguồn lực nhằm làm tăng doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh

của doanh nghiệp.

Xuất phát từ những vấn đề trên đây, em chọn đề tài:

“PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA NHÀ MÁY XI

MĂNG AN GIANG”

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

- Đánh giá tình hình doanh thu và lợi nhuận đạt được của nhà máy qua 3

năm 2001, 2002, 2003.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động của doanh thu

và lợi nhuận.

- Đề ra một số giải pháp nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận để nâng cao hiệu

quả kinh doanh của nhà máy.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Để phân tích doanh thu và lợi nhuận, em sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp thu thập - thống kê - tổng hợp số liệu: Trong đề tài này đòi

hỏi cần phải có những số liệu trong những năm gần đây, các số liệu được tập hợp,

thu thập từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập, các thông tin trên báo, đài,

internet…Sau đó tiến hành thống kê, tổng hợp lại cho có hệ thống để phân tích.

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên việc

so sánh với một chỉ tiêu cơ sở, qua đó xác định xu hướng biến động của chỉ tiêu

cần phân tích.

Tùy theo mục đích phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế

mà ta có thể sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp như so sánh tuyệt đối, so sánh

tương đối.

- Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp thay thế các nhân tố

theo một trình tự nhất định để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu

phân tích. Các nhân tố này phải có quan hệ với chỉ tiêu phân tích dưới dạng tích số

hoặc thương số.

- Phương pháp liên hệ: Để lượng hóa các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu

kinh tế. Có nhiều cách liên hệ như liên hệ cân đối, liên hệ tuyến tính, liên hệ phi

tuyến…Bài viết này sử dụng phương pháp liên hệ tuyến tính là liên hệ theo một

hướng xác định giữa các chỉ tiêu. Chẳng hạn lợi nhuận có quan hệ cùng chiều với

doanh thu, giá bán… có quan hệ ngược chiều với chi phí.

- Phương pháp chi tiết: Là phương pháp phân tích các chỉ tiêu kinh tế một

cách chi tiết theo các hướng:

+ Chi tiết theo các bộ phận, hay yếu tố cấu thành của chỉ tiêu.

+ Chi tiết theo thời gian.

+ Chi tiết theo địa điểm.

Trong phạm vi bài viết này sử dụng phương pháp chi tiết theo bộ phận hay

yếu tố cấu thành.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đề tài này xin được giới hạn trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh

thông qua các số liệu về kết quả doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận đạt được…của Nhà

máy xi măng An Giang.

Do thời gian thực tập ngắn ngủi và sự hạn chế của người viết, bài viết

không đi sâu vào chi tiết, chỉ đánh giá tình hình doanh thu và lợi nhuận qua số liệu

thu thập được từ các báo cáo tài chính của nhà máy. Không phân tích tất cả các

nhân tố mà chỉ phân tích một số nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình

biến động doanh thu, lợi nhuận của nhà máy. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm

tăng doanh thu, lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Số liệu phân tích được giới hạn trong 3 năm 2001, 2002, 2003.

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU:

1.1.1. Khái niệm, nội dung và vai trò của doanh thu:

1.1.1.1 Khái niệm:

Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

là tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Tiêu thụ sản phẩm là quá

trình doanh nghiệp xuất giao hàng cho bên mua và nhận được tiền bán hàng theo

hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên mua bán. Kết thúc quá trình tiêu thụ doanh

nghiệp có doanh thu bán hàng.

Doanh thu hay còn gọi là thu nhập của doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền

sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp.

1.1.1.2. Nội dung của doanh thu:

Nội dung của doanh thu bao gồm hai bộ phận sau:

- Doanh thu về bán hàng: Là doanh thu về bán sản phẩm hàng hoá thuộc

những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp lao vụ, dịch

vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp.

- Doanh thụ từ tiêu thụ khác, bao gồm:

+ Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại.

+ Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như: thu

về tiền lãi gửi ngân hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu nhập

từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu.

+ Thu nhập bất thường như: thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó

đòi đã chuyển vào thiệt hại.

+ Thu nhập từ các hoạt động khác như: thu về nhượng bán, thanh lý

tài sản cố định; giá trị các vật tư, tài sản thừa trong sản xuất; thu từ bản quyền phát

minh, sáng chế; tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm.

Để tìm hiểu rõ hơn về doanh thu, chúng ta tiếp cận một số khái niệm có liên

quan:

- Doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ: Là doanh thu về bán hàng

và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, các khoản thuế. Các khoản giảm

trừ gồm giảm giá hàng bán, hàng bán bị gửi trả lại, chiết khấu thương mại.

- Doanh thu thuần: Là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

cộng cho các khoản hoàn nhập như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu nợ

khó đòi không phát sinh trong kỳ báo cáo

1.1.1.3 Vai trò của doanh thu:

Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này không

những có ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với

nền kinh tế quốc dân.

Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh thu của

doanh nghiệp. Nó phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất, phản ánh trình độ

tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ có được doanh thu

bán hàng chứng tỏ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm được người tiêu dùng chấp

nhận: rằng sản phẩm đó về mặt khối lượng, giá trị sử dụng, chất lượng và giá cả

đã phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

Doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!