Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích điều kiện tự nhiên phục vụ việc phát triển cây cao su ở huyện gio linh – tỉnh quảng trị. các giải pháp đề xuất.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------
NGÔ THỊ HOÀI
Phân tích điều kiện tự nhiên phục vụ việc phát triển
cây cao su ở huyện Gio Linh – Tỉnh Quảng Trị. Các
giải pháp đề xuất
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM ĐỊA LÝ
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay ở nước ta quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp và nông thôn đã trở thành một mục tiêu quan trọng. Để thực hiện được mục
tiêu này đòi hỏi mỗi vùng cần phải phân tích đánh giá đầy đủ các tiềm năng tự nhiên
để phục vụ cho phát triển nông nghiệp. Đây là một nhiệm vụ quan trọng để trên cơ sở
đó có phương án phát triển nông nghiệp phù hợp với từng địa phương nhằm thúc đẩy
nền kinh tế phát triển, nâng cao đời sống xã hội, tạo ra bộ mặt nông thôn trong thời đại
mới.
Cây cao su là một trong những cây công nghiệp mang lại hiệu quả cao và nhiều
lợi ích thiết thực cả về giá trị kinh tế và sinh thái. Việc trồng cây cao su góp phần
không nhỏ vào việc phủ xanh đất trống đồi trọc, vừa tạo ra sản phẩm để xuất khẩu có
giá trị, tạo nguồn ngoại tệ thúc đẩy ngành kinh tế phát triển và góp phần giải quyết
việc làm, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. Vì vậy việc trồng cây cao su đã
trở nên phổ biến đặc biệt khi trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng được áp dụng
Gio Linh là một huyện nhỏ của tỉnh Quảng Trị, với tổng diện tích đất tự nhiên
là 473km2
. Gio Linh có những đặc điểm khí hậu, địa hình và đất đai thuận lợi cho việc
phát triển cây cao su. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua việc trồng cây cao su vẫn
còn gặp nhiều khó khăn, năng xuất vẫn còn thấp, thêm vào đó là những khó khăn về
mặt tự nhiên như: hạn hán về mùa khô, mùa mưa kéo dài, tình hình sâu hại… dẫn đến
kết quả đạt chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng. Vì vậy để phát huy
hơn nữa hiệu quả kinh tế cũng như giúp các hộ nông dân trong huyện có những hướng
đúng đắn phát triển loại cây trồng này thì việc phân tích các điều kiện tự nhiên ở
huyện chính là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu để trên cơ sở đó đưa ra các giải
pháp nhằm phát triển cây cao su ở huyện đạt hiệu quả cao hơn.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế đó ở địa phương và mong muốn góp phần
vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện nên em chọn đề tài: “Phân tích điều kiện tự
nhiên phục vụ việc phát triển cây cao su ở huyện Gio Linh – Tỉnh Quảng Trị. Các
giải pháp đề xuất” để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2
2.Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là phân tích các điều kiện tự nhiên để phục
vụ cho sự phát triển cây cao su ở huyện Gio Linh từ đó phân tích đánh giá mức độ
thích nghi của cây cao su
- Đề ra các giải pháp đúng đắn nhằm phát triển cây cao su trên địa bàn của
huyện mang lại hiệu quả kinh tế cao đảm bảo tính bền vững về mặt xã hội và môi
trường.
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu trên thì nhiệm vụ của đề tài là phải:
- Nghiên cứu các đặc điểm sinh thái của cây cao su và điều kiện tự nhiên của
huyện Gio Linh
- Khảo sát thực tế, đánh giá, tổng hợp tài liệu và xác định được tình hình phát
triển và phân bố cây cao su trên địa bàn huyện
- Thu thập các tài liệu. số liệu về khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình và nguồn nước
ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cao su huyện Gio Linh .
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Việc phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Trị nói chung và
huyện Gio Linh nói riêng để phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới mang giá trị
kinh tế cao trong đó có cây cao su là vấn đề được các cơ quan ban ngành, các chuyên
gia về lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh, huyện quan tâm từ rất lâu
Trong những năm gần đây, đã có một số công trình tổng thể nghiên cứu các
điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp trong đó có vấn đề phát triển cây cao su
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và trên địa bàn huyện Gio Linh như:
- “Tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố cây cao su Quảng Trị từ năm 2000-
2005, định hướng đến năm 2015” Nguyến Thị Lâm - Trường ĐHSP Đà Nẵng
- “Tìm hiểu tình hình khai thác và xuất khẩu mủ cao su tại tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2005-2009. Định hướng phát triển đến năm 2010” Võ Thị Diệu Thu - Trường
ĐHSP Đà Nẵng
- “Thực trạng và giải pháp phát triển cây công nghiệp dài ngày ở huyện Gio
Linh – Tỉnh Quảng Trị” Nguyễn Thị Hạnh - Trường ĐHSP Huế
3
Tuy nhiên những nghiên cứu trên chỉ đề cập ở mức khái quát, hiện chưa có một
đề tài nào về phân tích, đánh giá chi tiết mức độ thích nghi của cây cao su đối với điều
kiện tự nhiên của một huyện như ở huyện Gio Linh.
4. Giới hạn của đề tài
- Giới hạn lãnh thổ
Đề tài này được thực hiện trên toàn huyện Gio Linh gồm 19 xã và 2 thị trấn với
tổng diện tích tự nhiên là 473km2
- Giới hạn nội dung: Các điều kiện tự nhiên được phân tích trong đề tài này bao gồm:
+ Điều kiện thổ nhưỡng
+ Điều kiện địa hình
+ Điều kiện khí hậu
+ Điều kiện nguồn nước
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Các quan điểm nghiên cứu
5.1.1.Quan điểm tổng hợp
Quan điểm này được vận dụng nhằm mục đích đi sâu phân tích các điều kiện tự
nhiên từ đó đi đến đánh giá được một cách tổng thể tự nhiên của một vùng, một lãnh
thổ cùng với các mối quan hệ tương tác giữa chúng. Do đó khi nghiên cứu địa lí tự
nhiên của một huyện cần phải xét đến tính tổng thể của nó trong một thể thống nhất
hoàn chỉnh. Ngoài ra tính tổng hợp còn thể hiện ở việc phân tích các điều kiện tự nhiên
như thổ nhưỡng, địa hình và khí hậu, nguồn nước đối với sự thích nghi của cây cao su
ở huyện
5.1.2. Quan điểm hệ thống
Theo quan điểm này thì địa lí một huyện bao gồm cả về tự nhiên, kinh tế - xã
hội là một hệ thống. Đặc trưng của hệ thống là bao gồm nhiều yếu tố, nhiều thành
phần và các thành phần này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy khi nghiên cứu, phân
tích đặc điểm tự nhiên của một lãnh thổ cần đặt nó trong một hệ thống thống nhất.
Trong đề tài này khi phân tích cần đặt các điều kiện tự nhiên của huyện Gio Linh trên
nền chung của các điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Trị để có thể thấy được mối quan
hệ của nó đối với các đối tượng khác.
4
5.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Nghiên cứu lãnh thổ là đặc trưng của địa lí học, do đó khi nghiên cứu một vấn
đề phải xác định được phạm vi, giới hạn và sự liên kết của nó trong không gian với các
địa bàn khác. Các điều kiện tự nhiên là không đồng nhất trên toàn lãnh thổ, mà có sự
phân hóa theo không gian. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này chúng ta cần sử dụng quan
điểm lãnh thổ - vùng để thể hiện sự phân hóa của các yếu tố đó
5.1.4. Quan điểm sinh thái
Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu địa lí và ứng dụng ngày
càng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên, đặc biệt là giữa con người với
việc sử dụng, khai thác và tái tạo hệ địa lí tự nhiên. Việc phân tích các điều kiện tự
nhiên trên địa bàn huyện nhằm mục đích đề xuất phương hướng sử dụng hợp lí và lâu
dài cho nông nghiệp, để phát triển cây cao su, cần phải tính đến tác động của nó đến
toàn bộ hệ sinh thái của huyện
5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Mỗi thành phần tự nhiên hay kinh tế - xã hội đều có quá trình hình thành phát
sinh và phát triển. Nhưng để đánh giá các vấn đề một cách khách quan ta phải đặt nó
trên quan điểm phát triển bền vững. Phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển
kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được
điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội phải đảm bảo các mục tiêu phát triển
hài hòa giữa lợi ích kinh tế xã hội và môi trường,
6.1. Các phương pháp nghiên cứu
6.1.1. Phương pháp thu thập, xử lí, phân tích, tổng hợp tài liệu
Đây là một phương pháp rất quan trọng được áp dụng trong quá trình nghiên
cứu. Cần phải tiến hành thu thập tài liệu, số liệu từ các cơ quan ban ngành có liên
quan. Để thực hiện đề tài này cần thu thập số liệu có sẳn ở Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Trung tâm khí tượng thủy văn Đông Hà, Phòng nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Gio Linh và các cơ quan ban ngành khác. Tài liêu thu thập dưới
dạng văn bản, số liệu quan trắc, đo đạc, tính toán…Các tài liệu sau khi đã thu thập cần
phải xử lí tài liệu, phân tích, so sánh, tổng hợp chúng một cách thống nhất. Với nguồn
tài liệu thu thập được sẽ là cơ sở để tiến hành phương pháp nghiên cứu trong phòng.
6.1.2. Phương pháp bản đồ
5
Đây là phương pháp truyền thống của các nhà địa lí khi nghiên cứu một đơn vị
lãnh thổ. Từ các bảng số liệu đã thu thập được, tiến hành phân tích, xử lí số liệu, thành
lập các bản đồ, để xác định sự phân bố và tình hình phát triển cây cao su trong không
gian và thời gian. Với đề tài này có thể sử dụng các loại bản đồ như : bản đồ hành
chính huyện Gio Linh, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ địa hình, bản đồ thủy văn, bản đồ
phân bố cây cao su…Phương pháp này giúp trực quan hóa các thông tin, số liệu về địa
hình, khí hậu, đất đai, phạm vi và phân bố các đối tượng nghiên cứu.
6.1.3. Phương pháp thực địa
Phương pháp này rất quan trọng trong nghiên cứu địa lí. Đi thực địa nhằm tìm
hiểu một số điểm trên thực địa để bổ sung thêm một số tư liệu còn thiếu. Đồng thời
nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu tại một số điểm mang tính chìa khóa. Hơn nữa
thực địa nhằm cung cấp những tư liệu ảnh quan trọng về đối tượng nghiên cứu. Tiến
hành thăm quan, khảo sát thực tế để tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của huyện, thăm quan
các nông trường trồng cao su ở địa phương để thu thập thông tin, hình ảnh, số liệu…
cần thiết cho đề tài . Đồng thời qua thực tế em có thể phân tích, đánh giá đúng với hiện
thực hơn.
6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Đặc điểm sinh học của cây cao su
1.1.1. Nguồn gốc cây cao su
Cây cao su thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae) mọc hoang dại chủ yếu ở Parana
của Braxin và một phần của Bolivia và Pêru. Cây cao su cũng được thấy ở phía Bắc
sông Amazon về phía Tây Nam của Manaus cũng như cực nam của Columbia vùng
phía Nam của sông Amazon trải rộng đến vùng Acre. Matto Grosso.
Ở Việt Nam cây cao su (Hevea brasiliensis) du nhập vào đầu năm 1878. Sự
phát triển cây cao su ở Việt Nam qua nhiều giai đoạn :
Từ năm 1900 – 1920 cây cao su được nhân trồng tại Việt Nam với tính chất thử
nghiệm và được trồng tại Công ty Nông Nghiệp Suzananh
Từ năm 1920 – 1945 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ cây cao su ở Việt Nam, địa
bàn phát triển là vùng đất đỏ tại vùng Đông Nam Bộ và vùng đất xám tỉnh Sông Bé
nay là tỉnh Bình Dương, Bình Phước
Từ năm 1945 – 1960 thời kỳ đình trệ và khôi phục. Trong nửa đầu giai đoạn
này, vào khoảng 1945 - 1954 diện tích cao su không phát triển được do chiến tranh,
thực dân Pháp dần chuyển sang Campuchia, Indonesia, Châu Phi nên diện tích cao su
ngừng phát triển và thu hẹp lại
Từ năm 1961 – 1975 là thời kỳ tiếp tục khủng hoảng do ảnh hưởng của cuộc
đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam, do đó Pháp thu hẹp diện tích cao su ở
Việt Nam
Từ năm 1975 – 1995, sau khi tiếp quản cây cao su (năm 1975) nhận thức được
tầm quan trọng của cây cao su nên Nhà nước đã triển khai chương trình khôi phục và
phát triển cao su thành ngành kinh tế quan trọng, (Nguyễn Thị Huệ, 1997)
Đến nay có 20 giống do Viện Nghiên cứu Cao Su Việt Nam lai tạo và 11 giống
nhập nội được Bộ nông nghiệp và phát triển Nông thôn công nhận cho sản xuất diện
rộng hoặc khu vực hóa.
1.1.2. Đặc điểm thực vật và đặc tính sinh học của cây cao su
* Hình dạng thân
Cây Cao su xuất xứ là cây rừng hoang dại, thân cao trên 30m, vanh thân có thể
đạt tới 5m, tán lá rộng và có thể sống trên 100 năm. Đây là cây cao nhất trong giống
cây cho mủ, cây cao su trưởng thành cao khoảng 20 – 25m, cây có thể cao đến 40m,