Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

phân tích để làm rõ các yếu tố chi phối pháp luật thuế ở nước ta hiện nay , ý kiến pháp lý của nhóm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuế là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử .Lịch sử xã hội loài
người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn liền với sự
phát triển của nhà nước. Ở Việt Nam, cùng với quá trình phát triển của đời sống
kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật thuế được hình thành và ngày càng phát triển.
Pháp luật thuế có hệ thống quy phạm phức tạp, chi tiết, thường xuyên được sửa
đổi thay thế bổ sung để đáp ứng nhu cầu của nhà nước và phù hợp với đời sống
kinh tế - xã hội. Để hiểu rõ hơn về pháp luật thuế ở Việt Nam nhóm chúng em
xin được trình bày đề tài “ Phân tích để làm rõ các yếu tố chi phối pháp luật
thuế ở nước ta hiện nay , ý kiến pháp lý của nhóm về sự thể hiện các yếu tố
chi phối này trong hệ thống pháp luật thuế .”
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Lý luận chung về thuế, pháp luật thuế
1. Khái niệm thuế
Thuế là một phạm trù kinh tế, pháp lý mang tính lịch sử, sự xuất hiện tồn tại
và phát triển của thuế luôn luôn gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước.
Ở Việt Nam thuế bắt đầu xuất hiện từ đầu thời kì phong kiến. Xã hội ngày càng
phát triển, đòi hỏi bộ máy quyền lực Nhà nước phải hoàn thiện dẫn tới việc gia
tăng các khoản chi tiêu cho bộ máy đó, đồng thời sự phát triển về kinh tế - xã hội
đã làm nảy sinh nhiều quan hệ phức tạp hơn. Tất cả những lý do đó mà các thứ
thuế khác nhau lần lượt ra đời với những sắc thái rất đa dạng, nguồn thu của thuế
tồn tại dưới nhiều hình thức, mỗi một loại thuế có vai trò và mục đích khác nhau
với phạm vi, đối tượng nộp thuế và cách tính thuế khác nhau. Như vậy, thuế là
hiện tượng tất yếu, xuất hiện và tồn tại cùng với hiện tượng kinh tế xã hội khác. Sự
xuất hiện và phát triển của thuế gắn với mỗi giai đoạn, lợi ích mà nhà nước sử
dụng nó làm cộng cụ điều tiết nguồn thu của nền kinh tế xã hội ấy.
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa về thuế như vậy nhưng chúng ta có thể
thấy: “Thuế là một khoản thu mang tính chất bắt buộc từ các tổ chức, cá nhân
phải nộp cho nhà nước khi đủ những điều kiện nhất định”.
Với cách nhìn nhận khách quan về thuế như vậy, có thể thấy thuế là một
loại quan hệ phân phối gắn với nhà nước, loại quan hệ giữa nhà nước với người