Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích cơ hội tham gia chương trình REDD cho người dân vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng huyện Võ Nhai, Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Vi Thùy Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 79 - 84
79
PHÂN TÍCH CƠ HỘI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH REDD CHO NGƯỜI DÂN
VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA - PHƯỢNG HOÀNG
HUYỆN VÕ NHAI, THÁI NGUYÊN
Vi Thùy Linh*
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
REDD- Reducing Emission from Deforestation and Forest Degradation là giải pháp tích cực giảm
tình trạng mất rừng và suy thoái rừng cho các nước đang phát triển. REDD được xem là chiến lược
chống biến đổi khí hậu quan trọng và hiệu quả trong bối cảnh hiện nay. Tình trạng suy thoái rừng
tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng đã và đang diễn ra một cách nghiêm trọng.
Giải quyết vấn đề này như thế nào? Khu vực nghiên cứu có những điều kiện để tham gia REDD
không? Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực nghiên cứu đáp ứng khá tốt các tiêu chí và có thể là
địa bàn thực thi REDD.
Từ khóa: REDD, Thần Sa - Phượng Hoàng, Võ Nhai, chi trả dịch vụ, môi trường, rừng.
MỞ ĐẦU
*
Rừng có vai rất quan trọng đối với sự sống
trên hành tinh của chúng ta. Hiện nay, nguồn
tài nguyên này đang bị suy giảm mạnh, là
nguyên nhân quan trọng làm thay đổi khí hậu
toàn cầu.
REDD là sáng kiến được coi như giải pháp
thiết thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn
cầu. Báo cáo của Hội đồng liên chính phủ về
Biến đổi khí hậu (IPCC) đã chỉ ra rằng phá
rừng gây ra 18-20% lượng khí thải nhà kính
trên toàn thế giới. Con số này lớn hơn tổng số
các bon thải ra từ giao thông toàn thế giới [3],
[6]. Vì thế, sáng kiến REDD được hình thành
từ ý tưởng giản đơn ban đầu là trả tiền cho
các nước đang phát triển để làm giảm phát
thải khí CO2 từ nghề rừng. Việt Nam là một
trong những quốc gia trên thế giới được
Chương trình REDD của Liên hợp quốc (UNREDD) lựa chọn và hỗ trợ xây dựng và thực
hiện thí điểm chiến lược quốc gia về REDD
từ năm 2009 nhằm thử nghiệm và thể chế hóa
REDD.
KBT thiên nhiên Thần Sa thuộc phạm vi hành
chính huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Khu
bảo tồn có nhiều hệ sinh thái điển hình của
vùng núi đá, có tính đa dạng sinh học cao với
nhiều nguồn gen động- thực vật quý hiếm
* ĐT: 0914400428; Email: [email protected]
mang giá trị to lớn trong duy trì cân bằng sinh
thái [1]. Những năm gần đây tình trạng suy
thoái và mất rừng do khai thác quá mức đã và
đang diễn ra hết sức nghiêm trọng tại khu bảo
tồn. Nếu như người dân tại vùng đệm Khu
bảo tồn Thần Sa - Phượng Hoàng có một sinh
kế ổn định, áp lực tới tài nguyên rừng nơi đây
sẽ được giảm nhẹ. Trong bối cảnh hiện tại,
việc tham gia vào chương trình chi trả môi
trường đặc biệt là REDD có thể là một giải
pháp tốt nhằm phát triển bền vững khu vực
nghiên cứu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện nội dung nghiên cứu tác giả sử
dụng các phương pháp: Tham khảo ý kiến
chuyên gia, tổng hợp nghiên cứu những tài
liệu liên quan. Đặc biệt đề tài sử dụng một
số công cụ PRA: Đi lát cắt, sơ đồ tài
nguyên, sơ đồ Venn, điều tra phỏng vấn
trực tiếp các hộ gia đình tiêu biểu trong khu
vực nghiên cứu, tham vấn ý kiến của các
bên liên quan ở địa phương.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tiêu chí chung khi lựa chọn địa bàn tham
gia REDD tại Việt Nam
Việt Nam là một điểm nghiên cứu thú vị cho
REDD vì một số lý do: Một là, độ che phủ
rừng của Việt Nam đang tăng lên nhưng chất
lượng rừng lại giảm. Hai là, khác với một số
nước, ở Việt Nam, REDD được xem như là