Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phan tich chuong iii tac pham so phan con nguoi cua m solokhop
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Phân tích chương III tác phẩm Số phận con người của M.Sôlôkhốp
Bài làm
Mikhail Sôlôkhốp là nhà văn Liên Xô (cũ) kiệt xuất. Sinh trưởng trong một gia
đình nông dân nên Sôlôkhốp chỉ được học hết tiểu học ở trường làng và vài ba
năm trung học ở Matxcơva rồi ông lại trở về quê. Song môi trường gia đình là
cái nôi văn học đã tạo cho tâm hồn tác giả tình yêu văn học, lòng yêu nước từ
thuở ấu thơ. Ông đã tham gia các cuộc tiễu phỉ từ những năm 13, 14 tuổi. Vừa cầm súng chiến đấu, Sôlôkhốp vừa hoạt động: đóng kịch, viết truyện kí. Rồi ông lên thủ đô làm đủ mọi nghề để kiếm sống nhằm mục đích mở rộng
kiến thức để thực hiện "giấc mơ viết văn". Đời Sôlôkhốp cũng có những nét tương tự như Macxim Gorki. Sự trưởng thành
của nhà văn không phải là qua trường đại học chính quy mà là trường đại học
đường đời. Nhưng Sôlôkhốp lại trở về vùng sông Đông. Thiếu hơi ấm quê hương, tác giả
không thể sáng tác được, ở đây, ông bắt tay viết Sông Đông êm đềm. Vào các
năm 1927, 1928, các tác phẩm của Sôlôkhốp được xuất bản ở Matxcơva. Ngay
từ các tác phẩm đầu tay, ông đã được độc giả và các nhà văn tên tuổi đương
thời đánh giá cao. Nhưng để có các tác phẩm đó, ông đã phải tự học bền bỉ, lao
động nghiêm túc. Có những bộ tiểu thuyết, ông phải viết đến trên 30 năm (Đất
vã hoang 1932 - 1959). Tài năng và ý chí làm việc không mệt mỏi là những nét
nổi bật, nhân cách cao quý của tác giả. Truyện này gồm ba chương, kể lại cuộc đời của nhân vật Xôcôlôp, một con
người mà cuộc đời đã đi qua trần ai, nếm trải đủ điều đau đớn. Phần trích giảng
trong sách giáo khoa là chương III. Chương này miêu tả quãng cuối cuộc đời
Xôcôlôp. Vợ và hai con gái anh bị máy bay phát xít ném bom giết chết. Anh còn hy vọng
gặp lại đứa con trai. Nhưng ngay trong ngày chiến thắng thì con anh tử trận. Anh được gọi đến để nhìn mặt lần cuối. Hạnh phúc gia đình tan nát. Nỗi thất
vọng đè nặng lên anh, "trong người tôi như có cái gì đó vỡ tung ra". Đau đớn đến cực độ, nhưng vốn là con người có nghị lực, Xôcôlôp không thể
buông tay. Nhưng bây giờ về đâu? Sinh sống ra sao? Cuối cùng anh về ở với một người
bạn cũ. Bạn anh làm lái xe, anh làm phụ với bạn để kiếm sống. Quá đau buồn, nên sau mỗi ngày, anh uống ly rượu cho khuây khỏa. Và tình cờ, anh đã thấy ở
cái quán quen thuộc một chú bé đói rách thảm hại. Tự nhiên, anh thấy quí thằng bé và thương nó với một tình thương đặc biệt. Sau khi biết bố mẹ nó đã chết, nó sống bơ vơ, anh hồn nhiên nhận nó là con. Sao anh lại quyết định vậy? Phải chăng nỗi khát khao có đứa con, nhưng quan
trọng hơn là tấm lòng thương trẻ của anh, trách nhiệm làm người của anh. "Không thể để cho mình và nó chìm nghỉm riêng rẽ được". Hai con người bất
hạnh này phải nương tựa vào nhau mà sống, mà chống đỡ với mọi bất hạnh
trên cuộc đời này. Có thể coi quyết định đó là đột ngột không? Ở một góc độ nào đó ta thấy đột
ngột, những thực ra việc "nhận con" là diễn biến tự nhiên của tình thương trẻ, noi cô đơn, niềm khao khát có một đứa con cho đời đỡ vô nghĩa...