Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phan tich cam hung tu cai chet bi tham cua lor ca trong bai tho dan ghi ta cua lor ca
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
204.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
918

Phan tich cam hung tu cai chet bi tham cua lor ca trong bai tho dan ghi ta cua lor ca

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188

Đề bài: Phân tích cảm hứng từ cái chết bi thảm của Lor-ca trong bài thơ

Đàn Ghi ta của Lor-ca Ngữ văn 12

Bài làm

Thanh Thảo - một cây bút tiên phong trên con đường hiện đại hóa thơ Việt

Nam theo hướng tượng trưng, siêu thực. Thơ Thanh Thảo chú trọng khai thác

cái tôi nội cảm với nhiều ngôn từ mới mẻ và hình ảnh gợi liên tưởng đa chiều. "Đàn ghita của Lorca" - một trong những tác phẩm tiêu biểu của Thanh Thảo. Bài thơ thể hiện sự đau xót của Thanh Thảo trước cái chết bi thảm của Lor-ca. Sức sống mãnh liệt của tiếng đàn Lorca và cách từ giã cuộc sống của Lor-ca

được Thanh Thảo bộc lộ đầy xúc cảm. "không ai chôn cất tiếng đàn

... long lanh nơi đáy giếng" Câu thơ 'không ai chôn cất tiếng đàn" lấy ý từ câu thơ được coi là di chúc của

Lor-ca "khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn". Lời di chúc này không chỉ thể

hiện tình yêu nghệ thuật say đắm, yêu đất nước thiết tha mà còn thể hiện nhân

cách cao đẹp của nhà nghệ sĩ thiên tài Lorca. Với Lorca, đạo đức của người

nghệ sĩ phải biết lùi vào quá khứ để thế hệ sau được tự do sáng tạo cái mới. Ông hiểu nghệ thuật của mình một ngày sẽ ngăn cản hành trình sáng tạo của

những người đến sau. Bởi thế, ông muốn những người tiếp nối phải biết chôn

cất tiếng đàn của ông để đi tới. . Nhưng điều đau buồn là người ta không hiểu

thông điệp tư tưởng của ông đã cất giấu trong lời di chúc. "không ai chôn cất tiếng đàn" tức là không ai dũng cảm vượt qua cái cũ, thần

tượng cũ để làm nên cái mới. Ý thơ thể hiện sự đồng cảm và nỗi xót thương

của Thanh Thảo và cái chết của một thiên tài, nỗi xót xa, tiếc nuối hành trình

cách tân dang dở của Lor-ca nói riêng và nền nghệ thuật Tây Ban Nha nói

chung. Câu thơ "tiếng đàn như cỏ mọc hoang" có nhiều ẩn ý. Trước hết , nhà

cách tân Lorca đã chết, nghệ thuật thiếu vắng người dẫn đường nên tràn lan

như cỏ mọc hoang. Cách so sánh của Thanh Thảo giản dị nhưng chứa đựng

trong đó bao nỗi niềm oan trái của người đã khuất. Cũng có thể hiểu hình ảnh

"cỏ mọc hoang" thể hiện sức sống mãnh liệt không gì hủy hoại được của cái

đẹp, nghệ thuật. Đàn ghita của Lor-ca sử dụng nhiều câu thơ, hình ảnh thơ khó

hiểu bởi chúng được viết theo lối tượng trưng. Hình ảnh "giọt nước mắt vầng

trăng" "long lanh trong đáy giếng" là trường hợp như vậy. "giọt nước mắt" và

"vầng trăng" là hai hình ảnh cụ thể trên một dòng thơ. Nhưng chúng có quan hệ

với nhau như thế nào? Thật khó xác định. Ta phải đọc tiếp câu "long lanh trong

đáy giếng" mới hiểu được ý nhà thơ muốn nói. Hai hình ảnh "giọt nước mắt" và "vầng trăng" được soi chiếu "trong đáy giếng". Nó gợi đến cái chết, số phận

nghiệt ngã của Lor-ca. Và ta có thể hiểu rằng: vầng trăng nơi đáy giếng như

giọt nước mắt khổng lồ, giọt nước mắt sáng trong như vầng trăng bất hủ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!