Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích cái ngông của nhà thơ Tản Đà trong bài thơ Hầu Trời
MIỄN PHÍ
Số trang
36
Kích thước
580.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1404

Phân tích cái ngông của nhà thơ Tản Đà trong bài thơ Hầu Trời

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188

Đề bài: Phân tích cái ngông của nhà thơ Tản Đà trong bài thơ Hầu Trời

Ngữ văn 11

Dàn ý chi tiết

1. Mở Bài - Giới thiệu sơ lược về tác giả và phong cách thơ văn. - Hầu trời là một trong những bài thơ hay nhất của Tản Đà mà ở đó người ta

thấy rõ được cái chất thơ của người thi sĩ, mà nổi bật nhất làm nên giá trị đặc

sắc của bài thơ là một cái "ngông" rất Tản Đà. 2. Thân Bài

a. Nền tảng của cái "ngông" trong Hầu trời: - Giấc mơ được lên hầu trời, đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe. - Nỗi cô đơn trước cuộc đời, khao khát được thể hiện, được thấu hiểu nhưng

khổ nỗi "Hạ giới văn chương rẻ như bèo", nên đành lòng ông phải tìm kiếm

chốn cực lạc trong mơ cho thỏa nỗi lòng của thi sĩ. b. Tản Đà "ngông" trong lúc đọc thơ cho chư tiên cùng Trời nghe: - Phong thái ung dung, thích chí và vô cùng tự tin, ông đọc những vần thơ của

mình một cách say sưa, mê đắm, đọc như chưa từng được đọc bao giờ "Đọc hết

văn vần sang văn xuôi/Hết văn thuyết lí lại văn chơi"

- Thi sĩ tự nâng cao giá trị và tầm vóc bản thân ngang bằng với việc được nhà

trời săn sóc, châm trà cho "nhấp giọng" để lấy tinh thần đọc thơ. - Tự khen thứ văn chương của mình bằng những lời mà đôi lúc tôi nghĩ là có

phần hơi tự phụ, kiêu căng một chút "Văn dài hơi tốt ran cung mây", đắc chí vì

thần tiên cũng phải tấm tắc khen "Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay". => Xóa nhòa đi sự cách biệt thân phận của thần tiên và người phàm, giờ đây họ

chỉ đang đứng trên bình diện thi nhân và người yêu thơ, chan hòa và gần gũi. - Tản Đà còn mạnh dạn liệt kê hết những vốn liếng văn chương mà mình có

được, vô cùng tâm đắc với thành tựu của mình chỉ muốn sao để người ta phải

công nhận và thán phục.

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188

- Tự tin, vui vẻ khoe rằng "Nhờ Trời văn con còn bán được", ngầm chứng minh

rằng thơ văn của ông có sức hút mạnh mẽ vô cùng, bởi trong thời cuộc rối ren

mà người ta vẫn muốn đọc sáng tác của Tản Đà. c. Cái "ngông" trong khi trò chuyện cùng Trời: - Lối nói của ông không hề có sự e dè sợ hãi, mà thay vào đó là phong thái tự

tin, thành thực, xen lẫn chút hóm hỉnh, vui tươi vô cùng thoải mái. - Xem chư tiên và Trời là những người bạn tâm giao, kể lể về cuộc sống nghèo

khó, khiến những nhà trí thức phải nhiều phen khốn đốn. - Cho mình vốn là một trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội "ngông", rồi lại

được Trời giải thích rằng sai Tản Đà xuống làm việc "thiên lương". - Vinh hạnh được thiên đình ưu ái cho xe Khiên Ngưu đưa tiễn, chúng tiên thì

lũ lượt tiễn đưa. - Cách dùng từ, hành văn hóm hỉnh, phóng khoáng, bay bổng cũng góp phần

làm cho cái "ngông" của Tản Đà nổi bật hơn

3. Kết Bài - Tổng kết giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm hoặc nêu cảm nghĩ cá nhân. Bài làm 1

Tản Đà là một trong những thi sĩ đi đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. ông là

người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một cái tôi. Bằng bản lĩnh của mình, Tản Đà mang đến một luồng sinh khí mới cho nền văn

học Việt Nam. Thi sĩ trực tiếp thể hiện cái tôi bản ngã của mình một cách hết

sức độc đáo và mới mẻ. Và "Hầu Trời” là một trong những bài thơ kết tinh

những nét riêng độc đáo đó. Như Hoài Thanh đã nói "Tiên sinh là người của hai thế kỉ”, Tản Đà là người đã

đặt được dấu gạch nối giữa văn học truyền thống và văn học hiện đại, là người "dạo bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đương sắp sửa” (Hoài

Thanh). Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, ông sống khoáng đạt và đã đeo

"túi thơ” đi khắp cuộc đời mình. Là một cây bút tiêu biểu của văn học Việt

Nam giai đoạn giao thời, ông để lại khá nhiều tác phẩm cho đời. Trong đó đáng

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188

kể là "Hầu Trời” được trích trong tập Còn chơi (1921). Bài thơ đã thể hiện rõ

cái tôi cá nhân của Tản Đà thông qua sự việc lên thiên đình đọc thơ. Trong sáng tác văn học, không phải ai cũng thể hiện được cái tôi của mình trên

trang viết. Cái tôi gắn liền với cá tính sáng tạo của một người cầm bút. Điều đó

đòi hỏi người viết phải thể hiện được cái riêng có giá trị thẩm mĩ cao, có khả

năng đóng góp tích cực cho nền văn học chung. Tản Đà-nhắc đến thi nhân là nhắc đến "xê dịch, ngông và đa tình”. Ba yếu tố

đủ để làm nên một cái tôi riêng trong làng thơ Việt Nam. Nhưng có lẽ, cái tôi

độc đáo của nhà thơ đã thể hiện trong "Hầu Trời” là một cái tôi ngông rất lạ. "Ngông” không phải chỉ định một kiểu ứng xử xã hội và nghệ thuật khác. Cái

ngông ở đây được nói đến là ngông dựa trên khả năng mình có, nghĩa là chỉ

những người tài năng, tự tin bởi cái tài của mình, tự tin để khẳng định nó với

đời mới là cái ngông được người đời chấp nhận. Người ngông tạo cho mình

những phong cách riêng, khác người nhưng để lại những ấn tượng sâu đậm. Chất ngông thương được thể hiện bởi các nhà văn, nhà thơ có ý thức cao độ về

cái tài và cái tình. Với cái tài đó, họ mang ra phục vụ cho đời nhưng cũng là để

"đóng dấu” hình ảnh của mình với thời gian. Họ có thể ngông bởi họ có tài, họ

có cái để hãnh diện, để thách thức với cuộc đời, với người đời và cũng bởi

trong cuộc sống, mỗi con người họ đã là một tính cách riêng, một sự phá cách

không thể trộn lẫn với một người nào khác. Và cái ngông ấy trong "Hầu Trời” đã tạo ra cho nhà thơ một cái tôi độc đáo. Nhà thơ ý thức sâu sắc về tài năng của mình. Vì vậy tiếng ngâm thơ "vang cả

sông Ngân Hà” khiến Trời mất ngủ là ở chỗ ấy. "Đêm qua chẳng biết có hay không

Chẳng phải thảng thốt không mơ mòng

Thật hồn! Thật phách! Thật than thể

Thật được lên tiên sướng lạ lùng!”. Cái duyên được lên hầu Trời gắn liền với câu chuyện văn thơ, gắn liền với

những phút cảm hứng của nhà thơ. Chuyện tưởng tượng nhưng như thật, có lẽ

cái tôi độc đáo của Tản Đà là ở chỗ vào đề tự nhiên, hấp dẫn nhưng có duyên. Để thế gian thấy tài năng của nhà thơ đã khó vậy mà ngay đến Trời còn say mê, chư tiên yêu thích thì thật lạ lùng. Vậy mới thấy được cái ngông của nhà thơ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!