Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xi măng bỉm sơn
MIỄN PHÍ
Số trang
31
Kích thước
2.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1301

phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xi măng bỉm sơn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

z

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh



TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

***

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

ĐỀ TÀI: Phân tích báo cáo tài chính công ty

cổ phần xi măng Bỉm Sơn

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Việt Ngọc

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thế Anh

Lớp : Đ5-QTKD 2

Năm 2013

1

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

LỜI MỞ ĐẦU

Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn - Đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới.

Xi măng Bỉm Sơn - nhãn hiệu Con Voi đã trở thành niềm tin của người sử dụng-Sự bền

vững của những công trình. Sản phẩm được tiêu thụ tại hơn 10 tỉnh thành trong cả nước.

Trải qua hơn 26 năm xây dựng và phát triển, công ty XM Bỉm Sơn đã sản xuất và tiêu thụ

hơn 27 triệu tấn sản phẩm. Công ty đã được nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao

quý như Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, huân chương Độc Lập hạng 3. Công ty đã

được cấp chứng chỉ ISO 9000-2001 cho hệ thống quản lý chất lượng. Sản phẩm của Công

ty từ 1992 đến nay liên túc được người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng

cao

Lịch sử hình thành và phát triển : Công ty Xi măng Bỉm Sơn

- Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được thành lập ngày 4-3-1980.

- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu xi măng, Clinker.

- Ngày 12-8-1993 Bộ xây dựng ra quyết định thành lập Công ty xi măng Bỉm Sơn

- Năm 2003 Công ty hòan thành dự án cải tạo hiện đại hoá dây chuyền số 2 chuyển đổi

công nghệ từ ướt sang khô, nâng công suất nhà máy lên 1,8 triệu tấn sản phẩm/.năm

- Từ năm 2004 đến nay Công ty đang thực hiện tiếp dự án xâydựng nhà máy xi măng mới

công suất 2 triệu tấn sản phẩm/năm [Giới thiệu dự án]

- Ngày 01/05/2006 chuyển đổi thành Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.

1. Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN

+ Tên gọi tắt : Công ty xi măng Bỉm Sơn.

+ Tên giao dịch Quốc tế : BIMSON JOINT STOCK COMPANY.

+ Tên viết tắt : BCC.

+ Trụ sở Công ty: Phường Ba Đình-Thị xã Bỉm Sơn-tỉnh Thanh Hóa.

+ Tel/Fax : 037.824.242/037.824.046

2. Ngành nghề kinh doanh:

- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xi măng, clinker

- Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác.

3. Vốn điều lệ : 956.613.970.000 đồng Việt Nam.

4. Người đại diện theo pháp luật của Công ty.

· Chức danh : Giám đốc công ty.

· Họ và tên : Bùi Hồng Minh.

2

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

1.1. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

Cấu trúc tài chính thường phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối

quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn, bởi vì cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng

vốn, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn và chính sách huy động vốn,

còn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của

công ty. Qua đó giúp các nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh vốn

đảm bảo công ty có một cấu trúc tài chính hợp lý, hiệu quả.

1.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản

Phân tích dựa trên bảng 1.1:

Tổng số tài sản của công ty năm 2012 là 5,727,615,208,594 đồng bằng 100.22%

của năm 2010 (cao hơn 12,468,507,342 đồng) và chỉ bằng 94.63% của năm 2011 (kém

325,168,638,822 đồng). Như vậy trong năm 2011 công ty hoạt động rất hiệu quả giúp

tăng tổng số tài sản lên khoảng 5% nhưng trong năm 2012 thì lại bị giảm mạnh xuống

còn xấp xỉ năm 2010. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2010 là 16.87% (tương đương

964,037,367,413 đồng) sau đó tăng dần trong năm 2011 và 2012 lần lượt là 19.54% và

21.15%, tất nhiên tỷ trọng tài sản dài hạn cũng giảm dần trong 3 năm 2010, 2011 và 2012

lần lượt là 83.13%, 80.46% và 78.85%. Có thể thấy công ty có xu hướng tăng đầu tư

ngắn hạn trong 3 năm phân tích.

Trong năm 2010, tiền và tương đương tiền chỉ chiếm 1.07% tổng số tài sản

(khoảng 61,186,597,426 đồng), năm 2011 chiếm 1.11% (67,027,329,997 đồng) và 1.60%

(91,442,918,370 đồng) vào năm 2012. Công ty chỉ giữ một lượng tiền nhỏ trong tổng số

tài sản, còn lại đầu tư vào hoạt động sản xuất cũng như những hoạt động khác.Tuy nhiên

việc giữ ít tiền mặt có thể gây khó khăn cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn vì

vậy Bỉm Sơn đã tăng dần tỷ trọng của tiền và tương đương tiền qua các năm, một dấu

hiệu cho thấy họ đang quan tâm hơn đến khả năng thanh toán tức thời của mình. Cụ thể

năm 2012 so với năm 2010 tăng 0.53% và năm 2011 tăng 0.49%. Khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn chỉ chiếm 0.59% năm 2010 (33,457,990,330 đồng) đã tăng lên 1.47% năm 2011

(89,000,000,000 đồng), 2.27% năm 2012(130,000,000,000 đồng), công ty đã chú trọng

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!