Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phan Thanh Giản
PREMIUM
Số trang
70
Kích thước
4.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
954

Phan Thanh Giản

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

AtfS~ L

itẬ

BỘ GIÁO DỰC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC MỞ - BÁN CÔNG TP Hồ CHÍ MINH

KHOA ĐÔNG NAM Á HỌC

VÕ TRẦN DUY PHÚC

PHAN THANH GIẢN

CÔNG HAY TỘI

(LUẬN VĂN TỐT N G H IỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA ĐÔNG NAM Ấ)

KHÓA 1995 - 1999

TM lOtie ĐẠI HOC MỞ TP.HCM

THƯ VIỆN

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

ĐINH KIM PHÚC

Cao học Khoa học Lịch sử

TP. HỒ CHÍ MINH

1999

M Ụ C L Ụ C

PHẦN MỞ ĐẦU

l. Ý nghĩa đề tà i---------------------------------- 1

II. Lịch sử nghiên cứu đề tài--------------------------------------------------------------- 2

m . Lịch sử và nhiệm vụ nghiên cứu-------------------------------------------------------2

IV. Phương pháp nghiên cứu---------------------- 3

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I : TÌNH HÌNH VIỆT NAM DƯỚI THỜI TRlỀU NGUYÊN

(Giai đoạn 1802 -1807)

I. Kinh tế-..........................................................................................................— 5

II. Chính trị------------------------------------------------------------------------------------7

CHƯƠNG n : QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC CỦA THựC DÂN PHÁP

(1858-1867)

I. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Pháp và vấn đề về thuộc địa-------- 12

II. Pháp đánh Đà Nang mở đầu cho cuộc viễn chinh Việt Nam------------------- 14

III. Pháp đánh thành Gia Định------ ------------------------------------------------------16

IV. Pháp đánh ba tỉnh miền Đông - Hòa ưđc 1862----------------------------------- 19

V. Pháp đánh ba tỉnh miền Tây------------------ 23

CHƯƠNG H I: ĐÁNH GIÁ VE NHÂN VẬT PHAN THANH GIẢN

I. Tiểu sử Phan Thanh Giản------------------------------------------------------------- 25

II. Luận về công của Phan Thanh Giản------------------------------------------------ 36

III. Luận về tội của Phan Thanh Giản-------------- 43

IV. Một sô" nhận xét đánh giá về Phan Thanh Giản---------------------------------- 47

PHẦN KẾT LUẬN-------------------- 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO------------------------- -----------------------------------------57

PHẦN PHỤ LỤC------------------------------------------------------------------------58

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI:

Dân tộc ta có một ỷ thức rất sâu sắc về chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ. Tổ tiên

ta đã có công khai phá vùng đâ't đầu tiên là lãnh thổ nước Văn Lang, rồi từ thế hệ này

qua thế hệ khác, bờ cõi được mỏ mang rộng thêm. Như vậy, chủ quyền của nhân dân

ta trên lãnh thổ của mình là quyền chính đáng. Trong ý thức của nhân dân ta, điều

này được khẳng định rõ ràng, không còn một sự tồn nghi. Ý thức về chủ quyền trên

lãnh thổ ấy được biểu hiện cụ thể bằng lòng yêu quỷ và gìn giư đất dai của Tổ quốc.

Ngôn ngữ thông thường của nhân dân thường dùng một hình ảnh có ý nghĩa rất mạnh

“không để lọt một tấc đất vào tay kẻ thù”. Chính đổ là cơ sở của tinh thần yêu nước

nồng nàn và tinh thần chông xâm lăng triệt để của nhân dân ta.

Riêng đối với nhân dân ta Nam bộ thì đất đai chính là do bao nhiêu gian khô hy

sinh trong công cuộc khẩn hoang mà có. Như vậy những người nông dân lao động

khai khẩn Nam bộ đã phải đổ ra rất nhiều công sức, đã phải khắc phục bao nhiêu gian

nan nguy hiểm mới tạo được vùng đất phì nhiêu sau này.

Trong điều kiện ấy, sự gắn bó thiết tha của nhân dân Nam bộ với đất đai là điều

Lự nhiên.

Hơn một thế kỷ trước đây, đất nước ta đã đứng trước tai họa lớn nhất đối với dân

tộc lúc bấy giờ là sự xâm lăng của thực dân Pháp. Mặt khác đó là môi trường thử

thách lập trường, quan điểm của mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi cá nhân trong xã hội.

Thái độ đối vớoi Pháp xâm lược là tiêu chuẩn để phân dịnh đúng và sai, trung và

nịnh, chính và tà, bất khuất và nhu nhược, yêu nước và phản quốc... dù có ý thức hay

không, mọi người đều phải đứng về một phía, và do phía đứng của mình mà chịu sự

đánh giá của lịch sử, của dân tộc.

Triều đình nhà Nguyễn hèn kém, giai cấp phong kiến suy đồi, không làm được

nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân chông giặc giữ nước. Sáu tỉnh Nam kỳ mất, rồi cả nước

mất về tay giặc Pháp. Đất nước có hàng nghìn năm lịch sử , có truyền thông anh

dũng, quật cường, phứt chốc mất về tay kẻ xâm lược xa lạ. Sự kiện đó đối với người

đương thời thật khó hiểu.

Phan Văn Trị với bài thơ “Cảm tác” đã thể hiện sâu sắc và mạnh mẽ tinh thần

yêu nước thiết tha của nhân dân ta bằng câu thơ: “Cắt đất thương Lhay cuộc giang

hòa”.

Phan Văn Trị đã diễn đạt nội dung mang bản chất của lòng yêu nước ấy một

cách rõ ràng cụ thể. Thốt lên câu thơ ây, Phan Văn Trị đã nói lên lời gan ruột nhất

của nhân dân ta nói chung; của nhân dân Nam bộ nói riêng.

Ây là tiếng kêu xé ruột, tiếng thét uất hận của nhân dân ta, nhất là của nhân dân

Nam bộ cuối thế kỷ 19, trước khi đế quốc Pháp hung hăng xông vào cướp nước ta, và

1

Triều đình Tự Đức ươn hèn quỳ gôi dâng một phần, rồi toàn bộ đất Nam bộ, rồi cả

nước ta cho giặc.

Trong bôi cảnh đó lại xuất hiện một nhân vật mà những năm cuối đời mình đã

gắn chặt với vận mệnh của đất nước. Đó là Phan Thanh Giản.

“Phan, Lâm mãi quốc; triều đình khí dân"

Sự thật lịch sử như thế nào? Phan Thanh Giản là người có công hay có tội? Một

trăm năm sau sự kiện bi tráng này đã xuất hiện rất nhiều ý kiến khác nhau về nhân

vật lịch sử đó.

Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Phan Thanh Giản - công hay tội ” để

làm luận văn tốt nghiệp đai học của mình nhằm góp phần vào cuộc tranh luận ấy

II. LỊCH SỬ NGHIÊN cứu ĐE tài

Có thể nói rằng nhân vật Phan Thanh Giản đã làm cho nhiều giới khác nhau có

những đánh giá rất khác nhau. Các cuộc tranh luận sôi nổi giữa các nhà khoa học

cũng như những cách suy nghĩ khác nhau trong dư luận xã hội về nhân vật lịch sử này

cho thấy: để tạo ra mộ sự nhất trí trong đánh giá nhân vật như Phan Thanh Giản thật

là không đơn giản.

Có thể kể ra một vài trường phái tranh luận vấn đề này như:

- Trần Huy Liệu: “Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản”.

Tạp chí Nghiên cứu lịch sử sô" 55, 10/1963.

- Trương Bá cần: “Phan Thanh Giản với việc mất ba tỉnh miền Tây”, Trình

bày 1967.

- Nguyỗn Duy Oanh: “Chân dung Phan Thanh Gián”. Tủ sách sử học Bộ Văn

hóa Giáo dục và Thanh niên 1974.

- Yoshiharu Tsuboi: “Nước Đại Nam đôi diện với Pháp và Trung Hoa”, Ban

KHXH Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, 1990. ..

Với luận văn này, chúng tôi không có tham vọng vượt lên ý kiến của các nhà

khoa học, của dư luận xã hội, mà chỉ muôn góp tiếng nói của mình dối với một

nhânvật mà mình ngưỡng mộ.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM v ụ NGHIÊN CỨU:

1. Đốì tượng:

- Bôi cảnh Việt Nam dưới thời triều đình nhà Nguyễn (1802 - 1867).

Cuộc đời và hoạt động của Phan Thanh Giản.

2. Nhiệm vụ:

- Đánh giá công lao cũng như dạo đức của Phan Thanh Gian trong suốt quang

đời làm quan.

- Chỉ ra những mặt hạn chế của Phan Thanh Giản trong bối cảnh Việt Nam lúc

bây giờ.

2

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng phương pháp lịch sử và phương

pháp logic cũng như vận dụng phương pháp luận sử học về vai trò quần chúng và cá

nhân trong lịch sử để phân tích đánh giá những sự kiện liên quan đến nhân vật Phan

Thanh Giản.

Chúng tôi cũng đã đi điền dã tại quê hương ông (Bến Tre) để gặp những người

trong dòng tộc họ Phan, gặp nhân dân trong vùng để nghe những chính kiến của họ

đốì với ông.

Với 56 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn “Phan Thanh Giản -

công hay tội ” gồm có ha chương:

Chương I: TÌNH HÌNH VIỆT NAM DƯỚI THỜI TRIHU NGUYỄN

(Giai đoạn từ 1802- 1867)

Chương II: QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC CỦA THựC DÂN PHÁP

(1858 - 1867)

Chương III: ĐÁNH GIÁ VỀ NHÂN VẬT PHAN THANH GIẢN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, chúng tôi xin chân

thành cám ơn Phó giáo sư Phó tiến sĩ Nguyễn Quốc Lộc, Trưởng khoa Đông Nam Á

học Đại học Mở - Bán công thành phe) Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho

chúng tôi hoàn thành khóa học này. Chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn thầy Dinh

Kim Phúc đã hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn.

Nhân đây, chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn:

- Tộc họ Phan ở Tp. Hồ Chí Minh và ở Bến Tre.

- Thư viện Khoa học tổng hợp và thư viện Khoa học xã hội Tp. Hồ Chí Minh.

Tp. Hồ Chí Minh ngày 20 thúng 08 năm 1999

PHAN NÖI DUNG

CHƯƠNG I

TÌNH HÌNH VIỆT NAM DƯỚI THỜI TRlỀư NGUYỄN

(Giai đoạn từ 1802 - 1867)

1. KINH TẾ:

1. Nông nghiệp :

Ớ thê kỷ 19 Việt Nam là một nước nông nghiệp. Tầng lớp lao động đỏng nhất

trong xã hội là nông dân sông bằng nghề cày cấy. Thu nhập chính của quốc gia là từ

sản phẩm nông nghiệp và các nghề liên quan. Chính sách của triều đình là trong

nông, nguồn lợi lớn nhất của triều đình là thu thuế đinh và thuế điền. Nền nong

nghiệp Việt Nam trong thời kỳ này có những đặc điểm sau:

Mật độ nông dân trên diện tích đất cày đạt bôn mẫu trên một đinh. Sô

dân trong thời điểm này có tăng nhưng không đáng kể. Nhưng vì trong giai đoạn

khẩn hoang vùng đất miền Nam nên số lượng đất cày tăng rất đáng kể. Như 1840,

nước ta có 4.063.892 mẫu điền, đến 1847 đã tăng thành 4.278.013 mẫu.

Ruộng đất chia thành nhiều loại mà hai loại chính ruộng công và ruộng

Ruộng công: bao gồm tịch điền, quan điền, dồn điền và cong điền công thò cua

làng xã.

Ruộng tư : nhà Nguyễn rất chú trọng đến việc khai hoang mở đất. Năm thứ 12

đời Minh Mạng đã quy định hỗ ai khai hoang thì người đó được làm chủ đất (kể cả tù

phạm đi khai hoang, sau một số năm làm lụng có thể được mãn tù tha tội và phần đất

dã khai hoang sẽ do tội nhân ấy làm chủ). Ruộng tư ngày càng nhiều và có phẩn lân

ár ruộng công. Nhà Nguyễn còn có luật qui định về sự mua bán, cầm cô, chuộc lại

ruộng tư.

Đã có chính sách khuyến khích về việc khẩn hoang ruộng đất, song

song với chính sách thiết lập hệ thông làng xã nơi vùng mới khấn hoang

Có một đại bộ phận nông dân là hương binh, lao động trong các công

điền ở làng xã. Dân này được thao luyện quân sự và có thể trở thành quân lính nếu

xảy ra chiến tranh.

Hiện tượng lưu tán trong dân rất phổ biến và trở thành nỗi nguy hiểm

cho nền nông nghiệp. Đất canh tác nhiều nhưng lại bị bỏ hoang, đất bị xói lỡ, nước

mặn, cát bồi... Nạn lưu tán dân xảy ra vì chiến tranh liên miên (các cuộc khởi

nghĩa nòng dàn), vì phong trào khẩn hoang miền Nam - một vùng đât mới rất màu

mỡ. Hiện tượng lưu tán dân là một hiện tượng nổi cộm trong thời nhà Nguyễn,

phần nào nó đã phản ánh đây là hiện tượng tiêu biểu cho sự khủng hoảng của chế

độ phong kiến triều Nguyễn.

5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!