Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phần mở đầu - Kỹ thuật nuôi nhuyễn thể
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
MỞ ĐẦU
1 Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG VẬT THÂN MỀM TRONG ĐỜI SỐNG.
Động vật thân mềm (Mollusca) có khoảng 160.000 loài đứng thứ hai sau ngành
Chân khớp (Arthropoda). Theo ước tính tổng sản lượng khai thác hàng năm trên
thế giới năm 1987 thì Mollusca cũng đứng thứ hai sau cá với sản lượng 7,5 triệu
tấn, trong đó 7,25 triệu tấn thu được từ biển và phần còn lại thu được từ các thủy
vực nội địa. Nhóm hai mảnh vỏ (Bivalvia) chiếm đa số với 65,4% tổng sản lượng
Mollusca thu được bao gồm Trai, sò (2,1 triệu tấn), Hầu (1 triệu tấn), Vẹm (0,9
triệu tấn) (FAO 1989). Cũng theo Fao (1996) tổng sản lượng nuôi thủy sản của thế
giới đạt 25,46 triệu tấn với tổng giá trị là 39,83 tỉ USD, trong đó Mollusca đứng
thứ hai đạt 17,2% tổng sản lượng và 12,2 tổng giá trị. Chính vì Mollusca có số
lượng loài và sản lượng khai thác cao nên Mollusca có ý nghĩa rất lớn trong đời
sống của con người. Sản phẩm từ Mollusca được sử dụng với các mục đích sau:
- Dùng làm thực phẩm: Nhiều loài thuộc Mollusca có thịt thơm ngon, hàm
lượng dinh dưỡng cao như Bào ngư (Haliotis), Sò (Anadara), Hầu
(Crassostrea), Vẹm (Mytilus)...
- Dùng trong y học: Một số loài được dùng làm thuốc chữa bệnh như vỏ ốc
Bươu (Pila polita) dùng trị bệnh dạ dày, ngọc trai trị bệnh sốt, lectin chiết từ
Mollusca dùng trong công nghệ y học...
- Dùng trong mỹ nghệ, trang sức: Nhiều loài Mollusca biển có màu sắc sặc sỡ
được dùng làm hàng mỹ nghệ vật trưng bày, ngọc của một số loài trai
Pinctada maxima, P. martensii, P. magraritifera màu sắc óng ánh được
dùng làm tang sức.
- Dùng trong công nghiệp: Vỏ của các loài Mollusca được dùng trong công
nghiệp sản xuất vôi, chế biến thức ăn gia súc...
Tuy nhiên, ngoài mặt có lợi một số Mollusca cũng gây tác hại đến đời sống của
con người như:
- Phá hoại mùa màng: Một số loài ốc ăn chồi non thực vật gây tác hại đến mùa
màng như ốc sên (Achatina fulica), ốc Bươu vàng (Pomacea sp).
- Phá hoại công trình: Một số loài sống đục khoét thường gây tác hại cho các
công trình thủy, thuyền bè như: Teredo, Pholas, Bankia...
- Gây bệnh: Một số loài ốc nước ngọt như Lymnaea là ký chủ trung gian của
bệnh giun sán ở người và gia súc.
2 LÃNH VỰC NGHIÊN CỨU
Môn học động vật thân mềm (Malacology) nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh
lý sinh thái của các đối tượng động vật thân mềm (Mollusca) và ứng dụng các
nghiên cứu trên để nuôi các loãi có giá trị trong đời sống của con người.