Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân loại thực vật
PREMIUM
Số trang
167
Kích thước
16.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1077

Phân loại thực vật

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

®¹i häc th¸i nguyªn

tr−êng ®¹i häc n«ng l©m

**************

Bµi Gi¶ng

Ph©n lo¹i thùc vËt

(Dµnh cho chuyªn ngµnh n«ng l©m nghiÖp)

Th¸i nguyªn, n¨m 2008

®¹i häc th¸i nguyªn

tr−êng ®¹i häc n«ng l©m

**************

Bµi Gi¶ng

Ph©n lo¹i thùc vËt

(Dµnh cho chuyªn ngµnh n«ng l©m nghiÖp)

Ng−êi so¹n: Th. S. §ç Hoµng Chung

Th¸i nguyªn, n¨m 2008

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI THỰC VẬT.....................................................1

1.1. Khái niệm, đối tượng và nhiệm vụ ..................................................................................1

1.1.1. Khái niệm..................................................................................................................1

1.1.2. Đối tượng và nhiệm vụ .............................................................................................1

1.2. Lược sử phát triển ............................................................................................................1

1.3. Các phương pháp phân loại thực vật................................................................................3

1.4. Luật danh pháp thực vật...................................................................................................4

1.4.1. Đơn vị phân loại (Taxon) và các bậc phân loại ........................................................5

1.4.1.1. Đơn vị phân loại (Taxon)...................................................................................5

1.4.1.2. Bậc phân loại......................................................................................................5

1.4.2. Cách gọi tên các bậc phân loại..................................................................................6

1.4.2.1. Cách gọi tên taxon bậc loài................................................................................6

1.4.2.2. Cách gọi tên taxon bậc trên bậc loài ..................................................................7

1.4.2.3. Cách gọi tên taxon dưới bậc loài........................................................................7

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ VỀ HÌNH THÁI HỌC THỰC VẬT..................................................13

2.1. Khái niệm.......................................................................................................................13

2.2. Hình thái các cơ quan sinh dưỡng ở thực vật.................................................................13

2.2.1. Lá cây (Folium).......................................................................................................13

2.2.1.1. Điểm đặc trưng của cành cây...........................................................................13

2.2.1.2. Cách sắp xếp ....................................................................................................14

2.2.1.3. Hình thái phiến lá.............................................................................................15

2.2.2. Thân cây (Caulis)....................................................................................................21

2.2.2.1. Các dạng thân...................................................................................................21

2.2.2.2. Tán cây (Coma)................................................................................................22

2.2.3. Rễ cây (Radix) ........................................................................................................22

2.3. Hình thái các cơ quan sinh sản ở thực vật .....................................................................23

2.3.1. Hoa và cụm hoa ......................................................................................................23

2.3.1.1. Cụm hoa ...........................................................................................................23

2.3.1.2. Hoa (Flos) ........................................................................................................27

2.3.2. Quả (Fructus) ..........................................................................................................36

2.3.2.1. Vỏ quả (Pericarpium).......................................................................................37

2.3.2.2. Phân loại quả....................................................................................................37

CHƯƠNG 3. SƠ BỘ PHÂN LOẠI GIỚI THỰC VẬT .......................................................40

3.1. Các ngành thực vật bậc thấp (Các ngành Tảo - Algae) .................................................40

3.1.1. Đặc điểm chung ......................................................................................................40

3.1.2. Nguồn gốc và tiến hoá ............................................................................................40

3.1.3. Hệ thống phân loại..................................................................................................41

3.2. Ngành Địa y - Lichenes .................................................................................................50

3.2.1. Đặc điểm chung ......................................................................................................50

3.2.2. Hệ thống phân loại..................................................................................................51

3.3. Các ngành thực vật bậc cao – Kormobionta ..................................................................51

3.3.1. Ngành rêu (Bryophyta) ...........................................................................................53

3.3.2. Các ngành quyết thực vật........................................................................................56

3.3.2.1. Ngành Dương xỉ trần - Rhyniophyta ...............................................................56

3.3.2.2. Ngành Lá thông - Psilotophyta ........................................................................57

3.3.2.3. Ngành Thông đất - Lycopodiophyta................................................................57

3.3.2.4. Ngành Cỏ tháp bút - Equisetophyta.................................................................61

3.3.2.5. Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta..................................................................62

3.3.3. Các ngành thực vật có hạt.......................................................................................69

3.3.3.1. Ngành Hạt trần - Gymnospermae ....................................................................69

3.3.3.2. Ngành Hạt kín – Angiospermae.......................................................................75

CHƯƠNG 4. PHÂN LOẠI LỚP HAI LÁ MẦM (DIOTYLEDONAE)...............................80

4.1. Phân lớp Ngọc lan (Magnoliidae)..................................................................................80

4.1.1. Đặc điểm chung của phân lớp.................................................................................80

4.1.2. Đặc điểm chung của họ Ngọc lan (Magnoliaceae) .................................................81

4.1.3. Đặc điểm chung của họ Na (Annonaceae)..............................................................82

4.1.4. Đặc điểm chung của họ Long não (Lauraceae) ......................................................84

4.2. Phân lớp Súng (Nymphaeidae) ......................................................................................85

4.2.1. Đặc điểm chung của phân lớp.................................................................................86

4.2.2. Đặc điểm chung của họ Súng (Nymphaeaceae) .....................................................86

4.3. Phân lớp Sen (Nelumbonidae) .......................................................................................87

4.3.1. Đặc điểm chung của phân lớp.................................................................................87

4.3.2. Đặc điểm chung của họ Sen (Nelumbonaceae) ......................................................88

4.4. Phân lớp Hoàng liên (Ranunculidae).............................................................................89

4.4.1. Đặc điểm chung của phân lớp.................................................................................89

4.4.2. Đặc điểm chung của họ Tiết dê (Menispermaceae)................................................89

4.5. Phân lớp Cẩm chướng (Caryophyllidae) .......................................................................91

4.5.1. Đặc điểm chung của phân lớp.................................................................................91

4.5.2. Đặc điểm chung của họ Xương rồng (Cactaceae) ..................................................91

4.5.2. Đặc điểm chung của họ Rau dền (Amaranthaceae) ................................................92

4.6. Phân lớp Sau sau (Hamamelididae)...............................................................................95

4.6.1. Đặc điểm chung của phân lớp.................................................................................95

4.6.2. Đặc điểm chung của họ Sau sau hay họ Tô hạp (Altingiaceae)..............................95

4.6.3. Đặc điểm chung của họ Dẻ (Fagaceae)...................................................................95

4.7. Phân lớp Sổ (Dilleniidae)...............................................................................................98

4.7.1. Đặc điểm chung của phân lớp.................................................................................98

4.7.2. Đặc điểm chung của họ Chè (Theaceae).................................................................98

4.7.3. Đặc điểm chung của họ Bầu bí (Cucurbitaceae)...................................................100

4.7.4. Đặc điểm chung của họ Đay (Tiliaceae)...............................................................102

4.7.5. Đặc điểm chung của họ Bông (Malvaceae) ..........................................................103

4.7.6. Đặc điểm chung của họ Dâu tằm (Moraceae)......................................................106

4.7.7. Đặc điểm chung của họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) .............................................109

4.7.7. Đặc điểm chung của họ Dầu (Dipterocarpaceae) ................................................113

4.8. Phân lớp Hoa hồng (Rosidae) ......................................................................................114

4.8.1. Đặc điểm chung của phân lớp...............................................................................114

4.8.2. Đặc điểm chung của họ Hoa hồng (Rosaceae) .....................................................114

4.8.3. Đặc điểm chung của họ Đậu (Fabaceae)...............................................................117

4.8.4. Đặc điểm chung của họ Bồ hòn (Sapindaceae) ....................................................122

4.8.5. Đặc điểm chung của họ Cam (Rutaceae)..............................................................122

4.8.6. Đặc điểm chung của họ Điều (Anacardiaceae).....................................................124

4.9. Phân lớp Thù du (Cornidae).........................................................................................125

4.9.1. Đặc điểm chung của phân lớp...............................................................................125

4.9.2. Đặc điểm chung của họ Ngũ gia bì (Araliaceae) ..................................................125

4.10. Phân lớp Cúc (Asteridae)...........................................................................................127

4.10.1. Đặc điểm chung của phân lớp.............................................................................127

4.10.2. Đặc điểm chung của họ Cúc (Asteraceae) ..........................................................127

4.11. Phân lớp Hoa môi (Lamiidae)....................................................................................132

4.11.1. Đặc điểm chung của phân lớp.............................................................................132

4.11.2. Đặc điểm chung của họ Cà phê (Rubiaceae) ......................................................132

4.11.3. Đặc điểm chung của họ Trúc đào (Apocynaceae) ..............................................135

4.11.4. Đặc điểm chung của họ Cà (Solanaceae)............................................................137

4.11.5. Đặc điểm chung của họ Hoa môi (Lamiaceae)...................................................139

CHƯƠNG 5. PHÂN LOẠI LỚP MỘT LÁ MẦM

(MONOCOTYLEDONAE).................................................................................................143

5.1. Phân lớp Loa kèn (Liliidae) .........................................................................................143

5.1.1. Đặc điểm chung của phân lớp...............................................................................143

5.1.2. Đặc điểm chung của họ Loa kèn (Liliaceae) ........................................................143

5.1.3. Đặc điểm chung của họ Lan (Orchidaceae)..........................................................145

5.2. Phân lớ́p Thài lài (Commelinidae)...............................................................................147

5.2.1. Đặc điểm chung của phân lớp...............................................................................147

5.2.2. Đặc điểm chung của họ Chuối (Musaceae) ..........................................................147

5.2.3. Đặc điểm chung của họ Gừng (Zingiberaceae) ....................................................148

5.2.4 Đặc điểm chung của họ Hoà thảo (Poaceae) .........................................................150

5.3. Phân lớp Cau (Arecidae)..............................................................................................153

5.3.1. Đặc điểm chung của phân lớp...............................................................................153

5.3.2. Đặc điểm chung của họ Cau (Arecaceae) .............................................................153

5.4. Phân lớp Trạch tả (Alismatidae) ..................................................................................157

5.4.1. Đặc điểm chung của phân lớp...............................................................................157

5.4.2. Đặc điểm chung của họ Trạch tả (Alismaceae) ....................................................157

5.5. Phân lớp Háo rợp (Triurididae)....................................................................................158

5.6. Phân lớp Ráy (Aridae) .................................................................................................158

5.6.1. Đặc điểm chung của phân lớp...............................................................................158

5.6.2. Đặc điểm chung của họ Ráy (Araceae).................................................................158

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................162

1

CHƯƠNG 1. NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI THỰC VẬT

1.1. Khái niệm, đối tượng và nhiệm vụ

1.1.1. Khái niệm

Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về phân loại học thực vật.

Ở nước ta cũng có lúc một số tác giả coi các khái niệm “phép phân loại”

(classification), “phân loại học” (taxonomia) và “hệ thống học”

(systematica) như nhau và cùng gọi chung là phân loại học. Trước tiên ta

cần hiểu rằng phân loại thực vật học là một phần của Thực vật học.

Theo De Candole (1813), phân loại học là lý thuyết chung về phép

phân loại, bao gồm cả nguyên tắc, phương pháp và quy tắc của phép phân

loại.

Khái niệm phân loại học thực vật (theo Từ điển thực vật học, 1982):

Khoa học về mô tả và sắp xếp quan hệ phát sinh loài và các quan hệ giữa

các loài, chi và họ tuân theo những quy định của các hệ thống phân loại

nhân tạo và tự nhiên và những Luật quốc tế về danh pháp thực vật.

Phân loại học thực vật cũng bao gồm cả việc xây dựng và sử dụng

các sổ tay thực vật, các khoá và các thủ tục phân loại, phương pháp thu

mẫu, ghi chép và bảo quản các mẫu thực vật.

1.1.2. Đối tượng và nhiệm vụ

Đối tượng của Phân loại học thực vật là giới thực vật vô cùng đa

dạng, bao gồm các cá thể và các quần thể khác nhau.

Nhiệm vụ của Phân loại học thực vật là dựa vào các đặc tính chung

và riêng của thực vật để phân loại và sắp xếp chúng theo một hệ thống tiến

hoá tự nhiên.

1.2. Lược sử phát triển

Lịch sử phát triển môn phân loại học thực vật có tầm quan trọng lớn.

Cũng như chính bản thân các cây, nó cũng tiến hoá dần dần từ một điểm

khởi đầu nhỏ. Sự phát triển của môn khoa học này gắn liền với sự phát triển

của toàn bộ tri thức về thực vật của loài người. Có thể chia quá trình phát

triển đó thành ba giai đoạn:

Thời kỳ phân loại nhân tạo: Vào thời kỳ này, sự phân loại sắp xếp

các loài thực vật chủ yếu dựa theo ý nghĩ chủ quan của các tác giả, do đó có

nhiều cách phân loại thực vật khác nhau và người ta cũng chưa đề ra các

2

nguyên tắc và phương pháp phân loại, vì vậy vào giai đoạn này nó chưa trở

thành một khoa học thực thụ.

Các tác giả tiêu biểu trong thời kỳ này có thể kể đến như:

Théophraste (371-286TCN), ông là người đầu tiên đề xuất phương pháp

phân loại và phân biệt một số tính chất cơ bản trong cấu tạo cơ thể thực vật.

Trong hai tác phẩm “Cơ sở thực vật” và “Lịch sử thực vật tự nhiên” ông đã

mô tả khoảng 500 loài cây, nguyên tắc chủ yếu là dựa vào hình thái. Plinus

(79-24 TCN) đã viết bộ “lịch sử tự nhiên” và mô tả gần 1000 loài thực vật.

Trong suốt thời gian dài Trung cổ, do sự thống trị của của giáo hội và nhà

thờ, khoa học bị kìm hãm vì vậy Phân loại học thực vật không phát triển

được. Đến thời kỳ phục hưng (Thế kỷ 15-16) Phân loại học thực vật phát

triển trở lại, số loài thực vật được biết đã tăng lên rất nhiều, đòi hỏi phải

xây dựng một hệ thống phân loại để sử dụng. Trong thời kỳ này, có 3 sự

kiện xảy ra đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành Phân

loại thực vật là: Sự hình thành tập bách thảo (thế kỷ 16), việc xây dựng các

vườn bách thảo (thế kỷ 15-16) và việc biên soạn tập “Bách khoa toàn thư”

về thực vật. Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 đã xuất hiện nhiều bảng phân loại

như:

Bảng phân loại của Ceasalpine (1519-1603) là một trong những

bảng phân loại đầu tiên được đánh giá cao, ông đã dựa vào đặc điểm của

quả và hạt để phân loại.

Ray (1628 - 1705) Người đầu tiên phân loại thực vật dựa vào lá

mầm, theo ông, thực vật gồm 2 nhóm lớn: nhóm “bất toàn”: Nấm, Rêu,

Dương xỉ, thực vật thuỷ sinh, nhóm “hiển hoa” gồm thực vật một lá mầm

và hai lá mầm.

Tournefort (1656 - 1708) căn cứ vào tính chất của cánh hoa để phân

loại và chia thực vật có hoa thánh nhóm không cánh và có cánh

Linnée (1707-1778) với bảng phân loại được coi là đỉnh cao nhất

của các hệ thống phân loại nhân tạo. Ông chọn cơ quan sinh sản là tiêu

chuẩn phân loại, nhưng lại căn cứ vào số lượng nhị. Hệ thống của ông rất

đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hành, nhưng cũng bộc lộ một số thiếu sót.

Thời kỳ phân loại tự nhiên: Sau Linnée, phân loại học bước sang

thời kỳ xây dựng các hệ thống phân loại tự nhiên. Khác với hệ thống phân

loại nhân tạo, hệ thống phân loại tự nhiên được xây dựng trên cơ sở các

mối quan hệ tự nhiên thực vật, việc phân loại không phải chỉ dựa vào một

3

hay một vài tính chất lựa chọn tuỳ ý, mà phải dựa vào toàn bộ tính chất của

chúng.

Thời kỳ này bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19, các hệ

thống phân loại của gia đình Jussieu đã sắp xếp thực vật theo trình tự từ

thấp đến cao, xếp chung các họ và giữa các họ đều mang những dạng

chuyển tiếp, phản ánh được mối quan hệ giữa các nhóm thực vật. De

Candolle (1778-1841) chia thực vật ẩn hoa thành thực vật ẩn hoa có mạch

và không mạch,.... Điều đáng chú ý là các hệ thống phân loại trong thời kỳ

này vẫn còn mang quan niệm của Linnée cho rằng loài là bất biến.

Thời kỳ tiến hoá: Với sự ra đời của của học thuyết tiến hoá

Lamarck, Darwin và những người kế tục ông. Việc thừa nhận bản chất của

sự tiến hoá đã khiến người ta nhận ra rằng trong khi phân loại thực vật, cần

phải tập hợp những dạng thực vật thống nhất với nhau về mặt nguồn gốc,

chứ không chỉ đơn thuần giống nhau về đại bộ phận tính chất như thời kỳ

phân loại tự nhiên đã làm.

Cho đến nay, đã có rất nhiều hệ thống tiến hoá khác nhau như:

Bouch, Kursanov, Takhatjan, Engler, Metz;...Vì vậy phân loại học ngày

nay vẫn còn nhiệm vụ tiếp tục giải quyết các vấn đề về nguồn gốc, quan hệ

tiến hoá.

1.3. Các phương pháp phân loại thực vật

Các phương pháp phân loại đều dựa trên nguyên tắc sau: những

thực vật có chung nguồn gốc, có những tính chất giống nhau. Thực vật

càng gần nhau thì tính chất giống nhau càng nhiều. Sự giống nhau có thể về

đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lý sinh hoá, phôi sinh học,...do đó có

nhiều phương pháp phân loại khác nhau.

+ Phương pháp hình thái so sánh: Dựa vào đặc điểm hình thái, đặc biệt là

hình thái cơ quan sinh sản, vì loại cơ quan này ít biến đổi hơn so với cơ

quan sinh dưỡng khi điều kiện môi trường thay đổi. Những cá thể gần nhau

có những đặc điểm chung về hình thái. Đây là phương pháp cổ điển nhưng

hiện nay vẫn được dùng phổ biến và là chủ yếu.

+ Phương pháp giải phẫu so sánh: Đến thế kỷ 19, nhờ sự phát triển của

kính hiển vi mà giải phẫu học thực vật có điều kiện phát triển. Các nhà hệ

thống học sử dụng phương pháp này đã nhận được các kết quả nghiên cứu

chính xác và khách quan cho việc phân loại thực vật. Các đặc điểm giải

phẫu so sánh cho phép xác lập mối quan hệ thân cận không những của các

4

nhóm lớn, mà cả của các bậc taxon nhỏ, như có thể xây dựng được những

tiêu chuẩn phân loại cho các chi, các loài thuộc các họ.

+ Phương pháp cổ thực vật học: Dựa vào các mẫu hoá thạch của thực vật

để lại trong các tầng lớp địa chất để tìm quan hệ thân thuộc và nguồn gốc

của các nhóm mà các khâu trung gian hiện nay không còn nữa.

+ Phương pháp địa lý học: mỗi chi, mỗi loài thực vật trên thế giới đề có

một khu phân bố nhất định. Nghiên cứu khu phân bố của thực vật người ta

có thể xác định được quan hệ họ hàng.

+ Phương pháp sinh hoá học: Các loài cây có quan hệ gần nhau thường

có các quá trình sinh hoá giống nhau dẫn đến tích tụ một số hợp chất hoá

học giống nhau.

+ Phương pháp phát triển cá thể: dựa trên cơ sở của quy luật phát triển

cá thể: trong quá trình phát triển cá thể, cơ thể trải qua những giai đoạn

(hình thức) chủ yếu mà tổ tiên nó đã trải qua. Có thể theo dõi quá trình phát

triển lịch sử của cây để xét đoán quan hệ nguồn gốc của nó.

+ Phương pháp miễn dịch: miễn dịch là tính không cảm thụ của cơ thể đối

với một bệnh nào đó. Tính chất miễn dịch ở một mức độ nhất định có thể

được kế thừa qua các thế hệ và là một đặc điểm của một họ hay một chi.

Ngoài ra, ngày càng có thêm nhiều phương pháp nghiên cứu mới,

hiện đại như: tế bào học, phấn hoa học, hoá học thực vật,...Đặc biệt với sự

phát triển mạnh mẽ và những bước tiến to lớn trong lĩnh vực sinh học phân

tử, mà một phương pháp mới đã xuất hiện và ngày càng phát triển đó là

phương pháp phân loại phân tử (Molecular taxonomy), chủ yếu dựa trên

các kỹ thuật phân tích ADN cực kỳ chính xác. Các kỹ thuật "điểm chỉ

ADN" phân tích và so sánh trình tự nucleotide của các đoạn ADN…đã giúp

cho phát hiện các loài mới, giải quyết các mối nghi ngờ về vị trí phân loại,

đánh giá đầy đủ tính đa dạng di truyền, quan hệ chủng loại và tiến hoá của

nhiều loài thực vật. Tuy nhiên, việc nghiên cứu phân loại không thể chỉ dựa

vào 1 phương pháp nào đó mà phải kết hợp mới cho kết quả chính xác.

1.4. Luật danh pháp thực vật

Nửa sau thế kỷ 19, nghiên cứu phân loại và xây dựng hệ thống phát

sinh của thực vật phát triển mạnh, sự hợp tác và trao đổi cần thiết trên

phạm vi toàn Thế giới. Lúc đó thực vật học đòi hỏi một hệ thống danh pháp

chính xác và đơn giản, được các nhà thực vật của tất cả các nước công

nhận. Hệ thống danh pháp đó một mặt liên quan đến các thuật ngữ dùng để

chỉ bậc của taxon, mặt khác liên quan đến tên gọi gán cho từng taxon.

5

Từ năm 1867 đến nay đã qua 15 Đại hội thực vật quốc tế, trong các

đại hội này các nhà thực vật đã thảo luận nhằm sửa đổi và xây dựng một

luật chung cho hệ thống học thực vật, trong đó có luật về thang bậc phân

loại và danh pháp.

1.4.1. Đơn vị phân loại (Taxon) và các bậc phân loại

1.4.1.1. Đơn vị phân loại (Taxon)

Đơn vị phân loại (Taxon) là nhóm sinh vật có thực, được chấp nhận

làm đơn vị phân loại ở bất kỳ bậc nào.

Ví dụ: bộ Hành tỏi – Liliales là taxon bậc bộ ; họ Hành tỏi -

Liliaceae là taxon bậc họ; chi Hành tỏi - Lilium là taxon bậc chi; loài hoa

Loa kèn - Lilium longiflorum Thunb. là taxon bậc loài.

Đơn vị phân loại cơ sở là loài. Khái niệm về loài phát sinh từ thực tế

quan sát sinh vật trong thiên nhiên, sự giống nhau và khác nhau giữa các cá

thể. Có nhiều định nghĩa khác nhau về loài, trong đó định nghĩa của

Komarov (1959) được xem là tương đối hoàn chỉnh: “Loài là tập tập hợp

các cá thể cùng xuất phát từ một tổ tiên chung, trải qua quá trình đấu tranh

sinh tồn và chọn lọc tự nhiên mà cách ly với các sinh vật khác, đồng thời

loài là một giai đoạn nhất định trong quá trình tiến hoá chung của sinh vật”.

Ông cũng nhấn mạnh đến đặc tính di truyền và sự phân bố của loài: “các cá

thể trong cùng loài có thể giao phối tự nhiên với nhau sinh ra thế hệ con cái

có khả năng sinh sản”, và “mỗi loài có một khu phân bố riêng”.

1.4.1.2. Bậc phân loại

Bậc phân loại là một tập hợp mà thành viên của nó là các taxon ở bậc

đó. Ví dụ bậc bộ có rất nhiều thành viên là các bộ cụ thể như Bộ đậu, Bộ

hoa tán, Bộ Hoa hồng…

Những loài có tính chất giống nhau, có tổ tiên chung tập hợp thành

đơn vị lớn hơn gọi là chi (Genus). Cũng theo nguyên tắc chung nhau về

nguồn gốc, giống nhau về tính chất, chi hợp thành họ (Family), họ thành bộ

(Order), bộ thành lớp (Class), lớp thành ngành (Division). Ngoài ra, đôi khi

người ta còn dùng các bậc trung gian như: dưới loài có phân loài

(Subspecies), thứ (Varietas), dạng (Forme), hay các bậc phụ như phân bộ,

phân họ,...

Bậc phân loại giới thực vật gồm các bậc cơ bản sau:

6

Giới – Kingdom

Ngành – Division

Lớp – Class

Phân lớp - Subclass

Bộ – Order

Họ – Family

Chi – Genus

Loài – Species

Ví dụ:

Plantae--bao gồm toàn bộ thực vật

Magnoliophyta-- thực vật có hoa

Magnoliopsida--hai lá mầm

Magnoliidae--phân lớp Ngọc lan

Magnoliales-- bộ Ngọc lan

Magnoliaceae-- họ Ngọc lan

Magnolia--chi Ngọc lan

grandiflora--tính ngữ đặc trưng chỉ loài

Ngoài những bậc cơ bản trên, người ta còn dùng các bậc trung gian

như tông (tribus) là bậc giữa họ và chi; nhánh (section) và loạt (series) là

bậc giữa chi và loài. Còn có thể dùng các tiếp đầu ngữ vào các phân hạng

trên để chỉ các bậc phụ như super- cho phân hạng trên nó, được gọi là

“trên…” như superordo là trên bộ và sub- cho phân hạng dưới nó gọi là

“phân…” như supordo là phân họ.

1.4.2. Cách gọi tên các bậc phân loại

1.4.2.1. Cách gọi tên taxon bậc loài

Tên loài được sử dụng bằng tiếng Latinh do Linnée đề xướng (1753),

chính thức công nhận vào năm 1867. Cấu trúc gồm hai từ ghép lại (hệ nhị

danh). Từ đầu là tên chi, luôn luôn viết hoa, từ sau là một tính từ hoặc danh

từ chỉ loài, không viết hoa. Từ này có thể chỉ tính chất của cây, nơi mọc,

công dụng,... ví dụ: globa: nhẵn; spinosa: có gai; alba: màu trắng;

baviensis: mọc ở Ba vì... Tên loài phải viết in nghiêng hoặc gạch chân.

Sau tên loài, người ta thường viết tắt hay nguyên họ tác giả đã công

bố tên đầu tiên, ví dụ Oryza sativa L., (Chi Oryza, dạng cây trồng: sativa,

L. viết tắt tên họ của Linnée).

7

Nếu sau tên chi gồm nhiều từ thì các từ này phải viết gắn liền làm

một hoặc nối bởi gạch nối. Ví dụ: Loa kèn có tên Lilium longiflorum L.; Ý

dĩ viết là Coix lachryma-jobi L.

1.4.2.2. Cách gọi tên taxon bậc trên bậc loài

Các taxon ở bậc trên bậc loài quy định dùng thuật ngữ 1 từ, chữ đầu

của từ phải viết hoa, ví dụ chi Hoa hồng – Rosa, họ Hoa hồng – Rosaceae,

bộ Hoa hồng – Rosales.

Tên chi là một danh từ số ít hoặc một từ được coi là danh từ, ví dụ

Rosa, Calamus, Castanopsis...Tên chi phải viết in nghiêng hoặc gạch chân.

Các taxon từ bậc tông trở lên lấy tên chi được công nhận và thêm

đuôi: tông thêm -eae; phân tông thêm -inae; họ thêm –aceae; phân họ thêm

–oideae; bộ thêm –ales; phân bộ thêm –ineae; lớp thêm –opsida đối với

thực vật bậc cao; phân lớp thêm đuôi –idae đối với thực vật bậc cao, thêm –

phycidae đối với Tảo, thêm –myceridae đối với nấm; ngành thêm –phyta

đối với thực vật bậc cao và Tảo, thêm –mycotina với nấm. Tên của các

taxon trên bậc chi không phải viết in nghiêng hoặc gạch chân

Ví dụ: Magnoliopsida và Magnoliophyta được đặt dựa trên chi

Magnolia. Asteridae, Asterales và Asteraceae dựa trên Aster. Lactucoideae

và Lactuceae dựa trên Lactuca.

Một số họ có hai tên cùng được chấp nhận bởi Luật danh pháp quốc

tế:

Tên đúng danh pháp Tên truyền thống

Apiaceae................................................Umbelliferae

Arecaceae..............................................Palmae

Asteraceae.............................................Compositae

Brassicaceae..........................................Cruciferae

Clusiaceae.............................................Guttiferae

Fabaceae................................................Leguminosae

Lamiaceae..............................................Labiatae

Poaceae..................................................Gramineae

1.4.2.3. Cách gọi tên taxon dưới bậc loài

Sau tên loài viết tắt thuật ngữ chỉ bậc dưới loài như phân loài (spp.),

thứ (var.), dạng (f.) rồi đến tính từ chỉ đặc điểm bậc dưới loài (không viết

hoa) và tên tác giả (viết hoa chữ đầu tiên).

8

Ví dụ: Táu mật - Vatica odorata Symington var. tonkinensis Ashton

Táu muối - Vatica odorata Symington spp. brevipetiolata P. Hoang

Sơ lược về cấu tạo và cách đọc từ La tinh

Tiếng La tinh là tiếng nói của một bộ lạc người La tinh cư trú ở

vùng Latium, thuộc trung tâm bán đảo Apennin (Italia) vào thời thượng cổ.

Sang thế kỷ thứ VIII trước công nguyên (năm 754-753) dân tộc La tinh đã

xây dựng được thành phố La Mã (Rôma) trên bờ sông Tiber. Vài thế kỷ

sau, người La Mã đã chinh phục được một vùng rộng lớn thuộc bán đảo

Italia và vùng ven bờ biển Địa Trung Hải, xây dựng nên Đế quốc La Mã.

Từ một thổ ngữ, tiếng La tinh trở thành ngôn ngữ chính thức cảu toàn đế

quốc La Mã, một nước lớn nhất thế giới thời đó.

Từ lúc Hy Lạp bị chinh phục (năm 146 trước C.N.), nền y học cổ,

sáng lập ở Hy Lạp được truyền sang nước La Mã. Trong thời gian này,

tiếng La tinh đã sử dụng một số lớn danh từ chuyên môn của Hy Lạp và đã

La tinh hoá các danh từ đó. Năm 476 sau C.N. đế quốc La Mã suy tàn,

tiếng La tinh đã mất tác dụng về mặt hội thoại và chỉ còn được sử dụng

trong một số ngành khoa học trong đó có ngành Sinh học. Như trên đã rõ

trong phân loại thực vật học các taxon đều được đặt tên bằng tiếng La tinh,

do đó tìm hiểu cấu tạo cơ bản và cách đọc từ La tinh là rất cần thiết.

Tiếng La tinh có 24 chữ cái và 9 loại từ đó là: danh từ, tính từ, động

từ, đại từ, số từ, phó từ, liên từ, giới từ, thán từ. Tên thực vật thường liên

quan nhiều đến danh từ và tính từ, 2 loại từ này thường phụ thuộc lẫn nhau

về giống số và cách, vì vậy khi đọc và viết tên một taxon phải chú ý đặc

điểm đó.

Cách đọc 24 chữ cái La tinh

Chữ cái Tên gọi Cách phát âm

A a a a

B b bê b

C c xê x, k

D d đê đ

E e ê ê

F f ép - phờ ph

G g ghê gh

H h hát h

I i i i

J j iôta i

9

K k ca k

L l e - lờ l

M m em m

N n en n

O o ô ô

P p pê p

Q q cu q

R r e - rờ r

S s ét - xờ x, d

T t tê t, x

U u u u

V v vê v

X x ích - xờ cờ - xờ

Y y íp - xi - lon uy

Z z dê - ta d

Tiếng La tinh gồm 24 chữ cái, chia thành hai loại:

Sáu nguyên âm: a, e, i, o, u, y.

1. Chữ e, đọc là "ê". Ví dụ: bene = tốt, đọc là "bê-nê".

2. Chữ i và chữ j (iôta) đối với tiếng La tinh chỉ là một chư thôi và

đọc là "i". Ví dụ: in ectio = thuốc tiêm, đọc là "in-i ếch-xi-ô". Vì vậy cho

nên thuật ngữ iot có thể viết là iodum hoặc là jodum.

3. Chữ o đọc là "ô". Ví dụ: sapo = sà phòng, đọc là "xa-pô".

4. Chữ u và chữ v, tuy là hai chữ khác nhau, nhưng trong các văn

kiện cổ xưa, cả hai chữ đó đều viết như chữ V. Ví dụ: duo = 2, xưa kia viết

là DVO.

5. Chữ y (ipxilon) chỉ có trong các từ nguồn gốc Hy Lạp. Đúng ra

phải đọc như chữ u (uy) trong tiếng Pháp, nhưng ta quen đọc như chữ i. Ví

dụ: pyramidonum, đúng ra phải đọc là "puy-ra-mi-đô-num" nhưng thường

đọc là "pi-ra-mi-đô-num".

Mười tám phụ âm: b, c, d, f, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x, z.

1. Chữ c trước chữ a, o, u thì đọc như chữ k: trước e, i, y, ae, oe thì

đọc như chữ x. Ví dụ:

carbo (ca-rờ-bô) than

cor (cô-rờ) tim

cubitus (cu-bi-tu-xờ) khuỷu tay

cera (xê-ra) sáp

10

cito (xi-tô) nhanh, khẩn

cystis (xi-xờ-ti-xờ) bọng

caedo (xe-đô) tôi cắt

coelia (xe-li-a) phần bụng

2. Chữ d đọc như chữ đ. Ví dụ: da (đa) = hãy cho.

3. Chữ f phát âm như "ph".

4. Chữ g bao giờ cũng đọc như gh, không bao giờ đọc như gi. Ví dụ:

Digitalis (đi-ghi-ta-li-xờ) = Cây dương địa hoàng.

5. Chữ q bao giờ cũng đi kèm với chữ u và cũng đọc như qu trong

tiếng Việt. Ví dụ: aqua (a-qua) = nước.

6. Chữ r đọc uốn lưỡi. Ví dụ: recipe (rê-xi-pê) = hãy lấy.

7. Chữ s đọc như chữ x, trừ khi nó đứng giữa hai nguyên âm hoặc

giữa một nguyên âm và chữ hay chữ n thì đọc như chữ "d". Ví dụ:

semen (xê-mên) hạt

dosis (đô-di-xờ) liều

mensa (mên-da) cái bàn

gargarisma (ga-rờ-ga-ri-dờ-ma) thuốc súc miệng

8. Chữ t đọc như "t" trong tiếng Việt, trừ khi chữ t đứng trước một

chữ i có kèm theo một nguyên âm nữa, thì đọc như chữ x. Nhưng nếu trước

chữ t, chữ i và nguyên âm lại có một trong ba chữ s, t, x, thì chữ t vẫn đọc

là "t".

stipula (xờ-ti-pu-la) lá kèm

natio (na-xi-ô) quốc gia

ustio (u-xờ-ti-ô) sự đốt cháy

mixtio (mích-xờ-ti-ô) sự trộn lẫn

9. Chữ x đọc như kx. Nếu x nằm giữa hai nguyên âm thì đọc như kd.

Ví dụ:

radix (ra-đích-xờ) rễ

exemplar (ếch-dêm-pơ-la-rờ) bản

10. Chữ z chỉ có trong các danh từ gốc Hy Lạp và đọc như chữ "d".

Ví dụ: Zea (dê-a) = ngô. Trong các từ nguồn gốc tiếng Đức thì đọc như "x".

Ví dụ: zincum (xin-cum) = kẽm.

Ngoài 24 chữ cái nói trên, hiện nay người ta còn thêm chữ w để tiện

việc đọc các danh từ khoa học mới. Nếu thuật ngữ đó nguồn gốc tiếng Đức

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!