Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân loại ba vùng GM, WM, CSF từ ảnh não người và xác định điểm bất thường bằng phương pháp EM cải tiến :Luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ TRẦN TRUNG
PHÂN LOẠI BA VÙNG GM, WM, CSF
TỪ ẢNH NÃO NGƯỜI
VÀ XÁC ĐỊNH ĐIỂM BẤT THƯỜNG
BẰNG PHƯƠNG PHÁP EM CẢI TIẾN
Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH
Mã chuyên ngành: 60480101
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Anh Tuấn
Người phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Việt Linh
Người phản biện 2: TS. Lê Thành Sách
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 12 tháng 04 năm 2019.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Huỳnh Trung Hiếu - Chủ tịch hội đồng.
2. PGS.TS. Nguyễn Việt Linh - Phản biện 1.
3. TS. Lê Thành Sách - Phản biện 2.
4. TS. Phạm Văn Chung - Ủy viên.
5. TS. Phạm Thị Thiết - Thư ký.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Lê Trần Trung MSHV: 15001301
Ngày, tháng, năm sinh: 07/11/1992 Nơi sinh: TP.HCM
Chuyên ngành: Khoa học Máy tính Mã chuyên ngành: 60480101
I. TÊN ĐỀ TÀI:
Phân loại ba vùng GM, WM, CSF từ ảnh não người và xác định điểm bất thường
bằng phương pháp EM cải tiến
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nghiên cứu phương pháp EM cải tiến để trích xuất ảnh não người thành các vùng
WM, GM và CSF.
Trích xuất các vùng bất thường trong ảnh não (nếu có).
Đưa ra những đánh giá, so sánh về các vùng đã trích xuất trong ảnh não
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Theo QĐ số 2538/QĐ-ĐHCN ngày 29/12/2016
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ngày 29/06/2018
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Anh Tuấn
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20 …
NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
TS. Trần Anh Tuấn
TRƯỞNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Trần Anh Tuấn, trường Đại học Khoa
học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Công nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, các thầy cô trong Bộ môn Công nghệ Thông tin
nói riêng đã truyền đạt kiến thức mới, giúp tôi có được cơ sở lý thuyết vững vàng và
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè luôn tạo điều kiện, quan tâm giúp
đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Luận văn trình bày phương pháp phân đoạn ảnh MRI (magnetic resonance imaging)
não người thành các phân vùng Grey Matter (GM), White Matter (WM) và
Cerebrospinal fluid (CSF), sau đó cũng xác định các điểm bất thường (thường là
khối u, xuất huyết, phù nề, v.v.) nếu có. Phương pháp phân đoạn ảnh não của đề tài
sử dụng kết hợp thuật toán Expectation Maximization (EM) kết hợp với Particle
Swarm Optimization (PSO) với nhau vì phương pháp EM vốn chưa cho kết quả
chính xác như Ground Truth. Phương pháp PSO sẽ thay thế ở bước khởi tạo nhãn
của EM để giảm thiểu việc tạo các nhóm ban đầu không chính xác và phương pháp
EM ước lượng tham số nhanh hơn; do đó kết quả phân vùng sẽ chính xác hơn.
Nhờ phân đoạn ảnh MRI não bằng phương pháp đề xuất này, trong đó có phân vùng
khối u sẽ giúp đỡ các bác sĩ trong việc chuẩn đoán các bệnh liên quan đến não.
iii
ABSTRACT
This thesis presents a human brain magnetic resonance imaging (MRI) image
segmentation method, which divide into Grey matter (GM), White Matter (WM)
and Cerebrospinal fluid (CSF) segment, then abnormalities (usually tumors,
hemorrhage, edema, etc.) are also determined if available. Our brain MRI image’s
segmentation method combines Expectation Maximization (EM) algorithm with
Particle Swarm Optimization (PSO) because EM method has not achieved exactly
the same results like Ground Truth results. The PSO method will replace labels
initiation’s step to minimize incorrect initial groups in EM and the EM method
estimates parameters faster; therefore segmentation’s results will be more accurate.
Brain MRI segmentation (including tumor segment) by our proposed method will
help doctors in diagnosing brain-related diseases.
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả nghiên
cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có)
đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Học viên
Lê Trần Trung
v
MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................ ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. x
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề............................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................... 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................. 3
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3
4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ........................................................................................ 3
4.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm............................................................................... 4
4.3 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................................... 4
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU............................ 6
1.1 Tổng quan về ảnh MRI não người ..................................................................................... 6
1.1.1 Các vùng trong ảnh MRI não người................................................................................ 6
1.1.2 Vị trí các điểm bất thường trong ảnh MRI não người.................................................... 7
1.1.3 Phân loại ảnh MRI............................................................................................................ 8
1.2 Phân tích ảnh não người....................................................................................................13
1.2.1 Các phương pháp xử lý ảnh não người.........................................................................13
1.2.2 Hướng tiếp cận hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh não người ..........................20
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ẢNH Y
KHOA ................................................................................................... 23
2.1 Cấu trúc ảnh MRI não .......................................................................................................23
2.1.1 Khái niệm ảnh MRI 2D..................................................................................................23