Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân cấp vùng thích nghi dinh dưỡng một số loài chim lội nước tại vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
753.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1600

Phân cấp vùng thích nghi dinh dưỡng một số loài chim lội nước tại vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đặng Kim Vui và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 29 - 33

29

PHÂN CẤP VÙNG THÍCH NGHI DINH DƯỠNG

MỘT SỐ LOÀI CHIM LỘI NƯỚC

TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH

Đặng Kim Vui, Hoàng Văn Hùng*

, Vũ Thị Kim Hảo

Trường Đại học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy tỉnh Nam Định là điểm Ramsar ven biển độc đáo của Việt

Nam. Nơi đây có hệ sinh thái cửa sông ven biển rất quan trọng cả về mặt sinh thái và kinh tế- xã

hội. Khu vực rừng ngập mặn ven cửa Ba Lạt này có diện tích hơn 7.100 ha, là điểm dừng chân của

các loài chim di trú quốc tế nằm trong sách đỏ quốc tế. Kết quả nghiên cứu từ năm 2007 đến năm

2010 cho thấy số lượng các loài chim lội nước biến động không lớn, tuy nhiên từ năm 2010 đến

nay số lượng đang có chiều hướng giảm mạnh, đặc biệt là Rẽ mỏ thìa (Eurynorhynchus pygmeus)

đã không còn thấy xuất hiện tại Vườn. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự suy giảm số lượng của các loài

chim tại vườn như quai đê lấn biển, vây vùng nuôi tôm v.v. Qua khảo sát 14 kiểu sinh cảnh đặc

trưng tại VQG Xuân Thủy cho thấy có 2 sinh cảnh chính được các loài chim sinh sống kiếm ăn là:

Sinh cảnh đầm tôm, phù sa glay bồi lắng. Tại 55 điểm dinh dưỡng được nghiên cứu bằng hệ thống

định vị toàn cầu GPS kết hợp với dữ liệu thông tin địa lý GIS thu được kết quả: Cò lạo Ấn Độ:

2/15 điểm thích nghi chiếm 13,33%, Mòng bể mỏ ngắn: 1/10 điểm rất thích nghi chiếm 10%, Cò

thìa: 4/17 điểm rất thích nghi chiếm 23,53%. Từ kết quả trên cho thấy vấn đề bảo tồn những vùng

sinh sống của các loài chim lội nước tại VQG Xuân Thủy đặc biệt quan trọng và cần có các biện

pháp hiệu quả để gìn giữ hệ sinh thái quý giá này.

Từ khóa: Chim lội nước, Đất ngập nước, GIS, Vùng thích nghi, Vườn quốc gia Xuân Thủy.

MỞ ĐẦU

*

Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy là một

vùng bãi bồi ngập nước rộng lớn nằm ở phía

nam cửa Sông Hồng; bao gồm một phần cồn

Ngạn (ở phía ngoài đê Vành Lược), toàn bộ

cồn Lu và cồn Xanh thuộc huyện Giao Thuỷ,

tỉnh Nam Định (Nguyễn Viết Cách, 2011).

VQG Xuân Thuỷ nằm trong vùng khí hậu

nhiệt đới gió mùa. Địa hình tự nhiên được

kiến tạo bởi quy luật bồi lắng phù sa của vùng

cửa sông ven biển. Các bãi sa bồi rộng lớn

nằm xen kẽ với các dòng sông tạo nên cảnh

quan tự nhiên đặc thù của khu vực. Vật liệu

cấu thành nên các cồn bãi bao gồm cả sét lẫn

cát, đã định hình nên các đầm lầy (là nơi sinh

trưởng của rừng ngập mặn, cũng là nơi ăn

nghỉ của những loài chim nước và chim di

trú) (Hoàng Văn Hùng et al., 2012).

Hàng năm, cứ đến dịp đông từ tháng 11, 12

năm trước đến tháng 3, 4 năm sau, vào mùa

chim di cư, hàng chục ngàn con chim nước đã

dừng chân nghỉ ngơi, trú đông, kiếm mồi tích

luỹ năng lượng cho cuộc hành trình dài từ

*

Tel: 0989 372386, Email: [email protected]

Xibêri, Trung Quốc, Triều Tiên xuống

Australia và theo hướng ngược lại (Đặng Kim

Vui et al., 2013). Vào thời điểm đông nhất, có

từ 30.000 - 40.000 con chim các loại dừng

chân nghỉ ngơi, trú đông (Anita Pedersen,

Nguyễn Huy Thắng, 1996).

Các hoạt động nuôi trồng thủy sản không bền

vững là mối đe dọa phá đi các bãi bùn ngập

triều, dẫn đến mất đi sinh cảnh của loài chim.

Xây dựng các đập chắn nước hoặc tàn phá

rừng ngập mặn cũng gây ảnh hưởng đến tốc

độ bồi lấn ở vùng đồng bằng và làm ảnh

hưởng đến loài chim di cư (Lee et al., 1995).

Tại VQG Xuân Thủy, các loài chim lội nước

sống tập trung tại các khu vực: bãi Trong, cồn

Ngạn, cồn Lu và cồn Xanh. Tại đây có dạng

sinh cảnh phù sa glay bồi lắng. Đất chủ yếu là

phù sa và các sản phẩm lắng đọng được đưa

từ đất liền tới. Tầng đất dày, lầy thụt và màu

mỡ tạo điều kiện cho các sinh vật phù du phát

triển mạnh (Đặng Kim Vui et al., 2013). Khu

vực này tập trung nhiều loài thực vật nổi và

nhiều loài động vật thuỷ sinh sống phù du.

Ngoài ra, đây cũng chính là nơi các loài thuỷ

sản phát triển mạnh như ngao (vạng), các loài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Phân cấp vùng thích nghi dinh dưỡng một số loài chim lội nước tại vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định | Siêu Thị PDF