Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

PHÂN BIỆT SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA CÁC KHÁI NIỆM QUẢN LÝ, LÃNH ĐẠO, CHỈ HUY
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
PHÂN BIỆT SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA CÁC KHÁI NIỆM
QUẢN LÝ, LÃNH ĐẠO, CHỈ HUY
Vi Văn Lâm: Học viên: CH17-TT-HVCSND
I. Các khái niệm:
- Quản lý: Là sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách có tổ chức, có
hướng đích nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.
- Lãnh đạo: Nghĩa rộng là: Sự dẫn đường chỉ lối, dẫn dắt, điều khiển (đề ra chủ trương,
đường lối và tổ chức, động viên thực hiện) mọi hoạt động của cá nhân và tổ chức nào đó nhằm
đạt đến mục tiêu nhất định. Nghĩa hẹp: là sự tác động điều khiển trực tiếp những hoạt động của
con người và xã hội nhằm đạt đến mục đích cụ thể đã vạch ra.
- Chỉ huy: là sự điều khiển hoạt động của một lực lượng, một tập thể có tổ chức nhằm thực
hiện một mục đích nhất định, gắn liền với hoạt động cụ thể có tính cấp bách, khẩn trương và đòi
hỏi phải có sự phục tùng tuyệt đối ngay lập tức của cấp dưới;
II. Sự giống nhau:
- Quản lý, Lãnh đạo, Chỉ huy đều là hoạt động chỉ đạo, định hướng, điều khiển thực hiện một
công việc theo một mục đích nhất định. Quản lý, lãnh đạo, chỉ huy đều là sự tác động có hướng
đích, có tổ chức của chủ thể (quản lý, lãnh đạo, chỉ huy) tới đối tượng ( bị quản lý, lãnh đạo, chỉ
huy) để đạt mục tiêu đã đề ra. Hoạt động này đều là tác động điều khiển có hướng đích, có mục
tiêu xác định, thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận đó là: chủ thể ( là cá nhân hoặc tổ chức làm
nhiệm vụ quản lý, lãnh đạo, chỉ huy ) và đối tượng bị điều khiển ( là bộ phận bị quản lý, lãnh đạo,
chỉ huy ).
- Đều gắn với con người, quan hệ người với người, giữa chủ thể và đối tượng.
- Xét về bản chất nội dung thì Quản lý, Lãnh đạo, Chỉ huy cũng đều chính là hoạt động bao
gồm quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định, điều khiển hoạt động của đơn vị tổ
chức đạt đến mục đích đã đặt ra.
- Xét về hình thức và phương pháp thì đều là đều là sự vận động của thông tin, sự điều khiển,
định hướng, dựa trên cơ sở tác động chủ quan của chủ thể điều khiển tới đối tượng bị điều khiển
thông qua hệ thống các công cụ, phương tiện.
- Dưới góc độ hoạt động cụ thể thì cả quản lý, lãnh đạo và chỉ huy không phải là hoạt động ra
quyết định đơn thuần là định hướng chung chung, mà cả ba hoạt động này còn phải trực tiếp chỉ
đạo mỗi tổ chức cá nhân con người cụ thể, từng khâu công tác cụ thể trong phạm vi chức trách
của mình. Thậm chí có nhiều khâu công tác để đạt sự tác động có hướng đích và có tổ chức người
quản lý, người lãnh đạo và người chỉ huy phải giữ vị trí trực tiếp thực hiện, do vậy chúng đồng
nghĩa với hoạt động định hướng điều khiển chỉ đạo thực tiễn.
- Quản lý, lãnh đạo và chỉ huy có nhiều chỗ tương đồng, đều phục vụ chung một mục đích,
gần như bổ sung cho nhau, đan xen nhau mà không cản trở nhau. Trong một số trường hợp cụ thể
thì quản lý, lãnh đạo, chỉ huy có thể gắn liền với nhau trong một chủ thể và trong một quá trình,
cùng có một quá trình tác động và nội dung, phạm vi hoạt động giống nhau. Trong thực tế thường
khó có sự phân định tách bạch giữa ba loại công tác này, đặc biệt với mô hình tổ chức nhỏ, không
có nhiều sự phân cấp, phân hệ rõ nét.
- Quản lý, lãnh đạo và chỉ huy đều có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội con
người. Mục đích của nó là tạo sự tập trung thống nhất chặt chẽ, phát huy tối đa khả năng của tổ
chức, đơn vị, tập thể, thống nhất ý chí và các nguồn lực, phát huy “tính trồi” của tổ chức để đạt
mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất.
III. Sự khác nhau:
Các nhà nghiên cứu chưa thống nhất được về một định nghĩa rõ ràng, rành mạch cho ba khái
niệm này, chúng không đồng nhất và được giải thích tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực nghiên cứư,