Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân biệt một số tội phạm có hành vi chiếm đoạt tài sản
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
NGHIÊN cứu - TRAO BỔI
PHÂN BI T M T s T I PH M
có HÀNH VI CHÉM BO T TÀI S N
ĐINH VẢN Q* UẾ
* ...................
Nguyên Chánh tòa hình sự Tòa án nhãn
dân tối cao.
Thực tiễn quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án có tính chất
chiếm đoạt tài sản, cơ quan tiến hành tố tụng thường nhầm lẫn trong
việc định tội danh do dấu hiệu pháp lý đặc trưng của những tội phạm
này có điểm tương đồng, như Tội cướp tài sản với Tội cưỡng đoạt tài
sản; Tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với Tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản... Việc phân biệt loại tội phạm này cần căn cứ vào chủ thể
tội phạm; động cơ, mục đích của người phạm tội và điều kiện thực tế
để đánh giá.
Từ khóa: Chiếm đoạt tài sản; Cướp tài sản; cưỡng đoạt tài sản; tham ô
tài sản; Bộ luật Hình sự năm 2015.
Nhận bài: 30/12/2020; biên tập xong: 15/01/2021; duyệt bài: 18/01/2021.
1. Phân biệt Tội tham ô tài sản với
một số tội phạm có hành vi chiếm đoạt
tài sản khác
Đối với Tội tham ô tài sản tại Điều 353
Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, sửa đổi,
bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là BLHS
năm 2015), chủ thể của tội phạm phải là
người có chức vụ, quyền hạn được quy định
tại Điều 352 BLHS năm 2015. Đây là dấu
hiệu quan trọng và cũng là vấn đề mới, nhất
là trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang
phát triển theo cơ chế thị trường, các quan
hệ kinh tế giữa nhà nước, tổ chức xã hội với
các tổ chức kinh tế tư nhân hoặc có yếu tố
nước ngoài đan xen lẫn nhau.
Theo khoản 2 Điều 352 BLHS năm
2015 thì “người có chức vụ, quyền hạn là
người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp
đồng hoặc do một hình thức khác, có
hưởng lương hoặc không hưởng lương,
được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất
định và có quyền hạn nhất định trong khi
thực hiện công vụ, nhiệm vụ”.
Tạp chí
số 03/2021 \_KIỀM Sát 17