Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân biệt chủ ngữ với tân ngữ dựa vào kết trị của động từ - vị ngữ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Mạnh Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 37 - 40
37
PHÂN BIỆT CHỦ NGỮ VỚI TÂN NGỮ DỰA VÀO KẾT TRỊ
CỦA ĐỘNG TỪ - VỊ NGỮ
Nguyễn Mạnh Tiến
*
Khoa Đào tạo Giáo viên THCS, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Dựa vào kết trị và sự hiện thực hóa kết trị hạt nhân của động từ - vị ngữ, bài báo tiến hành phân
biệt chủ ngữ với tân ngữ trong một số kiểu câu có ý kiến tranh luận trong tiếng Việt. Thuộc số này
là: a) Kiểu câu có vị ngữ là động từ nội hướng trung tính (Ví dụ: Trong túi còn tiền, Ở đây thường
xảy ra tai nạn giao thông). b) Kiểu câu có vị ngữ là động từ ngoại hướng trung tính. (Ví dụ: Tôi có
tiền. Y khẽ lắc đầu). c) Kiểu câu có vị ngữ là động từ ngoại hướng được dùng trong ý nghĩa nội
hướng chỉ trạng thái (Ví dụ: Trên bàn đặt một cuốn sách, Trên tường treo một bức tranh).
Từ khóa: Kết trị; động từ; vị ngữ; chủ ngữ; hiện thực hóa
Trong cách phân tích câu theo quan điểm
truyền thống, vấn đề ranh giới giữa chủ ngữ
và bổ ngữ được coi là một trong những vấn đề
nan giải. Theo cách phân tích câu theo kết trị,
chủ ngữ được coi là một kiểu bổ ngữ (bổ ngữ
chủ thể) nên vấn đề phân biệt chủ ngữ như là
thành phần chính với bổ ngữ như là thành
phần phụ không còn được đặt ra. Tất cả
những từ có ý nghĩa cú pháp chủ thể dù có vị
trước hay sau vị ngữ (vị từ) đều được coi là
chủ ngữ (tức là bổ ngữ chủ thể). Chẳng hạn,
cụm danh từ chỉ chủ thể (một con cú mèo)
trong hai câu: Một con cú mèo từ trong hang
bay ra và Từ trong hang bay ra một con cú
mèo đều là chủ ngữ (bổ ngữ chủ thể). Tuy
nhiên, trong việc xác định chủ ngữ, vấn đề phân
biệt chủ ngữ với tân ngữ (bổ ngữ đối thể hay
khách thể) vẫn được đặt ra vì mặc dù giữa chủ
ngữ và tân ngữ không có sự đối lập về đẳng cấp
(tôn ti) hay về chức năng cú pháp (chúng đều là
thành phần phụ), nhưng giữa chúng vẫn có sự
đối lập về nội dung chức năng, tức là sự đối lập
về ý nghĩa và hình thức cú pháp.*
Như vậy, thực chất của việc phân biệt chủ ngữ
với tân ngữ là phân biệt chúng theo đặc điểm
về ý nghĩa cú pháp và hình thức cú pháp tương
ứng đặc trưng cho mỗi thành phần câu này.
Trong bài viết này, để phân biệt chủ ngữ và
tân ngữ theo ý nghĩa và hình thức cú pháp,
chúng tôi chủ trương dựa vào số lượng và đặc
*
Tel: 0986.200.477
tính của kết trị bắt buộc (kết trị hạt nhân)
được hiện thực hóa của động từ - vị ngữ. Khi
dựa vào số lượng kết trị để xác định, phân
biệt chủ ngữ với tân ngữ, chúng ta có thể tìm
thấy những gợi ý bổ ích từ ý kiến của S.D.
Kanelson, S.M. Kibardina và N.I. Tjapkina.
Theo S.M.Kibardina, “nếu ở động từ chỉ có
một tham tố (acgument, diễn tố) duy nhất thì
nó là chủ ngữ của câu không phụ thuộc vào
hình thức biều hiện của nó. Nếu ở động từ có
một vài tham tố thì một trong chúng là chủ
thể, còn lại là đối thể ” [2;22]. S.D. Kanelson
cho rằng “chủ thể (chủ ngữ) của câu là tham
tố (acgument) duy nhất của vị từ một vị trí
hoặc là một trong những tham tố của vị từ
nhiều vị trí thường biểu hiện chức năng chủ
đề” [1;16]. Đối với N.I.Tjapkina thì để phân
biệt chủ ngữ với bổ ngữ (tân ngữ), điều quan
trọng nhất cần quan tâm trước hết là số lượng
kết trị hạt nhân được hiện thực hóa của động
từ - vị ngữ. Bà viết: “Nếu danh từ trong hình
thức cú pháp zero (không được dẫn nối bởi
giới từ hay hậu từ ) hiện thức hóa kết trị hạt
nhân của động từ (chỉ chủ thể) đứng trước kết
cấu động – danh mà ở đó danh từ chỉ đối thể
hành động cũng hiện thực hóa kết trị hạt nhân
của động từ thì câu sẽ là câu song trị và danh
từ đứng sau động từ là bổ ngữ. Nếu danh từ
trong tổ hợp với giới từ (hậu từ) đứng trước
cấu trúc động – danh từ thì câu sẽ là câu đơn
trị với ý nghĩa tồn tại, còn danh từ đứng sau
động từ như là danh từ duy nhất hiện thực hóa
kết trị hạt nhtân của động từ - vị ngữ và
không có bên mình hư từ (giới từ - hậu từ) sẽ
giữ chức năng chủ ngữ (phụ thuộc)”[53;305].