Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phần 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ, ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN LIÊN KẾT HOÁ HỌC doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tài liệu khóa học : Luyện thi ĐH đảm bảo 2011 môn Hóa học – cô Hà
Phần 1:
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ, ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
LIÊN KẾT HOÁ HỌC.
A.CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
I. Thành phần cấu tạo nguyên tử
1. Nguyên tử gồm hạt hân mang dienẹ tích dương nằm ở tâm nguyên tử, có kích thước rất nhỏ so
với kích thước của nguyên tử. Các electron chuyển động toạ ra lớp vỏ nguyên tử.
Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.
Như vậy nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt cơ bản là: electron và nơtron.
2. Đặc điểm về điện tích và khối lượng của hạt proton, electron, nơtron:
Hạt nơtron không mang điện tích, hạt electron mang điện tích âm (-1), hạt proton mang điện tích dương
(+1).
Khối lượng của hạt proton và nơtron xấp xỉ nhau và gần bằng 1u (đvC), khối lượng của hạt electron
không đáng kể so với hạt p, n. Như vậy, khối lượng của nguyên tử tập trung phần lớn ở hạt nhân nguyên
tử, khối lượng của các hạt electron không đáng kể (hạt nhân là hạt có khối lượng riêng rất lớn).
3. Số khối hạt nhân nguyên tử, ký hiệu là A bằng tổn số proton (Z) và nơtron (N).
4. Quan hệ giữa số khối, số proton, số electron và số nơtron trong một nguyên tử.
Số proton = số electron = số hiệu nguyên tử = số điện tích hạt nhân = số thứ tự của nguyên tố (Z).
A = Z + N.
Trong nguyên tử các nguyên tố (Z: từ 1 đến 82) :1,5 > N/Z ≥ 1 (trừ đồng vị 1
1H ).
5. Đồng vị. Biể thức tính nguyên tử khối trung bình.
Những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác số nơtron, do đó số khối A khác nhau, được gọi là các
đồng vị của cùng một nguyên tố.
Biểu thức tính NTKTB:
100
aA bB A
+
= ; trong đó A là NTKTB; A, B là NTK của đồng vị A, B; a, b là
thành phần phần trăm số nguyên tử của đồng vị A, B.
II. Vỏ nguyên tử
1. Obitan nguyên tử
a. Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không
theo một quy đạo nào cả. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt (xác suất
tìm thấy) electron khoảng 90% được gọi là Obitan nguyên tử. Obitan nguyên tử được kí hiệu là AO.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt - 1 -