Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phách quải quyền pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phách quải quyền
Phách quải quyền (chữ Hán: 劈掛拳, bính âm: Piguaquan, dịch nghĩa tiếng Anh:
Chop-hanging Fist ), tên gọi đầy đủ là Thông bị Phách quải quyền, thời cổ từng
gọi là Phi quải quyền, hai chữ phi và phác đọc âm giống nhau, phi là xẻ ra, phách
là bổ ra; nghĩa cũng gần giống nhau, còn được biết dưới tên khác là Phi quải
chưởng (chữ Hán: 劈掛掌,bính âm: Piguazhang, dịch nghĩa tiếng Anh: Chophanging Palm ), do môn này chú trọng những chiêu thức thủ pháp là chưởng pháp
(dùng lòng bàn tay), thường được diễn luyện chung với Bát cực quyền.
Đây là bộ môn quyền thuật thuộc miền Bắc Trung Hoa có lịch sử lưu truyền khá
lâu đời.
[sửa] Nguồn gốc
Tương truyền vào giữa thời nhà Minh môn quyền này đã được lưu truyền tương
đối rộng rãi trong dân gian. Viên tướng nổi tiếng thời nhà Minh là Thích Kế
Quang viết trong "Kỷ Hiệu Tân thư" nhiều chỗ luận thuật về Phách quải quyền,
như ở Quyền kinh tiệp yếu biên có nói: "Quyền xẻ bổ ngang mà nhanh vậy", trong
đó có chữ "phi" có ý là xẻ treo áo chiến lên, "phách", "hoành" đều chỉ chiêu pháp
của quyền thuật.
Vào khoảng năm Gia Khánh thời nhà Thanh, có hai lưu phái lớn của Phách quải
quyền được phát triển mạnh ở vùng Hà Bắc, lưu phái thứ nhất là Phách quải quyền
của Tả An Mai, còn gọi là Tả Bát gia, tại Tiểu gia trang ở Diêm Sơn, thuộc tỉnh
Hà Bắc được gọi là Thông phách môn; lưu phái thứ hai là Phách quải quyền của
Quách Đại Phát ở Nam Bì, thuộc tỉnh Hà Bắc được gọi là Phách quải Thông tý .