Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Otto von bismarck với công cuộc thống nhất nước đức (1862 - 1890).
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
*****
Đề tài:
OTTO VON BISMARCK VỚI CÔNG CUỘC
THỐNG NHẤT NƯỚC ĐỨC (1862 - 1890)
- Đà Nẵng, 5/2014 -
SVTH: Hồ Thị Quy
Lớp 10SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
GVHD: Th.S Dương Thị Tuyết
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................................2
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.........................................................4
4. Nguồn tư liệu nghiên cứu.......................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................5
6. Đóng góp của đề tài................................................................................................6
7. Bố cục đề tài...........................................................................................................6
NỘI DUNG................................................................................................................7
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ OTTO VON BISMARCK VÀ NƯỚC ĐỨC
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX.........................................................................................7
1.1. Nước Đức nửa đầu thế kỷ XIX ...........................................................................7
1.1.1. Kinh tế ..............................................................................................................7
1.1.2. Chính trị..........................................................................................................12
1.1.3. Xã hội .............................................................................................................13
1.1.4. Yêu cầu đặt ra đối với nước Đức ...................................................................16
1.2. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Otto von Bismarck ................................17
1.2.1. Vài nét về cuộc đời của Otto von Bismarck...................................................17
1.2.2. Về sự nghiệp...................................................................................................19
CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA OTTO VON BISMARCK TRONG CÔNG
CUỘC THỐNG NHẤT NƯỚC ĐỨC...................................................................24
2.1. Những điều kiện để Otto von Bismarck tiến hành công cuộc thống nhất nước
Đức ...........................................................................................................................24
2.1.1. Cơ sở chính trị ................................................................................................24
2.1.2. Cơ sở kinh tế...................................................................................................27
2.1.3. Lực lượng quân đội ........................................................................................30
2.2. Otto von Bismarck trong tiến trình thống nhất nước Đức ................................33
2.2.1. Xác định mục tiêu, tính chất của công cuộc thống nhất.................................33
2.2.2. Lựa chọn con đường thống nhất.....................................................................34
2.2.3. Tiến hành thống nhất bằng các cuộc chiến tranh vương triều .......................38
2.2.3.1. Chiến tranh Phổ - Đan Mạch (1864)...........................................................38
2.2.3.2. Chiến tranh Phổ - Áo (1866).......................................................................39
2.2.3.3. Chiến tranh Pháp – Phổ (1870-1871)..........................................................43
2.3. Vai trò của Otto von Bismarck Bismarck sau khi hoàn thành công cuộc thống
nhất nước Đức ..........................................................................................................45
2.3.1. Chính trị - xã hội ............................................................................................45
2.3.1.1. Thể chế chính trị..........................................................................................45
2.3.1.2. Chính sách đối nội.......................................................................................47
2.3.1.3. Chính sách đối ngoại...................................................................................51
2.3.2. Kinh tế ............................................................................................................55
2.4. Một vài nhận xét, đánh giá ................................................................................57
2.4.1. Vai trò của Otto von Bismarck đối với nước Đức .........................................57
2.4.2. Đối với châu Âu và thế giới ...........................................................................62
KẾT LUẬN .............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................67
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chiều dài lịch sử của nhân loại nói chung và châu Âu cận đại nói
riêng, đã chứng kiến sự hình thành và xác lập của chủ nghĩa tư bản. Đây là kết quả
của quá trình đấu tranh khốc liệt giữa một bên là sự lỗi thời, trì trệ của chế độ
phong kiến với một bên là phương thức sản xuất tiến bộ - tư bản chủ nghĩa. Theo
quan điểm của chủ nghĩa Macx - Lenin, quần chúng nhân dân là người làm nên lịch
sử, là nhân tố quyết định thắng lợi thì ngược lại đối với chủ nghĩa tư bản, sự thắng
lợi của một cuộc cách mạng lại nằm ở năng lực của cá nhân một vị thủ lĩnh. Trong
lịch sử châu Âu cận đại, ngoại trừ hoàng đế Napoleon Bonaparte, một trong những
nhân vật được quan tâm nhiều phải kể đến Otto von Bismarck. Ông được nhiều
người đương thời, cũng như những thế hệ sau xem là một vị anh hùng. Đối với
người Đức, Bismarck và công cuộc thống nhất nước Đức của ông cũng vĩ đại như
Tổng thống Abraham Lincoln và cuộc nội chiến đối với người Mỹ. Tuy nhiên, xoay
quanh con người tài ba và những cống hiến của ông cho nước Đức là những câu hỏi
lớn. Tại sao một vị Thủ tướng của vương quốc Phổ nhỏ bé lại có thể thống nhất nên
một đế chế Đức rộng lớn? Đối với quần chúng nhân dân và giai cấp công nhân ông
là một thù địch nhưng tại sao ông vẫn được xem như một vị anh hùng? Vậy nên
đánh giá Bismarck và công lao của ông như thế nào để đúng với lịch sử? Đi tìm câu
trả lời cho những câu hỏi trên cũng là lí do đầu tiên để chúng tôi lựa chọn đề tài này
làm khoá luận tốt nghiệp.
Nước Đức hình thành trong giai đoạn muộn của chủ nghĩa tư bản, bằng các
cuộc chiến tranh vương triều để thống nhất đế chế của mình. Trong lúc này, hầu hết
các nước châu Âu đã phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn quân sự. Cho nên việc
đánh bại các đế quốc sừng sỏ ở châu Âu như Pháp và thành lập một đế chế Đức
hùng mạnh, phát triển, nhưng lại tránh được một cuộc tấn công từ sự liên minh của
các nước xung quanh như Pháp, Nga, Anh,… không những dựa trên sức mạnh về
quân sự mà nó còn thể hiện một chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo đến
xảo quyệt của vị Thủ tướng Bismack. Vậy chính sách ngoại giao của Bismack được
2
thể hiện như thế nào trong quá trình thống nhất và sau khi thành lập nên đế chế
Đức? Đồng thời vai trò quyết định của nó đối với sự thắng lợi của công cuộc thống
nhất nước Đức ra sao?
“Otto von Bismarck với công cuộc thống nhất nước Đức (1862 - 1890)” là
một vấn đề lịch sử không mới. Mặc dù công cuộc thống nhất nước Đức đã được
nghiên cứu nhiều ở những khía cạnh khác nhau, nhưng nghiên cứu về Bismack
trong cuộc thống nhất để làm rõ về vai trò và đóng góp của ông là một trong những
khía cạnh mới, chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.
Hơn nữa, tìm hiểu về “Otto von Bismarck với công cuộc thống nhất nước
Đức (1862 - 1890)” có thể giúp tôi trưởng thành hơn về mặt kiến thức và nhận thức
một vấn đề trong lịch sử thế giới cận đại nói chung và lịch sử nước Đức nói riêng.
Qua đó sẽ cung cấp một phần nào về tư liệu cho việc tìm hiểu, học tập và giảng dạy
bộ môn lịch sử thế giới cận đại.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã quyết định chọn vấn đề: “Otto
von Bismarck với công cuộc thống nhất nước Đức (1862 - 1890)” để làm đề tài
khoá luận tốt nghiệp với mong muốn góp phần tìm hiểu toàn diện hơn về Bismarck
và công cuộc thống nhất nước Đức.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài “Otto von Bismarck với công cuộc thống nhất nước Đức (1862 -
1890)” là một đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản. Nghiên cứu đề tài
này sẽ đem lại những ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Đồng thời, đây còn là một vấn
đề lịch sử khá hấp dẫn và thú vị. Vì thế mà đã có nhiều công trình nghiên cứu về
vấn đề này với những góc nhìn khác nhau. Trong quá trình sưu tầm và tổng hợp,
chúng tôi đã tham khảo được một số tài liệu quan trọng. Cụ thể như:
Tác phẩm Trí tuệ dân tộc Đức của Gia Khang Kiến Văn, xuất bản năm 2011,
là tác phẩm tổng hợp được những tinh hoa, tài giỏi của dân tộc Đức trên nhiều lĩnh
vưc như: triết học, nghệ thuật, khoa học… Trong đó, tác giả đã dành nhiều trang để
viết về vị Thủ tướng “Sắt và Máu” và những cuộc chiến tranh vương triều để thống
nhất đất nước của ông.
3
Trong tác phẩm Nước Đức quá khứ và hiện tại do Phan Trọng Hùng,
Nguyễn Xuân Hoài, Vũ Hương Giang biên dịch, được xuất bản năm 2003, nội
dung sách là một bức tranh toàn cảnh về nước Đức, trong đó tác giả cung cấp một
cái nhìn khái quát về quá trình thống nhất từ cuộc cách mạng tháng Ba cho đến việc
thành lập một đế chế Đức năm 1871. Với cách diễn đạt súc tích, giàu hình ảnh,
cuốn sách như nguồn tư liệu giúp ta tiếp cận vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội nước Đức.
Trong tác phẩm 100 cuộc chiến lẫy lừng trong lịch sử thế giới của tác giả Lý
Giải Nhân do Vĩnh Khang Kiến Văn dịch, xuất bản năm 2009, tác giả đã đánh giá
cuộc chiến tranh Pháp - Phổ là một trong những cuộc chiến tranh lừng lẫy đó. Tác
phẩm nêu ra nguyên nhân, sự phát triển và kết cuc của cuộc chiến tranh đồng thời
có sự đánh giá về vai trò của Bismarck đối với cuộc chiến tranh và đối với công
cuộc thống nhất Đức.
Đặc biệt có những tác phẩm nhận định, đánh giá con người và công lao của
Bismark. Tiêu biểu như:
Tác phẩm Thập đại tùng thư - 10 Nhà ngoại giao lớn thế giới của Trần
Triều, Hồ Lễ Trung, xuất bản năm 2003, là tác phẩm viết về 10 nhà ngoại giao lớn
từ thời cổ trung cho đến cận hiện đại. Trong đó, Bismarck được đánh giá, nhận
định như một nhà ngoại giao lớn kiệt xuất của cả nước Đức và thế giới.
Hay trong tác phẩm 384 Danh nhân cổ kim đông tây, tập 2 do tác giả Lương
Văn Hồng biên soạn, được xuất bản năm 2010, cung cấp những tư liệu quý về cuộc
đời, sự nghiệp cũng như kể lại những giai thoại tiêu biểu, đáng nhớ của Bismarck.
Qua đó ta có thể phát hoạ được một phần nào về chân dung của vị Thủ tướng này.
Ngoài ra, để làm sáng tỏ hơn về công cuộc thống nhất và vai trò của
Bismarck trong cuông cuộc thống nhất nước Đức, còn có những tác phẩm lịch sử
đại cương và chuyên đề quan trọng khác. Cụ thể như:
Tác phẩm Lịch sử kinh tế các nước (ngoài Liên Xô) thời kỳ tư bản chủ nghĩa,
tập 2, của F.la.Polianxki do G.S Trương Hữu Quýnh dịch, xuất bản năm 1978 đã
làm rõ những vấn đề về kinh tế, xã hội của nước Đức, những vấn đề về nguồn gốc,
quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Đức, sự ra đời của tầng
4
lớp quý tộc tư sản hoá nói chung và người đại biểu là Bismarck nói riêng và vai trò
của họ trong công cuộc thống nhất nước Đức.
Trong tác phẩm Lịch sử thế giới cận đại, tập 3 của Lưu Tộ Xương, Quang
Nhân Hồng, Hàn Thừa Văn, xuất bản năm 2003 đã đề cập đến công cuộc thống
nhất nước Đức, đồng thời nêu lên công lao, đóng góp của Bismarck trong sự nghiệp
thống nhất nước Đức.
Trong cuốn sách Lịch sử thế giới cận đại, tập 1 do Phan Ngọc Liên (chủ
biên), Đào Tuấn Thành, Nguyễn Thị Huyền Sâm, Mai Phú Phương, xuất bản năm
2008 cung cấp những tư liệu lịch sử quan trọng về công cuộc thống nhất nước Đức,
về tiểu sử cũng như những nhận định về tính cách, con người của Bismarck. Sách
cũng chỉ ra những ý nghĩa lịch sử của công cuộc thống nhất nước Đức đối với chủ
nghĩa tư bản nói riêng và sự phát triển của lịch sử thế giới nói chung.
Đồng thời, công cuộc thống nhất nước Đức cũng được nhiều học giả nghiên
cứu thông qua các tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học, tiêu biểu như công
trình của Ngô Minh Phước, Nguyễn Thị Trang, Trần Thị Hải (2012), với đề tài
Tầng lớp quý tộc tư sản hoá với quá trình thống nhất nước Đức tham gia nghiên
cứu khoa học. Đề tài đã nghiên cứu và làm rõ được vai trò của tầng lớp quý tộc tư
sản hoá trong công cuộc thống nhất nước Đức, cũng như đóng góp của tầng lớp này
đối với sự phát triển của nước Đức sau công cuộc thống nhất.
Nhìn chung nguồn tư liệu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài
khá phong phú về số lượng, song vẫn còn mang tính khái quát, chưa đầy đủ và
thiếu tính hệ thống. Nghiên cứu đề tài này, tôi đã dựa trên cơ sở kết quả của các
nhà nghiên cứu đi trước, cùng với việc thu thập nhiều nguồn tư liệu khác nhau để
hoàn thành công trình nghiên cứu một cách tốt nhất.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là “Bismarck với công
cuộc thống nhất nước Đức (1862 - 1890)”.