Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ôn thi triết học hot
MIỄN PHÍ
Số trang
57
Kích thước
259.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1444

ôn thi triết học hot

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CÂU HỎI

Câu 1: a. Vấn đề cơ bản của triết học là gì? tại sao vấn đề đó lại là

vấn đề cơ bản của triết học? b. Hãy phân tích những đặc điểm nổi bật của

các hình thức của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử tư tưởng triết học và rút ra

ý nghĩa cần thiết?

Câu 2: a. Trình bày khái quát đặc điểm triết học Trung Quốc thời kỳ

cổ đại. b. Đặc điểm triết học ấn Độ.

Câu 3: a. Đặc điểm triết học cổ đại phương Tây. b. Phân tích đường

lối triết học Đêmôcrít và Platôn.

Câu 4: a. Đặc điểm cơ bản triết học phương Tây thế kỷ XVII-XVIII;

b. Nội dung cơ bản của triết học Bêcơn.

Câu 5: a. Phân tích tiền đề khách quan hình thành triết học Mác. b.

Hãy phân tích những đặc điểm cơ bản của triết học Mác-Lênin.

Câu 6: a. quá trình hình thành những quan niệm về vật chất trong lịch

sử triết học trước Mác. b. Nội dung, ý nghĩa, định nghĩa vật chất của Lênin.

Câu 7: trong tác phẩm bút ký triết học, Lênin viết: “ý thức con người

không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn tạo ra thế giới khách quan”

hãy trình bày:

1. khái niệm ý thức, nguồn gốc và kết cấu của ý thức.

2. quan niệm duy vật biện chứng,sự phụ thuộc của ý thức vào vật chất

thể hiện ở chỗ nào?

3. quan niệm của chủ nghĩa duy vật siêu hình về ý thức.

4. với quan điểm duy vật biện chứng có thể hiểu như thế nào về ý thức

tạo ra thế giới khách quan.

Câu 8: Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các

mặt đối lập, ý nghĩa của việc nắm vững quy luật này trong hoạt động thực

tiễn.

1

Câu 9: Phân tích nội dung cơ bản của hai nguyên lý tổng quát và ý

nghĩa phương pháp luận của nó.

Câu 10: Phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn

đễn những thay đổi về chất và ngước lại ý nghĩa của việc nắm vũng quy luật

này trong thực tiễn.

Câu 11:

a. Những đặc điểm của phủ định biện chứng.

b. Nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định.

c. ý nghĩa phương pháp luận.

Câu 15: Phân tích tính qui luật QHSX phù hợp với tính chất và trình

độ của LLSX. ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứư nắm vững qui luật này

ở nước ta hiện nay?

Câu 16: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT. Nêu

những đặc điểm CSHT và KTTT trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước

ta?

Câu 17: Hãy chứng minh sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã

hội là quá trình lịch sử tự nhiên. ý nghĩa thực tiễn của nguyên lý này?

Câu 18: Đấu tranh giai cấp là gì? phân tích nội dung cơ bản của cuộc

đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay.

Câu 19: Phân tích nguồn gốc, bản chất, chức năng của Nhà nước. Nêu

khái quát các kiểu Nhà nước trong lịch sử.

Câu 12: Phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trù cái riêng và cái

chung. ý nghĩa của việc nghiên cứu cặp phạm trù này?

Câu 13: Hồ Chí Minh viết: Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là

một nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Hãy phân tích luận điểm

trên?

2

Câu 14: Lênin viết: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và

từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận

thức chân lý của sự nhận thức hiện thực khách quan.

3

Câu 1:

a. Vấn đề cơ bản của triết học là gì? tại sao vấn đề đó lại là vấn đề

cơ bản của triết học?

b. Hãy phân tích những đặc điểm nổi bật của các hình thức của

chủ nghĩa duy vật trong lịch sử tư tưởng triết học và rút ra ý nghĩa cần

thiết?

Bài làm:

a. vấn đề cơ bản của triết học.

Thế giới xung quanh có thể chia thành lĩnh vực lớn tự nhiên và tinh

thần, tồn tại và tư duy, vật chất và ý thức, triết học với nhiệm vụ là giải thích

thế giới cũng phải đề cập đến hai vấn đề lĩnh vực này.

Theo ănghen vấn đề lớn, cơ bản của triết học là mỗi quan hệ giữa vật

chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy.

Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mâu thuẫn:

Mặt 1: giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào

quyết định cái nào?

Mặt 2: con người có khả năng nhận thức thế giới hay không.

Đó là vấn đề cơ bản của triết học vì:

Thứ nhất: căn cứ vào cách trả lời hai câu hỏi trên (cách giải quyết hai

mặt của vấn đề cơ bản của triết học) ta có thể biết được nhà triết học này, hệ

thống triết học này là tư duy hay duy tâm (mặt1).

+ chủ nghĩa duy vật cho rằng: ý thức có trước vật chất và quyết định

vật.

+chất chủ nghĩa duy tâm chia thành hai trường phái:

Duy tâm khách quan ý niệm tuyệt đối quyết định vật chất.

Duy tâm chủ quan ý thức cảm giác của con người quyết định vật chất.

4

Những nhà triết học thừa nhận vật chất hoặc tinh thần quyết định

được gọi là triết học nhất nguyên. còn những nhà triết học thừa nhận cả vật

chất và tinh thần quyết định ta gọi là triết học nhị nguyên. triết học nhị

nguyên cuối cùng cũng sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm.

Cũng căn cứ vào cách trả lời vấn đề cơ bản của triết học (mặt 2) mà ta

biết được nhà triết học đó theo thuyết khả tri hay bất khả tri.

+ Thuyết khả tri cho rằng con người có khả năng nhận thức thế giới

+ Thuyết bất khả tri (không thể không biết) cho rằng con người không

có khả năng nhận thức thế giới.

Như vậy vấn đề cơ bản của triết học là tiểu chuẩn để phân biệt các

trường phái triết học trong lịch sử.

Thứ 2: Bất cứ nhà triết học nào cũng phải giải đáp vấn đề mỗi quan hệ

giữa vật chất và ý thức xây dựng học thuyết của mình, vật chất và ý thức là

hai phạm trù của triết học cơ bản bao quát một sự vật, hiện tượng trong giới

khách quan.

Thứ 3: Đó là vấn đề chung nó mãi mãi tồn tại cùng với con người và

xã hội loại người.

Câu 2:

a. Trình bày khái quát đặc điểm triết học Trung Quốc thời kỳ cổ

đại.

b. Đặc điểm triết học ấn Độ.

Bài làm:

a. Trung Quốc là một trong những các nước văn minh, văn hoá nhân

loại và theo đó triết học của Trung Quốc cũng ra đời từ rất sớm, mang đậm

dấu ấn của đất nước vốn tự mãn cho rằng: họ là trung tâm thiến hạ này. triết

học Trung Quốc có 6 đặc điểm cơ bản sau:

5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!