Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ôn tập thi kiểm toán, kế toán viên - Q2 - Chuyên đề 5
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bé tµi chÝnh
Tµi liÖu
Häc, «n tËp, thi
KiÓm to¸n viªn
(Dïng cho kỳ thi năm 2012)
Hµ Néi, th¸ng 6 - 2012
1
QuyÓn II
Bé tµi chÝnh
NéI DUNG
QuyÓn II
Gåm 3 chuyªn ®Ò:
Chuyªn ®Ò 5 - kiÓm to¸n vµ dÞch vô cã ®¶m b¶o n©ng cao
Chuyªn ®Ò 6 - ph©n tÝch ho¹t ®éng tµI chÝnh n©ng cao
Chuyªn ®Ò 8 - ngo¹i ng÷
Hµ Néi, th¸ng 6 - 2012
2
TµI LIÖU HäC, ¤N TËP, THI
KIÓM TO¸N VI£N Vµ KÕ TO¸N VI£N HµNH NGHÒ n¨m 2012
MỤC LỤC
STT Chuyên đề Trang
1. Chuyên đề 5 - Kiểm toán và dịch vụ có đảm bảo nâng cao 1
2. Chuyên đề 6 - Phân tích hoạt động tài chính nâng cao 117
3. Chuyên đề 8 - Ngoại ngữ 217
3
LỜI NÓI ĐẦU
Để thuận tiện cho việc giảng dạy, học tập và ôn thi kiểm toán viên và kế toán
viên hành nghề năm 2012, thực hiện Quyết định số 94/2007/QĐ-BTC ngày
16/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế thi và cấp Chứng chỉ kiểm
toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán, Bộ Tài chính tổ chức biên soạn “Tài liệu
học, ôn tập, thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề”, gồm 2 quyển:
- Quyển I: Gồm 05 chuyên đề áp dụng cho người dự thi kiểm toán viên và
kế toán viên hành nghề.
- Quyển II: Gồm 03 chuyên đề áp dụng cho người dự thi kiểm toán viên.
Tài liệu được biên soạn, thẩm định bởi các giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia của Bộ
Tài chính, của giảng viên các Trường Đại học lớn và đã được Bộ Tài chính phê duyệt
lưu hành sử dụng cho kỳ thi năm 2012.
Đây là tài liệu sử dụng cho việc học, ôn tập, thi kiểm toán viên và kế toán viên
hành nghề năm 2012.
Tài liệu đã được sửa đổi, bổ sung cập nhật đến 30/3/2012.
Đối với những người đã có chứng chỉ kiểm toán viên do tổ chức nước ngoài
cấp có nguyện vọng thi sát hạch để lấy chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam sẽ ôn tập
theo các chuyên đề tương ứng nêu trên (Tài liệu ôn thi giống như thi kiểm toán viên
trong nước).
Các học viên có thể khai thác tài liệu này từ website của Bộ Tài chính tại địa
chỉ: www.mof.gov.vn.
Do sự hạn chế về thời gian nên tài liệu không tránh khỏi các sai sót. Với tấm
lòng chân thành và sự cầu thị, chúng tôi đánh giá cao và tiếp thu mọi ý kiến đóng góp
của học viên và bạn đọc. Tài liệu này sẽ được tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện để phát
hành chính thức cho các kỳ thi sau.
Xin trân trọng cảm ơn./.
TM. BAN BIÊN TẬP
Trưởng Ban
Đã ký
Đặng Thái Hùng
Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán
4
5
Chuyªn ®Ò 5
kiÓm to¸n vµ dÞch vô cã ®¶m b¶o n©ng
cao
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
1. Khái niệm, bản chất kiểm toán
Kế toán là công cụ quản lý kinh tế, tài chính thể hiện ở chỗ kết quả công việc kế
toán là đưa ra các thông tin trên báo cáo tài chính (BCTC) và những chỉ tiêu phân tích, đề
xuất giúp cho người lãnh đạo, điều hành đưa ra quyết định đúng đắn.
Vì thế, mọi người sử dụng thông tin từ BCTC đều mong muốn nhận được các
thông tin trung thực và hợp lý.
Hoạt động kiểm toán ra đời là để kiểm tra và xác nhận về sự trung thực và hợp lý
của các tài liệu, số liệu kế toán và BCTC của các doanh nghiệp, tổ chức; để nâng cao sự
tin tưởng của người sử dụng các thông tin từ BCTC đã được kiểm toán.
Các tác giả Alvin A.Aen và James K.Loebbecker trong giáo trình "Kiểm toán" đã
nêu một định nghĩa chung về kiểm toán như sau: "Kiểm toán là quá trình các chuyên gia
độc lập thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của
một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông
tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập".
Theo định nghĩa của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) "Kiểm toán là việc các
Kiểm toán viên (KTV) độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về BCTC".
2. Phân loại kiểm toán
2.1. Căn cứ vào mục đích, kiểm toán có 3 loại:
a) Kiểm toán hoạt động: là việc KTV hành nghề, Doanh nghiệp kiểm toán
(DNKT), chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính kinh
tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của một bộ phận hoặc toàn bộ đơn vị được kiểm toán.
Đối tượng của kiểm toán hoạt động rất đa dạng, từ việc đánh giá một phương án
kinh doanh, một dự án, một quy trình công nghệ, một công trình XDCB, một loại tài sản,
thiết bị mới đưa vào hoạt động hay việc luân chuyển chứng từ trong một đơn vị… Vì thế,
khó có thể đưa ra các chuẩn mực cho loại kiểm toán này. Đồng thời, tính hữu hiệu và hiệu
quả của quá trình hoạt động rất khó được đánh giá một cách khách quan so với tính tuân
thủ và tính trung thực, hợp lý của BCTC. Thay vào đó, việc xây dựng các chuẩn mực làm
cơ sở đánh giá thông tin có tính định tính trong một cuộc kiểm toán hoạt động là một việc
mang nặng tính chủ quan.
Trong kiểm toán hoạt động, việc kiểm tra thường vượt khỏi phạm vi công tác kế
toán, tài chính mà liên quan đến nhiều lĩnh vực. Kiểm toán hoạt động phải sử dụng nhiều
biện pháp, kỹ năng nghiệp vụ và phân tích, đánh giá khác nhau. Báo cáo kết quả kiểm toán
1
thường là bản giải trình các nhận xét, đánh giá, kết luận và ý kiến đề xuất cải tiến hoạt
động.
b) Kiểm toán tuân thủ: là việc KTV hành nghề, DNKT, chi nhánh DNKT nước
ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định
mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện. Ví dụ:
- Kiểm toán việc tuân thủ các luật thuế ở đơn vị;
- Kiểm toán của cơ quan nhà nước đối với DNNN, đơn vị có sử dụng kinh phí
NSNN về việc chấp hành các chính sách, chế độ về tài chính, kế toán;
- Kiểm toán việc chấp hành các điều khoản của hợp đồng tín dụng đối với đơn vị
sử dụng vốn vay của ngân hàng.
c) Kiểm toán Báo cáo tài chính: là việc KTV hành nghề, DNKT, chi nhánh DNKT
nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía
cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn
mực kiểm toán.
Công việc kiểm toán BCTC thường do các DNKT (DNKT) thực hiện để phục vụ
cho các nhà quản lý, Chính phủ, các ngân hàng và nhà đầu tư, cho người bán, người mua.
Do đó, kiểm toán BCTC là hình thức chủ yếu, phổ cập và quan trọng nhất, thường chiếm
70 - 80% công việc của các DNKT.
2.2. Căn cứ vào hình thức tổ chức, kiểm toán có 3 loại:
a) Kiểm toán độc lập:
Là công việc kiểm toán được thực hiện bởi các KTV chuyên nghiệp, độc lập làm
việc trong các DNKT. Kiểm toán độc lập là loại hình dịch vụ nên chỉ được thực hiện khi
khách hàng có yêu cầu và đồng ý trả phí thông qua việc ký kết hợp đồng kinh tế.
Hoạt động kiểm toán độc lập là nhu cầu cần thiết, trước hết vì lợi ích của bản thân
doanh nghiệp, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lợi ích của chủ sở hữu vốn, các chủ
nợ, lợi ích và yêu cầu của Nhà nước. Người sử dụng kết quả kiểm toán phải được đảm bảo
rằng những thông tin họ được cung cấp là trung thực, khách quan, có độ tin cậy cao để
làm căn cứ cho các quyết định kinh tế hoặc thực thi trách nhiệm quản lý, giám sát của
mình.
Khoản 1 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 được quốc hội thông
qua ngày 29/3/2011 (Sau đây gọi tắt là Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12) (có
hiệu lực từ ngày 01/01/2012) quy định “Kiểm toán độc lập là việc KTV hành nghề,
DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của
mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán”.
b) Kiểm toán nhà nước:
Là công việc kiểm toán được thực hiện bởi các KTV làm việc trong cơ quan Kiểm
toán Nhà nước, là tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp thuộc bộ máy hành chính nhà nước; là
kiểm toán theo luật định và kiểm toán tính tuân thủ, chủ yếu phục vụ việc kiểm tra và
giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng Ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước.
2
Điều 13, 14 Luật Kiểm toán Nhà nước (Luật số 37/2005/QH11 do Quốc hội thông
qua ngày 14/06/2005) quy định “Kiểm toán nhà nước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực
kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật”. “Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ,
kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản
Nhà nước”. Trong đó:
- Kiểm toán báo cáo tài chính là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá, xác nhận
tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính.
- Kiểm toán tuân thủ là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá và xác nhận việc
tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.
- Kiểm toán hoạt động là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá tính kinh tế,
hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
c) Kiểm toán nội bộ:
Là công việc kiểm toán do các KTV của đơn vị tiến hành. Kiểm toán nội bộ chủ
yếu để đánh giá về việc thực hiện pháp luật và quy chế nội bộ; kiểm tra tính hữu hiệu của
hệ thống kiểm soát nội bộ và việc thực thi công tác kế toán, tài chính... của đơn vị.
Phạm vi và mục đích của kiểm toán nội bộ rất linh hoạt tuỳ thuộc yêu cầu quản lý
điều hành của ban lãnh đạo đơn vị. Báo cáo kiểm toán nội bộ chủ yếu phục vụ cho chủ
doanh nghiệp, không có giá trị pháp lý và chủ yếu xoay quanh việc kiểm tra và đánh giá
tính hiệu lực và tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như
chất lượng thực thi trong những trách nhiệm được giao.
3. Kiểm toán viên và kiểm toán viên hành nghề
Công việc kiểm toán độc lập do các KTV (KTV) và KTV hành nghề thực hiện.
Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 (Khoản 2 và 3 Điều 5) quy định rõ về KTV và
KTV hành nghề:
Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ KTV theo quy định của pháp luật
hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát
hạch về pháp luật Việt Nam.
Kiểm toán viên hành nghề là KTV đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành
nghề kiểm toán.
3.1. Tiêu chuẩn kiểm toán viên: (Điều 14 Luật Kiểm toán độc lập số
67/2011/QH12)
a) Kiểm toán viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
(1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách
nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
(2) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế
toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
(4) Có Chứng chỉ KTV theo quy định của Bộ Tài chính.
b) Trường hợp người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận,
đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam và có năng lực hành vi dân sự
3
đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách
quan thì được công nhận là KTV.
3.2. Đăng ký hành nghề kiểm toán: (Điều 15 Luật Kiểm toán độc lập số
67/2011/QH12)
(1) Người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký hành nghề kiểm toán:
a) Là kiểm toán viên;
b) Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên;
c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
(2) Người có đủ các điều kiện theo quy định trên thực hiện đăng ký hành nghề kiểm
toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của Bộ
Tài chính.
(3) Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán chỉ có giá trị khi người được
cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một DNKT, chi nhánh DNKT nước
ngoài tại Việt Nam.
(4) Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày Luật kiểm toán độc lập có hiệu lực, người
đã được cấp chứng chỉ KTV trước ngày Luật kiểm toán độc lập có hiệu lực được đăng ký
hành nghề kiểm toán theo quy định của Luật kiểm toán độc lập mà không cần bảo đảm
điều kiện về thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên.
3.3. Những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán (Điều 16 Luật
Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12)
(1) Cán bộ, công chức, viên chức.
(2) Người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã
có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một
trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án;
người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa
vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục.
(3) Người có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.
(4) Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý
kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn một năm, kể từ ngày có quyết định
xử phạt.
(5) Người bị đình chỉ hành nghề kiểm toán.
4. Hình thức tổ chức của DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam
(Luật Kiểm toán độc lập 67/2011/QH12)
4.1. Các loại DNKT và chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam (Điều 20 Luật
Kiểm toán độc lập 67/2011/QH12)
Công tác kiểm toán độc lập do các KTV độc lập thực hiện. Theo thông lệ quốc tế,
KTV có thể hành nghề theo công ty hoặc hành nghề cá nhân. Tuy nhiên ở Việt Nam luật
pháp chưa cho phép hành nghề kiểm toán cá nhân. KTV muốn hành nghề phải đăng ký và
được chấp nhận vào làm việc tại một DNKT được thành lập hợp pháp.
4
- Theo quy định tại Điều 20 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày
29/03/2011 thì các loại doanh nghiệp sau đây được kinh doanh dịch vụ kiểm toán: Công ty
TNHH 2 thành viên trở lên; công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. DNKT phải công
khai hình thức này trong quá trình giao dịch và hoạt động.
- Chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam được kinh doanh dịch vụ kiểm toán
theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ
kiểm toán thì không được sử dụng cụm từ “kiểm toán” trong tên gọi.
- DNKT không được góp vốn để thành lập DNKT khác, trừ trường hợp góp vốn với
DNKT nước ngoài để thành lập DNKT tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp sau khi thành lập, chỉ được kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có
đủ điều kiện và được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ
kiểm toán.
DNKT TNHH một thành viên có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt
động theo quy định của pháp luật trước ngày Luật Kiểm toán độc lập có hiệu lực được
phép hoạt động theo hình thức công ty TNHH một thành viên đến hết thời hạn của Giấy
chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư.
4.2. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài (Điều 36 Luật Kiểm toán độc lập số
67/2011/QH12 ngày 29/03/2011)
DNKT nước ngoài thực hiện hoạt động kiểm toán tại Việt Nam dưới các hình thức
sau:
- Góp vốn với DNKT đã được thành lập và hoạt động tại Việt Nam để thành lập
DNKT;
- Thành lập chi nhánh DNKT nước ngoài;
- Cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới theo quy định của Chính phủ.
4.3. Chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán (Điều 31 Luật Kiểm toán độc lập số
67/2011/QH12 ngày 29/03/2011)
(1) Điều kiện để chi nhánh của DNKT được kinh doanh dịch vụ kiểm toán:
a) Doanh nghiệp kiểm toán có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
b) Chi nhánh có ít nhất hai KTV hành nghề, trong đó có Giám đốc chi nhánh. Hai
KTV hành nghề không được đồng thời là KTV đăng ký hành nghề tại trụ sở chính hoặc
chi nhánh khác của DNKT.
c) Được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
(2) Chi nhánh của DNKT không bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 1 mục này
sau ba tháng liên tục thì bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
(3) Trường hợp DNKT bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì các chi nhánh
của DNKT đó cũng bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
5. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm
toán (Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/03/2011 và Điều 5, 6, 7
5
Nghị định 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 có hiệu lực từ 01/5/2012 (sau đây gọi là NĐ
17/2012/NĐ-CP)
Để được kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì từng loại hình DNKT phải thoả mãn các
điều kiện theo quy định như sau:
(1) Công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây (Khoản 1 Điều 21 Luật
Kiểm toán độc lập):
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất năm KTV hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của Công ty
TNHH phải là KTV hành nghề;
d) Bảo đảm vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
đ) Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức do Chính phủ
quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là KTV hành nghề.
* Nghị định số 17/2012/NĐ-CP (Điều 5, Điều 6 và Điều 7) quy định về vốn pháp
định, thành viên là tổ chức và mức vốn góp của KTV hành nghề đối với Công ty TNHH
hai thành viên trở lên như sau:
- Vốn pháp định đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên:
+ Vốn pháp định đối với Công ty TNHH là 3 (ba) tỷ đồng Việt Nam; từ ngày
01/01/2015, vốn pháp định là 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam.
+ Trong quá trình hoạt động, công ty TNHH phải luôn duy trì vốn chủ sở hữu trên
bảng cân đối kế toán không thấp hơn mức vốn pháp định là 3 tỷ đồng và 5 tỷ đồng từ ngày
01/01/2015. DNKT phải bổ sung vốn nếu vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán thấp
hơn mức vốn pháp định trong thời gian 3 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Thành viên là tổ chức của Công ty TNHH hai thành viên trở lên:
+ Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty TNHH kiểm
toán hai thành viên trở lên. Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số vốn góp của
các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty TNHH kiểm toán hai thành viên trở
lên.
+ Thành viên là tổ chức phải cử một người làm đại diện cho tổ chức vào Hội đồng
thành viên. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là KTV và phải đăng ký hành
nghề tại DNKT mà tổ chức tham gia góp vốn.
+ KTV hành nghề là người đại diện của thành viên là tổ chức không được tham gia
góp vốn vào DNKT đó với tư cách cá nhân.
- Mức vốn góp của KTV hành nghề:
+ Công ty TNHH kiểm toán phải có ít nhất 2 (hai) thành viên góp vốn là KTV đăng
ký hành nghề tại công ty. Vốn góp của các KTV hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều
lệ của công ty.
6
+ KTV hành nghề không được đồng thời là thành viên góp vốn của hai DNKT trở
lên.
(2) Công ty hợp danh khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch
vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây (Khoản 2 Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập):
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất năm KTV hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên hợp
danh;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp
danh phải là KTV hành nghề;
(3) Doanh nghiệp tư nhân khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây (Khoản 3 Điều 21 Luật Kiểm toán độc
lập):
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất năm KTV hành nghề, trong đó có chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là Giám đốc.
(4) Chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây (Khoản 4 Điều 21
Luật Kiểm toán độc lập):
a) DNKT nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định
của pháp luật của nước nơi DNKT nước ngoài đặt trụ sở chính;
b) Có ít nhất hai KTV hành nghề, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi
nhánh;
c) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh DNKT nước ngoài không được giữ chức
vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;
d) DNKT nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về
mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam;
đ) DNKT nước ngoài phải bảo đảm duy trì vốn không thấp hơn mức vốn pháp định
theo quy định của Chính phủ.
* Nghị định số 17/2012/NĐ-CP (Điều 8) quy định về vốn tối thiểu của DNKT
nước ngoài và vốn được cấp của chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam như sau:
- DNKT nước ngoài đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ
kiểm toán cho chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam phải có vốn chủ sở hữu trên
bảng cân đối kế toán tại thời điểm kết thúc năm tài chính gần nhất với thời điểm đề nghị
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho chi nhánh tối thiểu
tương đương 500.000 (năm trăm nghìn) đô la Mỹ.
- Vốn được cấp của chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam không thấp hơn mức
vốn pháp định đối với công ty TNHH là 3 (ba) tỷ đồng Việt Nam, từ ngày 01/01/2015 là 5
7