Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

OFFSHORE VÀ CÁC LỢI THẾ CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI - TRẦN THẮNG ppsx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
OFFSHORE VÀ CÁC LỢI THẾ CỦA NÓ TRONG NỀN
KINH TẾ THẾ GIỚI Trần Thắng
Các khu offshore đầu tiên xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 theo sáng kiến của một
loạt các quốc gia nhỏ, nhưng hướng tới sự phát triển trên cơ sở nền tảng của
việc kinh doanh đa quốc gia. Đó là những điểm tích trữ và trung chuyển trong
việc dịch chuyển tư bản (vốn) trên toàn cầu. Chính phủ của các quốc gia này
ganh đua nhau đến mức tối đa trong việc cung cấp những ưu đãi về thuế, đơn
giản hoá những thủ tục trong việc báo cáo tài chính và giữ bí mật về thành phần
cổ đông của các công ty offshore. Những dịch vụ này trở nên hấp dẫn đến mức,
hiện nay có thể nói về việc hình thành cộng đồng thương mại thế giới về nền
tiểu văn hoá offshore.
Tại sao lại là Offshore?
Không phải ngẫu nhiên mà các nước phát triển với hệ thống thuế khắt khe luôn
tìm cách hạn chế hoạt động của offshore khi khởi xướng những cuộc điều tra
chống tham nhũng dưới biểu tượng của FATF. Những ưu thế các sơ đồ
offshore lớn đến mức nó trở thành một yếu tố quyết định trong cạnh tranh thị
trường.
Thứ nhất, offshore giải quyết vấn đề khác biệt trong chế độ thuế giữa các quốc
gia khác nhau. Ở các vùng offshore, thuế lợi tức doanh nghiệp, thông thường
chỉ là một vài phần trăm hoặc đôi khi là không tồn tại. Thuế tài sản ở mức tối
thiểu, không đánh thuế các khoản thu nhập (cổ tức, tiền lãi ngân hàng…), đó là
những nét riêng dành cho những vùng offshore đặc biệt.
Thứ hai, offshore giúp cho việc lấy lại tối đa những lợi ích từ việc quản lý tài
chính doanh nghiệp, đầu tư và “cổ phần, hùn vốn”. Rất nhiều các vùng offshore
đặt ra những ưu đãi về thuế khi tiến hành đầu tư giữa các công ty mà có gắn
liền với quyền sở hữu. Điều này quan trọng khi hinh thành các Holding. Khi
thực hiện những sở đồ thương mại, việc thành lập các công ty và kế toán tài
chính được giản lược rất nhiều, tạo điều kiện để phát triển và phối hợp chuối
móc xích giữa các đối tác trung gian. Việc có những thỏa thuận về việc tránh
đánh thuế kép giữa những vùng offshore tạo điều kiện thực hiện trung chuyển
tiền tệ qua các vùng này với những chi phí về thuế nhỏ nhất.
Cuối cùng, chính tại các vùng offshore, các công ty nước ngoài cảm thấy mình
tự tin hơn là ở Nga, và tích cực giao dịch hơn với các đối tác Nga khi những
đối tác này có các offshore của mình.
Mua ở đâu, bán ở đó.
Ở Nga, lợi ích của offshore được các doanh nghiệp ngoại thương đánh giá đầu
tiên (đó là các công ty tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa). Nhằm lôi kéo lại