Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

oda của nhật bản vào phát triển cơ sở hạ tầng tại việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề tài : ODA của Nhật Bản vào phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam
Chương I: TỔNG QUAN VỀ VỐN ODA VÀ VỐN ODA NHẬT BẢN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở VIỆT NAM.
1.1 Những vấn đề chung về ODA :
1.1.1. Khái niệm vốn ODA :
1.1.2. Nội dung viện trợ ODA :
- Viện trợ không hoàn lại.
- Viện trợ có hoàn lại.
- Viện trợ hỗn hợp.
1.1.3. Các hình thức viện trợ ODA :
- Hỗ trợ cán cân thanh toán.
- Tín dụng thương mại.
- Hỗ trợ dự án.
1.1.4. Vai trò của nguồn vốn ODA
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn ODA :
1.2.1. Khái niệm.
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá.
- Đánh giá vĩ mô.
-Đánh giá vi mô.
-. Đánh giá dự án cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
1.3. Đặc điểm về nguồn vốn ODA của Nhật Bản :
1.3.1. Tổng quan về viện trợ phát triển của Nhật Bản.
1.3.2. Cách tiếp cận viện trợ của Nhật Bản.
1.3.3. Các điều kiện viện trợ của Nhật Bản.
1.3.4. Chính sách và ưu tiên của Nhật Bản với Việt Nam.
Chương II : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG BẰNG
NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN.
2.1. Tình hình thu hút vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam :
- Quy mô nguồn vốn ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam
- ODA phân theo
3.2. Tình hình sử dụng vốn ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam :
- Tình hình giải ngân nguồn vốn ODA
- Thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng :
+ Ngành Giao thông vận tại.
+ Cấp nước.
+ Bưu chính viễn thông
3.3 Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản
3.3.1: Kết quả đạt được
3.3.2: Hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Hạn chế :
- Tốc độ giải ngân chậm, không đảm bảo tiến độ dự án đã kí kết , làm giảm hiệu quả sử
dụng vốn.
- Chất lượng công trình thấp và hiệu quả sử dụng công trình chưa cao.
- Công tác quản lý thiếu sót.
3.3.2.2. Nguyên nhân :
- Việc kí kết hợp đồng còn nhiều sơ suất và chưa quan tâm đến hiệu quả vốn ODA khi sử
dụng.
- Thiếu môi trường pháp lý minh bạch, cụ thể và có tính đồng bộ cao trong quản lý và sử
dụng vốn ODA.
- Mô hình quản lý các công trình sử dụng ODA chưa hợp lý.
- Năng lực và đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ trong các ban quản lý dự án
yếu kém.
Chương III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ODA
NHẬT BẢN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI VIỆT NAM.
1. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam
- Hoàn thiện môi trường pháp lý và cơ chế chính sách.
- Hoàn thiện cơ chế và mô hình quản lý phù hợp ; Quản lý chặt chẽ các dự án chống thất
thoát lãng phí.
- Chuẩn bị cẩn thận , chi tiết các khâu chuẩn bị dự án để đảm bảo thuận lợi trong quá
trình thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng.
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ
cán bộ làm việc trong các dự án.
.
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hai thập kỷ chuyển đổi cơ chế kinh tế, Việt Nam đã tiến một bước dài trên con đường phát
triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, nước ta vẫn được đánh giá là một nước nông
nghiệp. Việc lựa chọn đường lối phát triển kinh tế như thế nào sao cho phù hợp với điều kiện
thực tế của đất nước và môi trường kinh tế quốc tế là rất cần thiết. Vì vậy, vấn đề đặt ra là Việt
Nam cần tiếp tục lựa chọn những bước đi như thế nào để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
trong điều kiện mới hiện nay. Là một nước đang phát triển, sự trợ giúp, viện trợ phát triển là một
trong những yếu tố quan trọng để chúng ta bước đi những bước đi vững vàng hơn trên con đường
hội nhập và phát triển kinh tế.
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA) là các khoản tài trợ chính
thức, bao gồm viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi, do chính phủ các nước, các định chế tài
chính và các tổ chức quốc tế dành cho Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ sự nghiệp phát triển kinh tế
- xã hội và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.
Việt Nam đã trải qua gần 20 năm tiếp nhận nguồn vốn ODA kể từ khi chính thức nối lại quan hệ
với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế vào tháng 11 năm 1993. Nguồn vốn ODA trong gần 20
năm qua đã song hành và đóng góp không nhỏ vào công cuộc phát triển và xóa đói giảm nghèo
của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Hiện
nay, Việt Nam đang có quan hệ với 51nhà tài trợ trong đó có 23 nhà tài trợ đa phương và 28 nhà
tài trợ song phương, trong đó, Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất chiếm tới khoảng 40% tổng số
vốn mà cộng đồng quốc tế cam kết.
Vốn ODA từ Nhật Bản đã góp phần không nhỏ trong trong những thành tựu phát triển kinh tế -
xã hội mà Việt Nam đạt được trong thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đời sống kinh tế - xã
hội của đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu phát triển quan trọng: Tình hình chính trị, xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng
nhanh, đời sống nhân dân, nhất là người nghèo được cải thiện rõ rệt, vai trò và vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế và khu vực không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, nguồn vốn viện trợ
từ Nhật Bản đã thực sự được sử dụng hiệu quả chưa? Trong thời gian học tập, em đã có nhiều cơ
hội để nghiên cứu về Vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam. Vì vậy em lựa chọn đề án nghiên
cứu là: “ODA của Nhật Bản vào phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam “.
Kết cấu đề tài gồm 03 chương:
Chương I: Tổng quan về vốn ODA và vốn ODA của Nhật Bản phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt
Nam