Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ô nhiễm và giải pháp xử lý nước thải
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CHO LÀNG NGHỀ TINH BỘT HOÀI HẢO – TỈNH BÌNH ĐỊNH
NGUYỄN VĂN PHƯỚC - NGUYỄN THỊ THANH PHƯỢNG
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM
Tóm tắt: Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề Hoài Hảo-Hoài Nhơn – Bình Định đang ở mức báo
động bởi nước thải tinh bột mì. Nguồn nước thải trên chứa hàm lượng cặn cao, pH thấp , khó phân hủy, bốc
mùi chua nồng ảnh hưởng đếnmôi trường xung quanh.
Nghiên cứu xử lý nước thải tinh bột mì được thực hiện bằng phương pháp sinh học, áp dụng mô hình phân
hủy kị khí hai giai đoạn (giai đoạn acid hoá và metan hóa) kết hợp với mô hình lọc sinh học hiếu khí.
Kết quả nghiên cứu trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy với nước thải nguyên thủy COD dao động từ
2.500-18.000 mg/l; SS trong khoảng 120 – 3000 mg/l; N tổng lên đến 450 mg/l hiệu quả khử COD lên đến
95% - 99%. Nước thải trong suốt, mất màu, mùi đạt tiêu chuẩn thải loại B.
1. Đặt vấn đề
Làng nghề Hoài Hảo thuộc huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định sinh sống chủ yếu từ hoạt động sản xuất chế
biến tinh bột mì kết hợp với chăn nuôi. Trước đây, khi quy mô sản xuất còn chưa phát triển, phần lớn nước
thải sản xuất tinh bột được xả thẳng xuống hệ thống kênh rạch hoặc các khu đất trống tự thấm nước, nhưng
trong nhiều năm gần đây môi trường sống ở làng nghề đã có những chuyển biến theo chiều hướng đáng lo
ngại bởi nước thải tinh bột khoai mì với lưu lượng thải lớn, CN và hàm lượng chất hữu cơ quá cao khi chảy
ra kênh rạch bốc mùi chua nồng, nước đỏ hồng do phản ứng chuyển hoá của CN. Nước ngấm xuống đất
gây ô nhiễm nước ngầm. Nước chảy tràn vào đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường đất làm thay đổi đặc tính
đất và năng suất cây trồng.
Xã Hoài Hảo hiện có khoảng 694 cơ sở sản xuất chế biến tinh bột mì và tập trung thành 258 cụm hộ sản
xuất lớn. Đây là xã cósố hộ sản xuất tinh bột mì nhiều nhất tại huyện Hoài Nhơn. Đặc điểm của loại hình
sản xuất này là lượng nước thải sinhra khá lớn từ 8-12 m3 nước thải cho một tấn sản phẩm và nguồn nước
thải gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường.
Nghiên cứu xử lý nước thải tinh bột mì bằng phương pháp lọc sinh học kị khí kết hợp lọc sinh học hiếu khí
hoàn toàn khả thi, phù hợp với điều kiện làng nghề: đất rộng, công nghệ đơn giản, chi phí quản lý và vận
hành thấp, không đòi hỏi trình độ vận hành, hệ thống có thể hoạt động gián đoạn. chịu biến động về nhiệt
độ và tải lượng ô nhiễm.
Mô hình có khả năng áp dụng thực nghiệm trên quy mô hộ gia đình, và cụm gia đình do vậy các thông số
nghiên cứu có khả năng áp dụng thực tiển.
2. Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Công nghệ xử lý nước thải tinh bột mì bao gồm: Xử lý kị khí hai giai đoạn trong đó giai đoạn 1: xử lý tại bể
acid hóa. Tại đây, COD không giảm đáng kể mà phần lớn các chất hữu cơ phức tạp như Protein, chất béo,
đường chuyển hoá thành acid hoặc các hợp chất hữu cơ đơn giản, đồng thời các vi khuẩn đã tham gia vào
quá trình khử CN. Sau khi qua giai đoạn acid hóa nước thải được tiếp tục xử lý tại bể lọc sinh học kị khí
với mục đích chính là chuyển hoá acid thành CO2 và CH4.
Sau cùng, nước thải được xử lý bằng phương pháp lọc sinh học hiếu khí nhằm xử lý triệt để các hợp chất
hữu cơ còn lại có khả năng phân hủy sinh học.
Mô hình hệ thống xử lý nước thải được trình bày ở hình 1: