Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nv tổng hợp các bài tập làm văn ngữ văn 9
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phân tích nhân vật anh thanh niên - mẫu 1
Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) là một trong tác giả xuất sắc chuyên viết truyện ngắn với
những con người ở hậu phương luôn âm thầm, lặng lẽ cống hiến hết mình cho đất nước, tổ
quốc. Và một trong những nhân vật tiêu biểu nhất phải kể đến nhân vật anh thanh niên trong
truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" sáng tác năm 1970. Đồng thời ở anh cũng bộc lộ lên những
phẩm chất, triết lý tươi đẹp đáng trân quý và lớn lao về cuộc sống và công việc ở thời đại
mới.
Trước hết, trong một hoàn cảnh sống và làm việc khó khăn nhưng anh đã vượt lên để sống
đẹp và làm việc có ích cho cuộc đời. Anh thanh niên được tác giả giới thiệu qua nhân vật bác
lái xe là người 27 tuổi, sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. Ở đó là một khung
cảnh vô cùng khắc nghiệt với bốn bề là mây mù, hiểm trở. Vì thế, đã có những lúc anh thèm
người đến nỗi phải tự chặt cây chắn đường chỉ để được gặp người - đó là lúc anh mới lên
công tác. Với công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu chuyên "đo gió, đo nắng, tính mây, đo
chấn động mặt đất...".
Công việc này đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Nhưng dù
ở nơi cô đơn, hẻo lánh nhất của đất nước anh vẫn không bỏ quên nhiệm vụ của mình, thậm
chí những lúc gió rét nhất của 1 giờ sáng anh cũng không ngại khó để hoàn thành. Qua đó, ta
có thể thấy được một vẻ đẹp đáng trân trọng về anh thanh niên, một người trẻ tuổi dám
đương đầu sự thử thách công việc nơi cô đơn, vắng vẻ.
Anh thanh niên mang nhiều phẩm chất tốt đẹp về suy nghĩ, lý tưởng cũng như tình cảm cao
đẹp. Anh luôn sống gắn bó với sự nghiệp đất nước, có trách nhiệm với cuộc đời, không
ngừng cống hiến lý tưởng cho đất nước. Điều đó được biểu qua hành động xin xung phong đi
bộ đội khi đất nước có chiến tranh không thành thì anh lại xung phong làm khí tượng trên núi
cao. Và với công việc thầm lặng của mình thì anh luôn yêu quý và say mê. Bởi anh ý thức
được công việc đơn giản này vô cùng hữu ích cho cuộc sống và cho nhiều người khác.
Và ta càng khâm phục tinh thần làm việc đầy trách nhiệm của anh hơn khi giữa hoàn cảnh
lạnh lẽo, heo vắng ấy anh lại xem công việc với mình là bạn "công việc của cháu gian khổ
thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn chết mất". Cũng nhờ suy nghĩ ấy mà không hề cảm thấy cô
đơn trên đỉnh núi Yên Sơn mà ngược lại anh vô cùng hạnh phúc trong công việc của mình.
Và suy nghĩ đẹp về công việc ấy khiến anh thêm yêu cuộc sống và con người xung quanh
hơn, giúp anh có thêm nghị lực để vươn lên, để cuộc sống đẹp, đầy ý nghĩa với đất nước với
cuộc đời.
Chưa hết, anh không chỉ có ý chí vươn lên giữa hoàn cảnh khắc nghiệt và suy nghĩ, lý tưởng
cũng như tình cảm cao đẹp mà còn có những hành động đẹp đáng học hỏi và trân trọng.
Những hành động đẹp ấy là anh tự vượt qua hoàn cảnh khó khăn để sống và làm việc thành
công, chiến thắng chính mình. Anh tự nguyện cũng như tự giác yên tâm công tác hoàn thành
xuất sắc công việc được giao. Đồng thời, cùng lòng yêu nghề là tinh thần ý thức trách
nghiệm giúp anh giỏi nghề và thạo nghề. Đến nỗi "ban đêm không nhìn thấy bằng mắt nhìn
gió lay lá hay nhìn trời....có thể nói được mây tính được gió". Bên cạnh đó, anh làm việc rất
hiệu quả, góp phần vào chiến công chung của dân tộc và chiến công vẻ vang nhất phải kể đến
là "giúp bộ đội hạ được nhiều máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng nhờ phát hiện đám mây khô".
Những hành động đẹp của anh thanh niên không dừng lại ở đó. Mặc dù đạt được nhiều thành
tích đáng khen ngợi trong công việc nhưng anh không ngừng, nỗ lực học hỏi để hoàn thiện
mình hơn. Vì thế, anh không ngừng đọc sách để nâng cao trình độ hiểu biết, anh xem sách là
bạn, là niềm vui trong cuộc sống.
Từ những hành động đẹp trên anh thanh niên đã hình thành và có nhiều phong cách sống
cũng như tình cảm đẹp đẽ. Điều đó được thể hiện việc anh tự tổ chức, sắp xếp cuộc sống của
mình thêm vui vẻ và đầm ấm hơn. Anh tự trồng hoa với đủ màu sắc và chủng loại từ hoa
dơn, hoa cẩm chướng, xanh, vàng, tím... để cuộc sống tinh thần thêm thú vị, tươi mát. Hay
anh tự nuôi gà vừa để cung cấp thực phẩm hằng ngày lại vừa gợi lên được không khí gia đình
êm ấm, ấm áp.
Qua những dẫn chứng này trong tác phẩm, ta có thể thấy cuộc sống đẹp tuy giản dị nhưng
tao nhã, khoa học, tâm hồn không cô độc, cằn cỗi, vươn lên khó khăn, khắc nghiệt. Đặc biệt,
anh thanh niên còn là người giàu tình cảm, mến khách. Sống một mình với anh củ tam thất
vô cùng cần thiết nhưng anh sẵn sàng tặng bác lái xe khi nghe tin vợ bác bị ốm, tặng cô kỹ sư
một bó hoa và tặng giỏ trứng gà cho bác họa sĩ. Anh cũng luôn tự hào về người bố đi bộ đội
của mình và khao khát gặp nói chuyện với mọi người.
Và ta càng thấy được một tính cách đẹp và đáng trân trọng hơn ở anh bởi tính khiêm tốn. Khi
được ông họa sĩ muốn vẽ anh nhưng lại giới thiệu những người xứng đáng hơn như ông kỹ
sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét...). Có thể thấy qua việc miêu tả những phong cách
sống đẹp của anh thanh niên, tác giả đã làm nổi bật lên bức tranh con người lao động vô danh
(anh thanh niên - một danh từ chung) là những mà "không ai nhớ mặt đặt tên nhưng đã làm
ra đất nước - Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm" nhưng sống có lý tưởng, âm thầm, lặng lẽ
cống hiến cho cuộc sống, cho quê hương, đất nước.
Bằng nghệ thuật kể chuyện theo ngôi thứ ba, anh thanh niên được nhìn nhận qua các nhân
vật khác là cô kỹ sư, ông họa sĩ và bác lái xe, tác giả Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành
công những vẻ đẹp, tính cách của anh.
Như vậy, chỉ bằng một số chi tiết và chỉ xuất hiện trong 30 phút gặp gỡ ngắn ngủi, tác giả đã
phác họa được nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa với những nét đẹp về tinh thần,
tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc. Anh chính là đại
diện tiêu biểu cho những người ở Sa Pa là chân dung người lao động mới.
Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà - mẫu 1
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết:
Thêm một người trái đất sẽ trật hơn
Nhưng thiếu mẹ thế giới đầy nước mắt"
Vượt qua khuôn khổ trật hẹp của câu chữ, câu thơ trên đề cao vai trò, ý nghĩa lớn lao của
bậc sinh thành đối với con cái. Thật hạnh phúc biết bao với những ai sinh ra và lớn lên luôn
có cha, có mẹ bên cạnh. Nhưng cũng thật bất hạnh biết bao khi ai đó sinh ra trên đời đã thiếu
vắng tình cảm của mẹ cha. Và bé Thu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn
Quang Sáng là một con người phải chịu cái cảnh bất hạnh như thế.
Bé Thu sinh ra trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, sinh ra và lớn lên trong tình yêu
thương bao bọc của mẹ nhưng lại thiếu đi bóng dáng của người cha. Bởi cha bé Thu – ông
Sáu đi lính chiến đấu chống giặc, hai cha con chỉ giao tiếp với nhau, nhìn nhận nhau qua một
tấm ảnh chụp. Và sau tám năm dòng xa cách, ông Sáu – cha của bé đi lính trở về khi hòa
bình lập lại, niềm khát khao của người cha dâng đầy trong lòng ông, lòng nôn nóng vồ vập
mong được gặp con và ôm con vào lòng. Nhưng thật trớ trêu thay, bé Thu lại không nhận
ông là cha và tỏ thái độ lảng tránh ông. Cảnh gặp gỡ diễn ra trong phút chốc nhưng cũng
khiến người đọc không cầm được nước mắt. Đang chơi ở ngoài sân, từ phía xa xa, bỗng có
người gọi tên mình, lại xưng là “ba”, Thu “giật mình tròn xoe mắt”. Nó ngơ ngác, lạnh lùng,
mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “má, má”. Phản ứng đó của bé Thu là phản ứng rất
bình thường và hợp lí. Bởi trước mắt bé bây giờ là hai người đàn ông hoàn toàn xa lạ. Từ khi
mới lọt lòng, bé chưa hề biết mặt cha ngoài đời ra sao, tình cảm cha con chỉ được thông qua
một tấm ảnh chụp với má nó, nay bỗng có người có một vết sẹo dài trên mặt lại giần giật đỏ
ửng lên trông thật dễ sợ (khác với ảnh chụp chung với má) lại xưng “ba”, gọi mình là ‘con”
nên phản ứng của bé chạy vụt đi và thất thanh gọi mẹ là điều rất dễ thông cảm. Chẳng phải
người lớn vẫn dặn dò con trẻ, không được nghe theo lời người lạ, bởi đó là những ông ba bị
chuyên đi lừa và bắt cóc trẻ con hay sao?. Vì thế phản ứng của bé Thu là một thái độ vô cùng
chân thực của một đứa trẻ ngây thơ, bé bỏng.
Ba ngày được nghỉ phép ở nhà, ông Sáu dồn hết tìn cảm của người cha cho bé Thu. Ông
tìm mọi cách để vỗ về, chiều chuộm con chỉ để nghe một tiếng gọi “ba” của con bé. Nhưng
ông càng gần con, bé Thu lại càng xa lánh, thậm chí là phản ứng quyết liệt: Khi mẹ bảo gọi
ba vào ăn cơm hay chắt nước nồi cơm to đang sôi sùng sục trên bếp, bé chỉ nói trổng, nói
trống không. Khi ông Sáu gắp cái miếng trứng cá vào chén của bé thì bé lấy đũa soi soi vào
chén rồi bất thần hất miếng trứng cá ra ngoài, làm cơm bắn tung tóe ra cả mâm. Bị cha đánh
đòn, bé không khóc mà chạy sang nhà ngoại, cố ý khua dây cột xuồng cho thật to. Bé Thu
thật là bướng bỉnh, cứng đầu và gan lì. Đến bác Ba – người ngoài cuộc cũng phải nghĩ “con
bé đáo để thật”, còn ông Sáu thì không nén được tức giận nên đánh và quát con “Sao mày
cứng đầu quá vậy?”. Tuy nhiên, thái độ của bé thu hoàn toàn không đáng trách. Bởi đơn giản
là vì bé thấy người cha của hiện tại trước mắt khác với tấm hình chụp chung với má của bé
quá. Vả lại Thu còn quá bé bỏng để có thể thấu hiểu được sự khắc nghiệt của cuộc sống, của
chiến tranh và người lớn cũng chưa kịp giả thích cho bé hiểu nên bé không tin là người có
vết sẹo trên mặt kia là ba của mình. Đồng thời, điều đó cũng chứng tỏ tình cảm sâu sắc của
bé dành cho ba. Bé chỉ yêu, chỉ nhận ba khi biết chính xác đó là ba của bé mà thôi.
Trong đêm bỏ sang nhà ngoại, Thu được bà giải thích về vết sẹo dài trên má của ba đã làm
thay đổi cả khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ được giải tỏa, con bé nằm im nghe bà kể rồi “thỉnh
thoảng lại thở dài như người lớn”. Vì thế, suốt cả một đêm bé không ngủ được, có lẽ vì cảm
thấy ân hận và nuối tiếc đã đối xử không tốt với cha mình. Buổi sáng chia tay ấy, trước lúc
ông Sáu lên đường, thái độ và hành động của bé khác hoàn toàn mọi khi: “nó không bướng
bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu”. Khi đối diện với ông Sáu, “đôi
mắt mông mông của con bé bỗng xôn xao”, “tình cảm cha con như bỗng trỗi dậy trong người
nó”, “nó kêu thét lên: “Ba…a…a…ba!”. Sự khao khát tình cảm cha bị kìm nén suốt mấy
năm, nay bỗng bật lên xé tan cả sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, “nghe thật xót xa”.
Thế rồi, nó vừa kêu, vừa chạy tới, nhanh như một con sóc, “nó chạy thót lên và dang hai tay
ôm lấy cổ ba nó”. Sự xúc động ngẹn ngào đã khiến “làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên”.
Nó hôn khắp người ông Sáu, “hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba
nó nữa”. Sợ cha đi mất, “chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân
câu lấy ba nó và đôi vai nhỏ bé của nó run run”. Sau khi nghe ông Sáu nói: “Ba đi rồi ba về
với con”, bé Thu thét lên: “không!”. Vừa khóc vừa không cho cha đi. Giọt nước mắt ấy là
biểu hiện của tình cha con ấm áp, của sự hạnh phúc vỡ òa khi nhận ra cha sau tám năm xa
cách, lại vừa xen lẫn cả sự ăn năn, hối hận vì không kịp nhận ra cha sớm hơn chút nữa…
Chứng kiến cảnh ngộ ấy, có người đã không cầm được nước mắt, còn bác Ba thì cảm thấy
như có bàn tay nắm lấy trái tim mình mà bóp thắt lại…
Qua thái độ và hành động của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha mình, người
đọc thấy được đằng sau sự hồn nhiên, ngây thơ và cứng đầu, bướng bỉnh của bé là tình cảm
cha con sâu nặng, bền chặt, thiêng liêng. Đồng thời, người đọc cũng thấy được Nguyễn
Quang Sáng là nhà văn rất am hiểu tâm lí và yêu thích trẻ thơ nên mới có những trang văn
thật sinh động và cảm động về tình cha con đến như vậy!.
Tóm lại, qua hình tượng nhân vật bé Thu, chúng ta thấy thật sự thấm thía xót xa và cảm
động trước tình cảm cha con họ dành cho nhau. Dù khoảng cách của chiến tranh, của không
gian và thời gian sau tám năm ròng xa cách vẫn không thể nào giết chết được tình cảm mà
cha con họ hướng về nhau, để rồi khi gặp gỡ, tình cảm bất thử thiêng liêng ấy trỗi dậy mạnh
mẽ, khiến người đọc cũng phải cảm động mà rơi nước mắt. Chẳng thế mà, trước khi ông Sáu
hi sinh, dù không còn đủ sức trăng trối lại điều gì nhưng tình cảm cha con là không thể chết
được, ông Sáu đã rút chiếc lược trong túi áo ra mà đưa cho ông Bà, như muốn nhắn nhủ lời
gì đó mà ông không thể cất được thành lời. Và sau ba năm ông Sáu mất, lúc này bé Thu đã
trở thành cô giao liên xinh đẹp, dũng cảm, nhận được chiếc lược ngà mà ông Ba đưa cho,
lòng cô không kìm được lòng mình. "Hai giọt lệ sắp rơi xuống bỗng vỡ ra tràn đầy qua đôi
mắt". Và những giọt nước mắt ấy của Thu là giọt nước mắt cho tình phụ tử sâu nặng, bất
biến, vĩnh hằng!.
Phân tích Viếng lăng Bác - mẫu 1
"Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha."
Nỗi mong chờ và ao ước của đồng bào miền Nam được Bác vào thăm không còn nữa!
Người đã ra đi mãi mãi để lại bao niềm nuối tiếc trong lòng mỗi người dân Nam Bộ, Viễn
Phương - nhà thơ trẻ miền Nam - được vinh dự ra thăm lăng Bác. Tác giả đã thay mặt nhân
dân miền Nam bày tỏ tình cảm của mình khi đứng trước người cha già dân tộc. Xúc dộng tận
đáy lòng, Viễn Phương viết bài "Viếng lăng Bác". Đây là bài thơ gợi cho em niềm cảm xúc
sâu xa nhất.
Cảm xúc đầu tiên mà em cảm nhận được từ bài thơ có lẽ vì bài thơ thể hiện được tình cảm
chân thành và giản dị của đồng bào Nam bộ muốn nhắn gửi, nhờ Viền Phương nói hộ cùng
Bác nỗi mong chờ và mong đợi Bác vào thăm.
Xúc động dạt dào, mở đầu bài thơ, tác giả viết:
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre! Xanh xanh Việt Nam"
Tình cảm của nhà thơ rất chân thành và cũng rất gần gũi. Đối với người chiến sĩ miền
Nam được ra thăm lăng Bác là một điều rất vinh dự. Nhưng không vì thế mà giảm mất tình
yêu thương của tác giả đối với Bác. Câu thơ ấm áp tình người với cách xưng hô thân mật
"con". Bởi tất cả mọi người đều là những người con trung hiếu của Bác, xem Bác như 'là cha,
là bác, là anh". Tình người bao la, giản dị, tình dân tộc đằm thắm mến yêu. Đoạn thơ đã tạo
nên một không khí ấm áp, gần gũi. Tác giả khéo léo chọn hình ảnh cây tre, hình ảnh thân
thuộc của đất nước để mờ bài thơ rộng hơn. xa hơn nhưng cũng gần gũi hơn bao giờ hết.
Nhắc đến hình ảnh cây tre, ta lại nghĩ tới dất nước, tới dân tộc Việt Nam với bao đức tính cao
quí. Tre anh dũng trong chiến đấu, tre yêu thương giúp đỡ dân tộc, tre hi sinh cho thế hệ mai
sau và tre cũng rất anh hùng bất khuất:
"Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường"
Tre đã vất vả, chịu nhiều nắng mưa nhưng vần hiên ngang đứng giữa trời xanh, như dân
tộc ta không bao giờ khuất phục bọn giặc cướp nước "Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng".
Theo đoàn người, tác giả vào thăm lăng Bác, nhà thơ nhìn thấy:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."
"Mặt trời" ngày ngày đi qua trên lăng là mặt trời của đất, nguồn sáng lớn nhất, rực rỡ và
vĩnh viễn trên thế gian. Nhưng mặt trời ấy còn thấy và nhận ra một mặt trời khác, một "'mặt
trời trong lăng" rất đỏ. Mặt trời trên cao được nhân hóa, nhìn mặt trời trong lăng bằng đôi
mắt của mặt trời. Một hình ảnh chứa chan bao tôn kính đối với Bác Hồ vĩ đại. Bàng hình ảnh
ẩn dụ, nhà thơ đã ví Bác là mặt trời. Người là mặt trời đỏ rực màu cách mạng sẽ mãi mãi
chiếu sáng đường chúng ta đi bằng sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Đây là nét nghệ
thuật sáng tạo cùa tác giả. Độc đáo hơn, nhà thơ còn sáng tạo một hình ảnh khác nữa để ca
ngợi Bác:
"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân."
Hình ảnh những dòng người đi trong thương nhớ kết thành những tràng hoa không chỉ là
hình ảnh tả thực so sánh những dòng người xếp thành hàng dài vào lãng Bác trông như
những tràng hoa vô tận. Nó còn có nghĩa tượng trưng: Cuộc dời của họ đã nở hoa dưới ánh
sáng của Bác. Những bông hoa tươi thắm đó đang đến dâng lên Người những gì tốt đẹp nhất.
"Dâng bẩy mươi chín mùa xuân". Đây là hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng. Con
người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm
ra những mùa xuân cho đất nước, cho con người. Nhà thơ vào lăng, được nhìn thấy Bác nằm
trong giấc ngủ bình yên giữa một vùng ánh sáng nhè nhẹ dịu hiền. Ánh sáng ấy nơi Bác nẳm
được nhà thơ miêu tả như ánh sáng một vầng trăng hiền dịu:
"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!"
Ánh sáng của những ngọn đèn mờ ảo trong lăng gợi nhà thơ sự liên tưởng thật là thú vị
"ánh trăng". Tác giả đã thế hiện sự am hiểu của mình về Bác qua sự liên tường kì lạ đó. Bởi
trăng với Bác từng là đôi bạn tri âm tri kỉ. Ánh trăng bát ngát ngoài trời đã từng vào thơ Bác
trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để ru giấc ngủ ngàn thu cho Người.
Với hình ảnh "vầng trăng sáng dịu hiền" dụng ý nhà thơ còn muốn tạo ra một hệ thống hình
ảnh vũ trụ để ví với Bác. Người có lúc như mặt trời ấm áp, có lúc dịu hiền như ánh trăng
rằm. Bác của chúng là là vậy. "Mặt trời", "vầng trăng", "trời xanh" đó là những cái mênh
mông bao la của vũ trụ được nhà thơ ví như cái bao la rộng lớn trong tình thương của Bác.
Đó cũng là biểu hiện sự vĩ đại, rực rỡ. cao siêu của con người và sự nghiệp cùa Bác. Biết
rằng Bác vẫn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng và tâm trí nhân dân như bầu trời xanh
vĩnh viễn trên cao. Nhưng nhà thơ vẫn không khỏi thấy nhói đau trong lòng khi đứng trước
thi thể của Người: "Mà sao nghe nhói ở trong tim". Nỗi đau như hàng ngàn mũi kim dâm vào
trái tim thổn thức của tác giả. Đó là sự rung cảm chân thành của nhà thơ.
Còn đứng trong lãng Bác, nhưng khi nghĩ đến lúc phải xa Bác, Viễn Phương thấy bịn rịn
không muốn dứt. Tình cảm của nhà thơ trong suốt thời gian trên luôn sâu lắng, đau lặng lẽ
nhưng đến giây phút này, Viễn Phương không thể nào ngăn được nữa. để cho tình cảm theo
dòng nước mắt tuôn trào, dâng lên cao và tha thiết nhất "mơ về miền Nam thương trào nước
mắt". Chỉ nghĩ đến việc về miền Nam, tác giả cũng đã "trào nước mắt", luyến tiếc khi chia
tay, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ, ở câu thơ này, tác giả không sử dụng một nghệ
thuật gì cả, chỉ là lời nói giản dị, là tình thương sâu lắng tự tấm lòng nhưng lại làm cho ta xúc
động, bài thơ thêm giàu cảm xúc. Một cách nói không hoa mĩ, chân thành như người dân
Nam bộ, nhưng lại lắng trong đó nỗi thương yêu đau đớn không có gì có thể nói và tả được
Tác giả thay mặt cho nhân dân miền Nam .bày tỏ niểm thương tiếc vô hạn đối với vị cha già
dân tộc. Câu nói giản dị ấy làm người đọc thêm hiểu và đồng cảm với cảm xúc của Viễn
Phương, bởi lời nói đó đều xuất phát từ muôn triệu trái tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không
khác gì tác giả. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác
bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá. Ước nguyện thành kính của Viễn Phương cũng là mong
ước chung của những người đã hoặc chưa một lần nào gặp Bác:
"Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này."
Từ ngữ "muốn làm" được lặp di lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện được ước muốn,
sự tự nguyện của tác giả. Hình ảnh cây tre lại xuất hiện khép bài thơ lại một cách khéo léo.
Một mong ước chân thành của nhà thơ. Tác giả muốn làm con chim hằng ngày ca hót cho
Bác yên ngủ, làm đóa hoa tỏa hương thơm ngào ngạt, cùng muôn đóa hoa khác làm đẹp nơi
Bác nghỉ. Và vui sướng nhất khi được làm cây tre trung hiếu đứng mãi bên Bác canh từng