Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nước Xích Quỷ - Việt - Sở, những nghi vấn nguồn gốc 3 pot
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Xích Quỷ - Việt - Sở, những nghi vấn nguồn gốc
3
iii) Ta cũng để ý đầu óc mấy ông Tàu cũng rất phức tạp và tinh vi ở chỗ hết dùng
phương hướng họ lại dùng đến màu sắc để phân biệt đám rợ này với nhóm rợ kia.
Y hệt như cái thuyết Ngũ Hành. Theo ngũ hành họ có Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ,
tương ứng với Tậy Đông Bắc Nam Trung, và với các màu Trắng Xanh Đen Đỏ
Vàng. Đủ kiểu dáng để tha hồ phân biệt. Đối với 'Xích Địch' họ gọi đó đám rợ da
màu thổ chu (đất đỏ) để phân biệt với các đám U Man (Wu man), tức rợ da màu
đen đen - có lẽ chỉ Thái đen, và đám Bạch Man hay Bạch Di, tức rợ da hơi trắng.
Đám U man, có tài liệu [11] cho biết, cư ngụ tại địa bàn Nam Chiếu (Vân Nam) và
Dạ Lang (Quí Châu), cũng thuộc địa bàn chủng Thái, chứ không phải chủng Lạc.
Đặc biệt nước rợ Việt của Câu Tiễn cũng từng được gọi U Việt, có lẽ người 'Việt'
ở đó hồi xưa có da ngâm ngâm đen, trừ nàng Tây Thi? Theo Lăng Thuần Thanh,
thư tịch Trung Hoa cổ thời gọi hai khối Yi (Di) và Yueh (Việt), là đám rợ đen (U
man) [12]. Rất lộn xộn, nhưng theo thiển ý, có vẻ cả hai khối Đông Yi ở miệt Sơn
Đông và Bách Việt phía Nam sông Dương Tử đều có các nhóm da màu đen đen
(iv) Phân biệt 'U man', 'Xích địch' cũng là phân biệt với 'Bạch Man' hay 'Bạch Yi'.
một đám quỷ, đám rợ, có da trăng trắng. Bạch Man có lẽ được người Hoa dùng để
chỉ đám rợ Nguyệt Chi (còn gọi Nhục Chi) tức Turkistan hay Tokhares hoặc
Tocharians, mà ngày nay họ ưa gọi Tujia (Thổ gia) - gốc da trắng. Ngày xưa có
thể họ là chủ nhân nước Ba [15], nằm cạnh nước Thục. Đám Thổ gia (Tocharians)
chính là đóng góp của chủng da trắng đối với chủng Tàu nguyên thủy [1]. Họ xuất