Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nửa thế kỉ phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam (từ 1960 đến nay)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Cao Thị Thu Hoài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 9 - 13
9
NỬA THẾ KỈ PHÁT TRIỂN VĂN XUÔI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM (TỪ 1960 ĐẾN NAY)
Cao Thị Thu Hoài *
Khoa Đào tạo giáo viên THCS, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Một chặng đường năm mươi năm, một nửa thế kỷ hình thành và phát triển, cho đến nay, văn xuôi
miền núi phía Bắc Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể: ngoài sự hoàn chỉnh về thể
loại, số lượng các tác giả, tác phẩm không ngừng được tăng nhanh thì chất lượng nghệ thuật của
văn xuôi cũng ngày một nâng cao, tính truyền thống và hiện đại được thể hiện đại sâu sắc hơn, chủ
đề, đề tài cũng được mở rộng và phong phú hơn rất nhiều.
Từ khóa: văn xuôi, miền núi, thể loại, truyền thống, hiện đại
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Văn học các dân tộc thiểu số là một bộ phận
cấu thành của nền văn học Việt Nam. Bên
cạnh đội ngũ các nhà văn, nhà thơ người Kinh
còn có đội ngũ các tác giả người dân tộc thiểu
số ngày càng đông đảo và trưởng thành, góp
phần làm nên diện mạo văn học hiện đại nước
nhà. Vì vậy, việc nghiên cứu thơ văn các dân
tộc thiểu số là hết sức quan trọng và cần thiết,
đặc biệt là nghiên cứu các tác phẩm do chính
các tác giả người dân tộc thiểu số sáng tác.
Bản thân văn học (trong đó có văn xuôi) các
dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam
có những giá trị và bản sắc riêng. Các tác
phẩm văn xuôi không chỉ phản ánh hiện thực
cuộc sống và con người miền núi mà còn là
một bộ phận văn hoá tinh thần của các dân
tộc. Bên cạnh đó, rất nhiều nhà văn người dân
tộc thiểu số có tên tuổi đã trở nên quen thuộc
với văn học cả nước như Nông Minh Châu,
Vi Hồng, Nông Viết Toại, Vi Thị Kim Bình,
Cao Duy Sơn… Họ là những cây bút tiêu
biểu, có nhiều đóng góp đối với sự phát triển
của văn học dân tộc thiểu số nói riêng và nền
văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Như
nhận xét của Lâm Tiến: Việc đánh giá văn
xuôi các dân tộc thiểu số không thể nhìn từ
góc độ hình thành và phát triển tự thân của
dân tộc ấy, mà phải được xem xét từ nhiều
mặt, từ sự ảnh hưởng qua lại của các nền văn
học và quá trình trưởng thành của từng nhà
*
Tel: 0945849267; Email: [email protected]
văn …[1], do đó, nghiên cứu văn xuôi các
dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam
qua nửa thế kỉ phát triển sẽ góp một tiếng nói
quan trọng vào việc khẳng định những giá trị
và thành tựu của văn xuôi nói riêng và toàn
bộ nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam
hiện đại nói chung.
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
VĂN XUÔI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM NỬA
THẾ KỈ QUA
Giai đoạn hình thành
* Văn học các dân tộc thiểu số chỉ được hình
thành và phát triển từ sau cách mạng tháng
Tám 1945. Trưởng thành từ sau cách mạng,
những người con của miền núi đã có chỗ
đứng để nhìn lại dân tộc mình và các dân tộc
khác cả về kinh tế, văn hoá, xã hội. Sau sự
phát triển của thơ, văn xuôi ra đời muộn hơn.
Những sáng tác văn xuôi của các tác giả
người Kinh viết về đề tài dân tộc miền núi
như Truyện Tây Bắc của Tô Hoài, Đất nước
đứng lên của Nguyên Ngọc… đã ảnh hưởng
không nhỏ tới cảm hứng sáng tác văn xuôi
của các tác giả người dân tộc. Cùng với chính
sách quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự dìu
dắt của các tác giả văn xuôi người Kinh, văn
xuôi các dân tộc thiểu số thực sự được ra đời
một vài năm sau ngày Hòa bình lập lại
(1954). Người đi tiên phong trong giai đoạn
đầu là Nông Minh Châu với truyện ngắn Ché
Mèn được đi họp (1958). Đây là tác phẩm mở
đầu cho một cuộc “cách mạng” mới của