Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nông thôn Việt Nam dưới triều vua Gia Long ( 1802-1820)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HOÀNG THỊ HUYỀN VŨ
NÔNG THÔN VIỆT NAM
DƢỚI TRIỀU VUA GIA LONG (1802 – 1820)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thái Nguyên, 2013
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HOÀNG THỊ HUYỀN VŨ
NÔNG THÔN VIỆT NAM
DƢỚI TRIỀU VUA GIA LONG (1802 – 1820)
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.03.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG CHI
Thái Nguyên, 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu i http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS
Nguyễn Thị Phương Chi đã tận tình hướng dẫn và động viên tinh thần cho tác
giả trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tác giả xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử trường
ĐHSP Thái Nguyên, Phòng tư liệu Viện sử học Việt Nam, Thư viện Quốc
gia… đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn này.
Tác giả xin cảm ơn những đánh giá, nhận xét của Hội đồng khoa học bảo
vệ luận văn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả
Hoàng Thị Huyền Vũ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ii http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Nông thôn Việt Nam dưới triều
vua Gia Long (1802 – 1820)” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị
Phương Chi là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu nêu trong luận
văn là trung thực. Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
đều được tác giả trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm luận văn và Nhà trường
về sự cam đoan này.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả
Hoàng Thị Huyền Vũ
Xác nhận
của trƣởng khoa chuyên môn
Xác nhận
của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS Nguyễn Thị Phƣơng Chi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iii http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn.............................................................................................................i
Lời cam đoan ........................................................................................................ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
Chƣơng 1. CẤU TRÚC XÃ HỘI – CHÍNH TRỊ Ở NÔNG THÔN
VIỆT NAM THỜI GIA LONG.......................................................................12
1.1. Bối cảnh chính trị, xã hội Việt Nam thời Gia Long................................12
1.2. Tổ chức chính quyền ở nông thôn...........................................................21
1.3. Các tầng lớp xã hội ở nông thôn..............................................................26
Tiểu kết...........................................................................................................27
Chƣơng 2. KINH TẾ Ở NÔNG THÔN THỜI GIA LONG.........................29
2.1. Chế độ ruộng đất của làng xã ở nông thôn..............................................29
2.2. Sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. ..........................................43
2.3. Nghề thủ công và buôn bán nhỏ..............................................................54
2.4. Giao thông và phương tiện đi lại.............................................................60
Chƣơng 3. VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN THỜI GIA LONG.......................63
3.1. Phong tục, tập quán và tín ngưỡng, tôn giáo ở nông thôn ......................63
3.2. Nghệ thuật và giáo dục ở nông thôn........................................................68
3.3. Nhà ở, ăn, mặc của người dân ở nông thôn.............................................72
KẾT LUẬN .......................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................83
PHỤ LỤC .........................................................................................................89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỞ ĐẦU
1. do n đ i
Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam luôn được Đảng
và Nhà nước hết sức coi trọng trong các giai đoạn phát triển của cách mạng
Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương và chính sách lớn về vấn
đề này như:
Ngay những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Đặc điểm to lớn nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ
một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Sau này các Đại hội của Đảng đã
từng bước làm rõ thêm đặc điểm to lớn này, lấy đó làm cơ sở để xây dựng
đường lối chiến lược, các mục tiêu kinh tế xã hội của Đảng. Có thể dẫn những
nội dung chính liên quan đến vấn đề này qua các Đại hội toàn quốc của Đảng
như sau:
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Đảng xác định ưu tiên phát triển
công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và
công nghiệp nhẹ.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp
xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công
nông nghiệp.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V: Tập trung sức phát triển mạnh nông
nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp từng bước lên
sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp
tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng, kết hợp nông nghiệp,
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu
công - nông nghiệp hợp lý.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI: Bảo đảm cho nông nghiệp, kể cả lâm
nghiệp, ngư nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII: Phát triển nông - lâm – ngư nghiệp
gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây
dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh
tế - xã hội..., phát triển một số ngành công nghiệp nặng trước hết để phục vụ
cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ...
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII: Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư
nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản...
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp và nông thôn... Tiếp tục phát triển và đưa nông, lâm, ngư
nghiệp lên một trình độ mới...
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: Đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông
nghiệp, nông thôn và nông dân... Phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp
toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn
đề nông dân, nông thôn.
Như vậy, từ thực tiễn và yêu cầu phát triển của đất nước, nhận thức của
Đảng và Nhà nước là ngày càng quan tâm chú ý tới phát triển nông nghiệp,
nông dân, nông thôn trong tổng thể sự phát triển chung của đất nước. Vì sao
vậy? điều đó không chỉ bởi nông dân là một lực lượng quan trọng của cách
mạng và hiện còn đang chiếm tỷ lệ lớn trong dân số, mà chính nông nghiệp,
nông dân Việt Nam luôn khẳng định vai trò đóng góp hết sức to lớn trong sự
nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Nông nghiệp đã mở đường trong quá
trình đổi mới, tạo nền tảng, động lực cho tăng trưởng kinh tế và là nhân tố quan
trọng bảo đảm sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp đóng vai trò then chốt. Đi
đôi với nền kinh tế nông nghiệp là một xã hội nông thôn chiếm vị trí quan trọng
đối với sự phát triển chung của đất nước qua tất cả các thời kỳ lịch sử.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân đang trong giai đoạn thực hiện cuộc vận
động xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Mặc dù cuộc vận động
đã đạt được một số kết quả nhất định, bộ mặt nông thôn Việt Nam bước đầu có
nhiều khởi sắc. Tuy vậy sự nghiệp xây dựng, đổi mới khu vực nông thôn vẫn
còn nhiều hạn chế cần khắc phục và nhiều mục tiêu chưa đạt được. Do vậy việc
nghiên cứu vấn đề nông thôn Việt Nam thời Nguyễn từ 1802 đến 1820 để đưa
ra diện mạo cùng một số nhận xét về nông thôn nước ta và vai trò của khu vực
nông thôn đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc sẽ là những đóng góp phần
nào vào sự nghiệp xây dựng và đổi mới nông thôn hiện nay của đất nước. Từ
đó rút ra một số kinh nghiệm cho việc nhìn nhận nông thôn Việt Nam hiện nay.
u n n i trong ng 143 năm (1802-1945) n i trong giai
n t c nhi u n n quan ng. n u tiên trong ch s
. Tuy nhiê
, tôi chọn đề tài “Nông thôn
Việt Nam dưới triều vua Gia Long từ 1802 đến 1820”, với mong muốn góp
phần nghiên cứu một khía cạnh trong kinh tế - xã hội của nhà Nguyễn và hy
vọng góp phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu về vương triều này.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nông thôn Việt Nam
dưới triều vua Gia Long từ 1802 đến 1820” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về nhà Nguyễn đã có rất nhiều công trình được công bố,
trong đó nghiên cứu về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa dưới triều Nguyễn
cũng thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình, bài viết mà
nội dung đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới đề tài luận văn như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong số các nguồn tư liệu đề cập đến tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa,
giáo dục …thời Nguyễn, trước tiên phải kể bộ quốc sử, sách, địa chí do Quốc sử
Quán triều Nguyễn biên soạn như: Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội
điển sự lệ, Minh Mệnh chính yếu, Đại Nam nhất thống chí, Quốc triều chính biên,
Việt sử thông giám cương mục, “Đại Nam thực lục”, xuất bản năm 2007 – là bộ
biên niên sử do Quốc sử Quán triều Nguyễn biên soạn. Bộ sử gồm hai phần
Tiền biên và Chính biên, biên soạn dưới thời Tự Đức và các đời vua sau tiếp
tục bổ sung cho đến triều vua Khải Định. Bộ sử ghi chép những sự kiện quan
trọng xảy ra trên khắp cả nước trong thời gian một năm, một tháng, một ngày,
cung cấp cho người đọc những tư liệu lịch sử quan trọng xảy ra trong cả nước
trên tất cả các mặt. Bên cạnh đó, tác phẩm đã cung cấp những tư liệu lịch sử
quan trọng và khá toàn diện giúp người đọc hiểu được tình hình nông thôn Việt
Nam đây là nguồn tư liệu gốc chính mà tác giả sử dụng chủ yếu trong quá trình
làm luận văn. Tuy nhiên, do cách viết theo lối biên niên cho nên những vấn đề
nghiên cứu nằm rải rác ở nhiều tập sách khác nhau nên khó theo dõi.
Bộ “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” do Nội Các triều Nguyễn biên
soạn dưới thời Thiệu Trị (1843) và hoàn thành dưới triều Tự Đức (1851). Bộ
sách này cho chúng ta cái nhìn toàn diện về tình hình, kinh tế, chính trị, xã hội
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX.
Cuốn “Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước1858
(sơ khảo)”, của tác giả Trần Văn Giàu, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1958. Tác phẩm
nghiên cứu khá toàn diện mọi mặt của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước
năm 1858 về chính trị, kinh tế, xã hội…
Tác giả Trần Trọng Kim với tác phẩm “Việt Nam sử lược”, NXB Tổng
hợp thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005 (in lần thứ năm). Tác phẩm nghiên cứu
lịch sử Việt Nam từ thời thượng cổ đến khi thực dân Pháp xâm lược và đặt ách
cai trị trên nước ta (1902). Tác giả biên soạn lịch sử theo thứ tự thời gian các
triều đại, trong từng triều đại tác giả không ghi chép sự kiện theo trình tự thời