Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nông nghiệp truyền thống của người Tày - Nùng ở Định Hóa - Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Dân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 45 - 51
45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
NÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÀY- NÙNG
Ở ĐỊNH HÓA - THÁI NGUYÊN
Nguyễn Thị Dân*
Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nói đến nghề nông trồng lúa nước, tức là nói đến ruộng đất. Vì vậy, quản lý và không ngừng mở
rộng ruộng đất là những vấn đề sống còn của con người. Nhưng quản lý như thế nào, mở rộng như
thế nào, tùy thuộc vào những quan hệ xã hội đương thời chi phối. Định Hoá là một huyện miền núi
của tỉnh Thái Nguyên, với địa hình khá phức tạp và tương đối hiểm trở, núi thấp, đồi cao đã tạo
nên vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp ruộng nước. Dân tộc TàyNùng là những dân tộc sinh sống lâu đời về ruộng nước, họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm
quý giá xuất phát từ thực tế sản xuất. Ngày nay, những kinh nghiệm ấy vẫn có giá trị phục vụ cho
sự phát triển nông nghiệp miền núi nói chung và Định Hóa nói riêng.
Từ khóa: khí hậu nhiệt đới ẩm, nông nghiệp ruộng nước, kinh nghiệm sản xuất, kinh tế nông nghiệp
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Kinh tế trồng trọt của các tộc người thiểu số ở
miền Bắc nước ta gồm hai loại hình chủ yếu: trồng
trọt trên nương rẫy và gieo cấy trên đồng ruộng,
hay nói cách khác là nương rẫy và ruộng nước. Đối
với nương rẫy đó chính là nguồn sống chính của
các tộc người cư trú ở vùng rẻo cao và rẻo giữa.
Với loại hình ruộng nước gồm các tộc người sống
ở vùng thấp, trong các cánh đồng, thung lũng miền
núi. Đối với cư dân nông nghiệp, để tồn tại và phát
triển, họ đã có một bước tiến dài trong công cuộc
đấu tranh với thiên nhiên để phát triển sản xuất, có
những phát minh, cải tiến kỹ thuật về canh tác.
Chẳng hạn như việc phát minh các công cụ sản
xuất như chiếc cày bằng sắt. Bên cạch đó, cùng với
sức kéo của trâu, bò trong sản xuất; kỹ thuật phối
kết hợp trong sản xuất nhằm đảm bảo sự thu hoạch
tối đa của sản phẩm cây trồng trên những mảnh
ruộng, làm tăng giá trị sử dụng và giá trị kinh tế
của đất đai; kéo theo sự thay đổi cả quyền sở hữu
ruộng đất và cơ cấu xã hội, lẫn hình thức tổ chức
và loại hình làng bản.
Tộc người Tày - Nùng ở Định Hóa, ngay từ những
buổi đầu sinh cơ lập nghiệp, họ đã biết vận dụng
lợi thế của khu vực vào trong thực tiễn quá trình
sản xuất nông nghiệp. Trong bài viết này đề cập
đến những kinh nghiệm ấy.
1.Ruộng nước
*
Tel: 02803601433
Ruộng đất vốn là cơ sở của nền sản xuất nông
nghiệp. Ở Định Hóa, đất đai không mấy màu mỡ
như đồng bằng và đều là ruộng loại 3 và là thu
điền. Song có thể thấy tính chất của nền sản xuất:
Đây là một nền nông nghiệp cá thể tiểu nông
(mang tính chất tư hữu). Điều này đã ảnh hưởng
rất lớn tới đời sống của cư dân nơi đây.
Ở Định Hóa ruộng thường có hai loại: “Nà nặm” là
loại ruộng sẵn có nguồn nước mạch tại chỗ hay có
thể thông qua hệ thống thủy lợi, thuận tiện cho
việc canh tác. “Nà Lẹng” thường là những chân
ruộng bậc thang cao, khô nước, không giải quyết
được nguồn nước, do vậy chờ nguồn nước mưa và
khe núi rót xuống.[3, tr 25-26]
Kỹ thuật canh tác
Đối với dân tộc Tày- Nùng ở Định Hóa thì khâu
làm đất cho lúa nước được cư dân tiến hành theo
những quy trình kỹ thuật khá hoàn chỉnh. Sau vụ
thu hoạch, trên đồng ruộng có rất nhiều rạ. Khi
mùa đông đến, trời lạnh, rạ khô, đồng bào hay đốt
rạ. Đồng bào thường cho rằng để làm cho đất thêm
khô ải, thêm tro, thêm màu mỡ cho đất, bên cạch
đó đốt rạ sẽ đốt cháy luôn cả trứng các loại côn
trùng, sâu bọ làm hại lúa. Theo thói quen cư dân
thường bắt đầu cày ải qua đông và công việc kết
thúc trước tết nguyên đán. Tục ngữ Tày - Nùng có
câu: “Ruộng cày tháng chạp, gánh thóc khó lên
vai”. Người nông dân nơi đây đều hiểu rõ giá trị
của cày đất phơi ải tức là làm cho đất tốt, tăng