Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nồng độ interleukin 6 trong huyết thanh bệnh nhân bạch biến không phân đoạn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỖ CHÍ DÂN
NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN-6 TRONG HUYẾT THANH
BỆNH NHÂN BẠCH BIẾN KHÔNG PHÂN ĐOẠN
NGÀNH: NỘI KHOA (DA LIỄU)
MÃ SỐ: 8720107
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.BS LÊ NGỌC DIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai công bố trong bất cứ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn
Đỗ Chí Dân
.
.
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................i
Bảng đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt..........................................................................ii
Danh mục các hình.................................................................................................... iii
Danh mục các bảng ....................................................................................................iv
Danh mục các biểu đồ .................................................................................................v
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Bạch biến..............................................................................................................4
1.2. Interleukin-6 .......................................................................................................23
1.3. Interleukin-6 và một số bệnh tự miễn ................................................................27
1.4. Interleukin-6 và bạch biến không phân đoạn.....................................................28
1.5. Một số công trình nghiên cứu về nồng độ Interleukin-6 huyết thanh trên bệnh
nhân bạch biến không phân đoạn..............................................................................29
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................32
2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................32
2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................32
2.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu .........................................................................................32
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu....................................................................33
2.5. Biến số nghiên cứu .............................................................................................33
2.6. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................35
2.7. Kỹ thuật định lượng Interleukin-6 .....................................................................37
.
.
2.8. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................................37
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu..................................................................................39
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................41
3.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ...................................................41
3.2. Nồng độ Interleukin-6 trong huyết thanh bệnh nhân bạch biến.........................50
Chƣơng 4. BÀN LUẬN...........................................................................................60
4.1. Đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu.......................................................60
4.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ...................................................63
4.3. Nồng độ Interleukin-6 huyết thanh của mẫu nghiên cứu ...................................69
4.4. Mối liên quan giữa nồng độ IL-6 huyết thanh và các đặc điểm lâm sàng.......... 70
4.5. Hạn chế của đề tài...............................................................................................................74
KẾT LUẬN..............................................................................................................75
KIẾN NGHỊ.............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
.
.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên đầy đủ
BSA Body surface area
ELISA Enzyme-linked immunosorbent assay
IFN Interferon
IL Interleukin
ICAM Intercellular Adhesion Molecule
LASER Light Amplification by Stimulated
Emission of Radiation
MHC Major Histocompatibility Complex
PUVA Psoralene Ultraviolet-A
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
RIA Radio immuno assay
UVB Ultraviolet-B
VIDA Vitiligo Disease Activity Score
.
.
i
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
TÊN TIẾNG ANH
TÊN TIẾNG VIỆT
CHỮ VIẾT TẮT CHỮ ĐẦY ĐỦ
BSA Body surface area Diện tích da
FDA Food and Drug
Administration
Cục quản lý Dược phẩm và
Thực phẩm Hoa Kỳ
HLA Human leukocyte antigen Kháng nguyên bạch cầu người
ICAM Intercellular Adhesion
Molecule
Phân tử kết dính liên bào
MHC Major Histocompatibility
Complex
Phức hợp hòa hợp mô chủ yếu
NB-UVB Narrow band Ultra Violet-B UVB phổ hẹp
TCI Topical calcineurin inhibitor Ức chế calcineurin thoa
TGF-β Transforming growth factorβ
Yếu tố tăng trưởng chuyển
dạng β
Th T helper T giúp đỡ
TNF-α Tumor necrosis factor -α Yếu tố hoại tử bướu α
TSH Thyroid stimulating
hormone
Hormone kích thích tuyến giáp
VCAM vascular cell adhesion
molecule
Phân tử kết dính tế bào mạch
máu
VEGF Vascular endothelial growth
factor
Yếu tố tăng trưởng nội mô
mạch máu
VIDA Vitiligo disease activity
index
Thang điểm đánh giá độ hoạt
động bệnh bạch biến
.
.
i
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1. Thụ thể và con đường hoạt hóa của IL-6 .................................................25
Hình 1. 2. Các hoạt tính sinh học của IL-6 ...............................................................26
Hình 2. 1. Diện tích tổn thương da theo quy luật số 9 của Wallace .........................35
.
.
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Đánh giá mức độ hoạt động của bệnh dựa vào chỉ số VIDA ..................18
Bảng 2. 1. Các biến số nghiên cứu............................................................................33
Bảng 3. 1. Phân bố theo tuổi .....................................................................................41
Bảng 3. 2. Phân bố theo giới tính..............................................................................42
Bảng 3. 3. Tuổi khởi phát..........................................................................................42
Bảng 3. 4. Thời gian bệnh (năm) ..............................................................................43
Bảng 3. 5. Phân nhóm thời gian bệnh .......................................................................44
Bảng 3. 6. Vị trí thương tổn khởi phát và hiện tại ....................................................45
Bảng 3. 7. Tiền căn gia đình và một số đặc điểm lâm sàng bạch biến .....................45
Bảng 3. 8. Diện tích tổn thương da (%) ....................................................................46
Bảng 3. 9. Phân nhóm diện tích tổn thương da .........................................................46
Bảng 3. 10. Phân bố theo chỉ số VIDA.....................................................................47
Bảng 3. 11. Liên quan giữa thể lâm sàng và tuổi khởi phát......................................48
Bảng 3. 12. Mối liên quan giữa giới tính và tuổi khởi phát......................................49
Bảng 3. 13. Mối liên quan giữa nồng độ IL-6 huyết thanh với tiền căn gia đình và
các đặc điểm lâm sàng bạch biến ..............................................................................54
Bảng 3. 14. Mối liên quan giữa nồng độ IL-6 với diện tích tổn thương da ..............55
Bảng 3. 15. Nồng độ IL-6 giữa nhóm hoạt động và ổn định theo VIDA .................58
Bảng 4. 1. Tỉ lệ phân bố giới tính trong một số nghiên cứu .....................................60
Bảng 4. 2. Phân bố nhóm tuổi trên bệnh nhân bạch biến của một số nghiên cứu ....61
Bảng 4. 3. Phân bố bệnh bạch biến theo tuổi khởi phát............................................63
Bảng 4. 4. Tỉ lệ phần trăm các thể lâm sàng bạch biến.............................................64
Bảng 4. 5. Phân nhóm thời gian bệnh bạch biến trong một số nghiên cứu ..............65
Bảng 4. 6. Tỉ lệ vị trí thương tổn khởi phát ở các nghiên cứu ..................................66
Bảng 4. 7. Tỉ lệ vị trí thương tổn hiện tại ở các nghiên cứu .....................................67
.
.
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Phân bố theo tuổi khởi phát.................................................................43
Biểu đồ 3. 2. Phân bố theo các thể lâm sàng bạch biến không phân đoạn................44
Biểu đồ 3. 3. Phân nhóm độ hoạt động theo chỉ số VIDA........................................48
Biểu đồ 3. 4. Mối tương quan giữa thời gian bệnh và diện tích tổn thương da ........49
Biểu đồ 3. 5. Nồng độ IL-6 ở nhóm bệnh và nhóm chứng .......................................50
Biểu đồ 3. 6. Mối liên quan giữa nồng độ IL-6 huyết thanh và giới tính .................51
Biểu đồ 3. 7. Nồng độ IL-6 huyết thanh và tuổi ở nhóm bệnh .................................52
Biểu đồ 3. 8. Nồng độ IL-6 huyết thanh và tuổi ở nhóm chứng ...............................52
Biểu đồ 3. 9. Nồng độ IL-6 huyết thanh và tuổi khởi phát .......................................53
Biểu đồ 3. 10. Nồng độ IL-6 huyết thanh và thời gian bệnh ....................................53
Biểu đồ 3. 11. Mối liên quan giữa nồng độ IL-6 huyết thanh và diện tích tổn thương
da ...............................................................................................................................56
Biểu đồ 3. 12. So sánh nồng độ IL-6 huyết thanh giữa các phân nhóm bệnh theo
VIDA với nhóm chứng .............................................................................................57
Biểu đồ 3. 13. Mối liên quan giữa nồng độ IL-6 huyết thanh với các phân nhóm
bệnh theo VIDA ........................................................................................................58
Biểu đồ 3. 14. Nồng độ IL-6 huyết thanh giữa các nhóm VIDA +2, +3 và +4 ........59
.
.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạch biến là nguyên nhân thường gặp nhất gây mất sắc tố [58], đặc trưng bởi
sự phát triển của những dát trắng sữa trên da. Sinh thiết các tổn thương này cho thấy
sự thiếu hụt các tế bào sắc tố thượng bì. Tỷ lệ bệnh dao động từ 0,5 đến 2% dân số,
xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng nữ giới thường có khuynh hướng tìm đến các phương
pháp điều trị hơn [10]. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, 50% khởi phát bệnh sớm từ
thời thơ ấu [76].
Cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân gây ra bạch biến đến nay vẫn còn chưa được
biết rõ. Do đó, việc điều trị bệnh còn nhiều khó khăn, tỷ lệ tái phát cao sau khi
ngưng điều trị. Có nhiều cơ chế đã được đưa ra để giải thích sự xuất hiện của bệnh,
trong đó, vai trò của quá trình tự miễn và miễn dịch tế bào là một cơ chế được nhiều
người chấp thuận, đặc biệt là trong thể bạch biến không phân đoạn. Nhiều nghiên
cứu đã cho thấy mối liên quan của bạch biến không phân đoạn với một số bệnh tự
miễn, bao gồm viêm giáp tự miễn, viêm khớp dạng thấp, thiếu máu ác tính, hội
chứng đa tuyến tự miễn, đái tháo đường type 1, vảy nến, và rụng tóc từng vùng
[63]. Nhiều cytokine đã góp phần trong cơ chế bệnh bạch biến không phân đoạn,
trong đó, IL-6 là một trong các cytokine được nhiều tác giả chú ý và nghiên cứu.
Vai trò của IL-6 trong bạch biến không phân đoạn là nhờ vào khả năng điều chỉnh
đáng kể biểu hiện của các phân tử kết dính liên bào 1 (ICAM-1) [42]. Hơn nữa, IL6 là một chất ức chế mạnh sự tăng trưởng tế bào sắc tố [45]. Ngoài ra, IL-6 hoạt
động như một chất điều hòa của hệ thống miễn dịch bằng cách đóng một vai trò
quan trọng trong sự biệt hóa của các tế bào tua gai (DCs), cũng như quá trình biệt
hóa tế bào B thành tương bào và sản xuất kháng thể [103]. Sự tăng nồng độ IL-6 sẽ
hóa hướng động các tế bào lympho B và tăng sản xuất tự kháng thể kháng tế bào
sắc tố. Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng mức độ huyết thanh của IL-6 được
tăng lên trong cả bạch biến khu trú và lan tỏa, hỗ trợ các giả thuyết rằng IL-6 có thể
đóng một vai trò trong các đáp ứng miễn dịch trong sinh bệnh học của bệnh. Tuy
.
.
nhiên, đến nay những tác động của IL-6 trên bệnh bạch biến không phân đoạn vẫn
chưa được xác định rõ trong y văn.
Bạch biến thường lành tính, không nguy hiểm tính mạng nhưng gây ảnh
hưởng nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh, đặc biệt khi các tổn thương
của bệnh thường xuất hiện ở vùng mặt [22]. Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu
nào về vai trò IL-6 trong bệnh bạch biến không phân đoạn. Vì vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu nồng độ IL-6 trong huyết thanh bệnh nhân bạch biến không phân
đoạn tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh với mục đích khảo sát nồng độ
IL-6 trong huyết thanh và đánh giá sự liên quan của nó với các đặc điểm lâm sàng
và độ hoạt động của bệnh, với hi vọng có thể giúp làm rõ hơn vai trò của IL-6 trong
bạch biến không phân đoạn, cũng như góp phần tạo tiền đề cho những nghiên cứu
chuyên sâu hơn về cơ chế bệnh sinh của bệnh.
.
.