Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Noi dung hoi thao chuyen de lop 1
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
NỘI DUNG HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC PHÂN MÔN CÔNG NGHỆ GIÁO
DỤC LỚP 1 QUA PP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN ĐỌC
Thời gian thực hiện:
Địa điểm: Tại
Chủ trì hội thảo:
Báo cáo lý thuyết: Nguyễn Thanh Hảo
Thực hành dạy mẫu: Hoàng Thị Mây
Phần I: Lý thuyết
I. Những vấn đề cơ bản trong chương trình và SGK công nghệ giáo dục 1:
- Các thao tác tư duy cơ bản: Phân tích ngữ âm, ghi mô hình, vận dụng mô
hình vào các trường hợp cụ thể.
- Các tri thức về ngữ âm và luật chính tả của tiếng việt.
- Hình thành và rèn luyện cho các em những kĩ năng ngôn ngữ cơ bản: đọc
đúng, nói đúng, viết đúng tiếng việt.
II. Phương pháp dạy học phân môn công nghệ học:
1. Các dạng bài trong phân môn công nghệ học lớp 1:
- Làm quen với âm và chữ.
- Dạy học vần mới.
- Luyện tập tổng hợp (Tự học).
2. Một số vấn đề cần lưu ý và phương pháp dạy học chủ yếu:
- Tham khảo tài liệu thiết kế và tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy công nghệ học lớp
1 tập huấn hè năm 2011.
III. Phương pháp hướng dẫn học sinh luyện đọc trong tiết công nghệ học lớp
1:
1. Dạng bài làm quen với âm và chữ:
- Luyện đọc theo nhiều hình thức: Đọc to, nhỏ, nhẩm, thầm. Đọc cá nhân,
nhóm, đồng thanh, cả lớp (ở giai đoạn đầu, GV cần hướng dẫn cho học sinh cách
phát âm, phân tích lại để nhận ra tiếng bằng cách nhắc lại tiếng để nhớ tiếng tránh
việc học sinh đọc vẹt, đọc âm, tiếng, từ, câu, đọc các chữ cái cuối trang nhằm giúp
cho học sinh nhớ được thứ tự các con chữ trong bảng chữ cái. Hướng dẫn học sinh
cách nhìn chữ, nhìn dấu thanh để đọc thành tiếng tránh cách đọc không nhìn chữ.)
2. Dạng bài dạy – học vần mới:
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc vần (âm) mới, từ ngữ ứng dụng (trên bảng lớp
và trong SGK), đọc câu ứng dụng và đoạn văn ngắn trong SGK theo yêu cầu từ dễ
đến khó: Phát âm và phân tích đúng các vần, tiếng; đọc trơn tiếng, đọc liền từ, cụm
từ ứng dụng cuối trang sách, đọc câu, đọc bài (bước đầu chú ý biết cách ngắt nghỉ
hơi). Thực hành luyện đọc bằng nhiều hình thức: Đọc thầm, đọc mấp máy môi, đọc
to từng câu(cá nhân, đồng thanh, lớp, tổ), đọc to cả bài (đồng thanh, cá nhân).
3. Dạng bài luyện tập tổng hợp (Tự học):
- Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã ôn vào việc thực hành đọc.