Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nội Dung Chương Trình Truyền Hình Dành Cho Học Sinh Tiểu Học Trong Bối Cảnh Dịch Covid 19 Nghiên Cứu Trường Hợp Kênh Vtv 7 Và Kênh Hanoi Tv
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
-------------------------------------
KHOÁ LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài: Nội dung chương trình truyền hình
dành cho học sinh tiểu học trong bối cảnh dịch Covid-19
(Nghiên cứu trường hợp Kênh VTV7 và Kênh HanoiTV)
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Lê Vũ Điệp
Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Anh
Lớp: D17CQTT02 - B
Hệ: Đại học Chính quy
HÀ NỘI - 2021
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Ngọc Anh - D17CQTT02-B 1
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi xin gửi đến quý
thầy - cô giáo trong Khoa Đa phương tiện, Học viện công nghệ Bưu chính viễn
thông lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, tôi xin gửi đến TS Lê Vũ Điệp, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Đồng thời Khoa Đa phương tiện nói riêng và Học viện Công nghệ Bưu
chính Viễn thông nói chung đã tạo cho tôi cơ hội được học tập và tiếp thu kiến
thức trong thời gian học tập tại trường với điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất, từ
đó, tạo giúp tôi định hướng công việc trong tương lai.
Mặc dù đã dành nhiều thời gian cũng như nỗ lực để hoàn thành khóa
luận, song, vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình hoàn thiện khóa
luận này tôi không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến
đóng góp từ thầy/cô cũng như Hội đồng bảo vệ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng,
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2021
Sinh viên thực hiện
Lê Ngọc Anh
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Ngọc Anh - D17CQTT02-B 2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC HÌNH/BẢNG BIỂU 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
1. Tính cấp thiết của đề tài 6
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 9
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 10
6. Cơ sở lý luận 11
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu 11
8. Kết cấu khóa luận 14
CHƢƠNG 1- CƠ SỞ LÝ THUYẾT 15
VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ TRUYỀN HÌNH 15
1.1 Truyền thông 15
1.1.1 Khái niệm truyền thông 15
1.1.2 Truyền thông đại chúng và Phương tiện truyền thông đại chúng 18
1.1.3 Các học thuyết truyền thông 22
1.1.4 Mô hình truyền thông của Lasswell 25
1.2 Truyền hình 32
1.2.1 Khái niệm 32
1.2.2 Lịch sử ra đời của truyền hình trên thế giới 32
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Ngọc Anh - D17CQTT02-B 3
1.2.3 Các đặc trưng của truyền hình 34
1.2.4 Đặc điểm của báo chí truyền hình và sản phẩm truyền hình 36
1.2.5 Xu thế hội tụ của truyền hình 36
Chƣơng 2- CƠ SỞ THỰC TIỄN 38
VỀ NỘI DUNG CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 38
DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 38
2.1 Thực trạng các chƣơng trình giáo dục trên truyền hình dành cho học
sinh tiểu học trên Kênh VTV7 nói chung và Kênh HanoiTV nói riêng. 38
2.2 Thông tin cơ bản về Kênh VTV7 và Kênh HanoiTV 40
2.2.1 Kênh VTV7 40
2.2.2 Kênh HanoiTV 41
2.3 Nội dung chƣơng trình học trên truyền hình và nội dung chƣơng trình
học trên trƣờng lớp năm học 2019-2020 42
2.3.1 Đối với khối lớp 1 42
2.3.2 Đối với khối lớp 4 và lớp 5 55
CHƢƠNG 3- ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ 69
NỘI DUNG CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 69
DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NĂM HỌC 2019-2020 69
3.1 Đánh giá độ hiệu quả của chƣơng trình học trên truyền hình dành cho
học sinh tiểu học năm học 2019-2020 trong bối cảnh dịch Covid-19. 69
3.1.1 Mục tiêu của cuộc phỏng vấn 69
3.1.2 Tiêu chí lựa chọn đối tượng hướng đến trong cuộc phỏng vấn 69
3.1.3 Tiến hành thực hiện cuộc phỏng vấn 70
3.1.4 Kết quả cuộc phỏng vấn 71
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Ngọc Anh - D17CQTT02-B 4
3.2 Tiểu kết chƣơng 3 74
3.2.1 Ưu điểm 74
3.2.2 Nhược điểm 75
3.3 Đề xuất giải pháp cải thiện nội dung chƣơng trình truyền hình dành cho
học sinh tiểu học sản xuất bởi Đài truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh
– Truyền hình địa phƣơng. 76
TỔNG KẾT 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Tài liệu tiếng Việt 80
Tài liệu tiếng Anh 82
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Ngọc Anh - D17CQTT02-B 5
DANH MỤC HÌNH/BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Mức độ của giai đoạn truyền thông.
Hình 1.2 Mô hình truyền thông của Lasswell (1948)
Bảng 2.1 Kết quả thẩm định 49 bản mẫu Sách giáo khoa
Biểu đồ 2.2 Kết quả số bản mẫu Sách giáo khoa theo 3 mức thẩm định
Hình 2.3 Danh mục Sách giáo khoa lớp 1 sử dụng cơ sở giáo dục phổ thông
Hình 2.4 Một bài học thuộc phần Vần của “Sách tiếng Việt 1, Tập hai: Vì sự
bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”.
Bảng 2.5 Tổng hợp các Số trong chương trình “Dạy tiếng Việt lớp 1” từ ngày
24/04/2020 đến ngày 21/05/2020.
Biểu đồ 2.6 Thể hiện sự giao động về thời lượng giữa các số trong chương trình
“Dạy tiếng Việt lớp 1”
Hình 2.7 Số 3: Vần ôi, ui, uôi, ươi- Chương trình “Dạy tiếng Việt lớp 1 trên
kênh VTV7”
Hình 2.8 Nhân vật Kiến tím xuyên suốt chương trình “Dạy tiếng Việt lớp 1”
Hình 2.9 Mục lục Sách giáo khoa tiếng Anh lớp 4
Hình 2.10 Nội dung một Unit trong Sách giáo khoa tiếng Anh lớp 4
Hình 2.9 Mục lục Sách giáo khoa tiếng Anh lớp 4
Hình 2.10 Nội dung một Unit trong Sách giáo khoa tiếng Anh lớp 4
Bảng 2.11 Lịch phát sóng chương trình học trên truyền hình của Đài Phát
thanh và Truyền hình Hà Nội
Bảng 2.12 Lịch phát sóng chương trình “Học trên truyền hình- Môn tiếng
Anh- Lớp 4”
Biểu đồ 2.13 Biểu đồ thể hiện sự giao động về thời lượng (phút) giữa các số
trong chương trình “Học trên truyền hình - Môn tiếng Anh - Lớp 4”
Bảng 3.1 Phân loại nhóm đối tượng của cuộc phỏng vấn
Bảng 3.2 Phân loại chi tiết từng nhóm đối tượng của cuộc phỏng vấn
Hình 3.3-3.6 Kết quả của cuộc phỏng vấn
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Ngọc Anh - D17CQTT02-B 6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bùng phát vào cuối tháng 12/2019, dịch bệnh Covid-19 đã có tác động
tiêu cực đến hầu hết tất cả các lĩnh vực trong đời sống, trong đó, không thể
không kể đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Theo số liệu thống kê của Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), bắt đầu từ ngày
04/05/2020, 188 quốc gia trên thế giới đã thực hiện đóng cửa trường học các
cấp. Điều này đã làm ảnh hưởng đến hơn 90% học sinh, sinh viên, tương đương
với con số 1.576.021.818 người.
Tại Việt Nam, trường học các cấp từ tiểu học đến đại học cũng buộc phải
đóng cửa trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Lúc này, phương
châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo
cần được nhìn nhận rõ ràng hơn bao giờ hết. Để thực hiện đúng phương châm
này, Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc các địa phương cần tính đến phương án triển
khai dạy và học trực tuyến và trên truyền hình.
Nhằm giúp học sinh/sinh viên duy trì nề nếp học tập, củng cố kiến thức
cũ và tiếp thu kiến thức mới đảm bảo nội dung chương trình năm học theo
hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều tỉnh thành đã tổ chức triển khai
phương án dạy học trực tuyến và dạy học trên truyền hình, vừa phù hợp với điều
kiện thực tiễn của địa phương, vừa nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của học
sinh, sinh viên trong tình hình cao điểm phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, thực hiện chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ, ngày 13/03/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
quyết định số 736/QĐ-BGDĐT, điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học
đối với Giáo dục mầm non, Giáo dục phổ thông và Giáo dục thường xuyên, áp
dụng cho năm học 2019-2020.
Ngày 26/03/2020, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 1061/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn về
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Ngọc Anh - D17CQTT02-B 7
việc dạy học trực tuyến và dạy học trên truyền hình trong thời gian nghỉ học
trên trường vì dịch bệnh Covid-19. Để đảm bảo hoàn thành chương trình giáo
dục đào tạo và kết thúc năm học, ngày 31/03/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành công văn số 1125/BGDĐT-GDTrH để thực hiện việc hướng dẫn điều
chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 2019-2020 đối với cấp tiểu học, cụ
thể với như sau:
- Điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với thời gian còn lại của năm học
2019-2020.
- Đảm bảo hoàn thành chương trình phổ thông cấp tiểu học phù hợp với
tình hình thực tế tại cơ sở: Tăng cường các hình thức dạy học từ xa, như
dạy học trên truyền hình, Internet.
Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp hình thực tiễn
của từng địa phương, các nhà trường cần khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai
việc dạy học trực tuyến hoặc trên trên truyền hình, thông báo lịch phát sóng cụ thể
trên đối với từng môn học, lớp học và phổ biến tới toàn thể học sinh, giáo viên và
phụ huynh học sinh. Các nhà trường đã hướng dẫn giáo viên, học sinh theo dõi lịch
phát sóng các bài học (do Bộ Giáo dục và Đào tạo) phối hợp với Đài Truyền hình
Việt Nam xây dựng) trên Kênh Truyền hình giáo dục quốc gia (kênh VTV7). Các
tỉnh thành cũng bắt đầu triển khai phương pháp dạy học trực tuyến và dạy học trên
truyền hình (phát sóng trên kênh của Đài Truyền hình địa phương) từ đầu tháng
03/2020 đến nay, sớm nhất là thành phố Hà Nội (09/03/2020).
Để đạt được tính hiệu quả cao nhất, cần có sự kết hợp từ nhiều phía: Sở
Giáo dục và Đào tạo, nhà trường, học sinh, sinh viên và cả phụ huynh. Nhìn
chung, tính đến thời điểm hiện tại, Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc các tỉnh thành
đã thực hiện tương đối tốt phương án mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra.
Tuy nhiên, chưa có sự thống nhất về nội dung cũng như bậc học.
GS.TS Phạm Tất Dong, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư cho rằng,
trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra như thế này, việc dạy học trực tuyến và