Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

nội dung chính sách thương mại quốc tế của liên minh châu âu (eu) và những điểm cần lưu ý đối với
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phần 1: Tổng quan về thị trường Liên minh châu Âu
1. Giới thiệu Liên minh châu Âu
Liên Minh Châu Âu là một tổ chức liên kết khu vực nhằm thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, chính trị và xã hội, bắt đầu với việc tự do hoá mậu dịch giữa các nước
thành viên và các chính sách kinh tế có liên quan.
Ngày 9/5/1950 Bộ trưởng ngoại giao Pháp Robert Schuman đã đề nghị đặt toàn
bộ nền sản xuất than, thép của Cộng Hoà Liên Bang Đức và Pháp dưới một cơ
quan quyền lực chung trong một tổ chức mở cửa để các nước Châu Âu khác
cùng tham gia. Do vậy, Hiệp ước thành lập Cộng đồng Than-Thép Châu Âu đã
được ký kết ngày 18/4/1951 tại Pari với 6 nước thành viên là Pháp, Đức, Bỉ,
Luxămbua, Italia, Hà Lan, đánh dấu sự ra đời của Liên Minh Châu Âu ngày nay.
Sáu năm sau (25/3/1957), 6 nước thành viên đã ký Hiệp ước Roma thành lập
Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu và Cộng đồng kinh tế Châu Âu trong
đó hàng hoá, dịch vụ, lao động có thể di chuyển tự do. Để thực hiện Hiệp ước
này, các quốc gia thành viên cam kết xoá bỏ hàng rào thuế quan từ 1/7/1968 và
tuân theo những nguyên tắc kinh tế chung của khối. Từ năm 1967 các cơ quan
điều hành của các Cộng đồng trên được hợp nhất và được gọi là Cộng đồng
Châu Âu.
Ngày 7/2/1992 Hiệp ước Maastricht được ký kết quyết định việc hình thành liên
minh kinh tế và tiền tệ và liên minh chính trị. Ngày 1/1/1993 Hiệp ước
Maastricht chính thức có hiệu lực, EC gồm 12 nước trở thành EU.
Tháng 5/1998, tại hội nghị thượng đỉnh của EU tại Bruxells, 11 nước trong số 15
nước thành viên của EU đã trở thành thành viên của khu vực tiền tệ Châu Âu
gồm có: Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan, Luxămbua,
Ailen, Áo, Phần Lan. Còn Anh, Đan Mạch, Thuỵ Điển từ chối không gia nhập
vùng đồng tiền chung EURO, Hy Lạp không hội đủ các điều kiện quy định.
Lịch sử hình thành và phát triển của Liên Minh Châu Âu có thể chia thành 3 giai
đoạn chủ yếu sau:
- Giai đoạn 1: 1951-1957, Hợp tác trong phạm vi Cộng đồng Than- Thép
Châu Âu (ECSC) gồm 6 nước là Pháp, Cộng Hoà Liên Bang Đức, Italia, Bỉ, Hà
Lan và Lúc Xăm Bua.
1
- Giai đoạn 2: 1957-1992, phát triển mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực
kinh tế và chính trị gồm 12 nước: 6 nước cũ của ECSC cộng thêm Anh, Đan
Mạch, Ai Len, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp.
- Giai đoạn 3: 1992 đến nay, Liên Minh Châu Âu (EU) đã thay thế cho
Cộng đồng Châu Âu (EC). Đây là giai đoạn “đẩy mạnh nhất thể hoá” trên tất cả
các lĩnh vực từ kinh tế- tiền tệ, ngoại giao và an ninh, đến nội chính và tư pháp.
Với việc kết nạp thêm Áo, Thụy Điển và Phần Lan và 2 nước Đông Âu,hiện nay
số thành viên của EU đã lên đến 27quốc gia.
Liên minh châu Âu (EU) là hình thức hội nhập khu vực ở trình độ cao với
nhiều triển vọng tốt đẹp cho các nước thành viên và cho toàn châu Âu, đang
phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực phấn đấu trở thành khu vực phát triển
nhất hành tinh, đủ sức đối phó với các thách thức trong thế kỷ 21 cũng như là
đối trọng đáng kể của Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và góp phần
cho hoà bình và ổn định trên thế giới. Hiện nay, thị trường EU 27 gồm hầu hết
các nước châu Âu với gần 4 triệu km2 và 456 triệu dân có thu nhập cao. GDP
gần 11.000 tỷ USD chiếm 27% GDP thế giới. Tổng ngạch ngoại thương gần
1.400 tỷ USD chiếm gần 20% thương mại toàn cầu. Nếu tính cả mậu dịch nội
khối thì tổng ngạch mậu dịch là 3.092 tỷ chiếm 41.4% thị phần thế giới. EU
đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ chiếm 43,8% thị phần thế giới gấp 2,5
lần Mỹ và chiếm 42,7 nhập khẩu dịch vụ thế giới. Đầu tư ra nước ngoài chiếm
47% FDI toàn cầu và nhận 20% đầu tư từ bên ngoài.
Vị thế chính trị, tiềm lực kinh tế, thương mại, tài chính, khả năng phòng
thủ của EU không ngừng tăng sau mỗi lần mở rộng, đặc biệt mở rộng lần thứ
năm thêm 10 thành viên và lần thứ 6 thêm 2 thành viên mới ở Đông và Nam Âu.
Việc này đặt ra cho tất cả các thành viên EU, châu Âu và thế giới rất nhiều vấn
đề cần được nghiên cứu xử lý, không chỉ kinh tế thương mại. Hiến pháp mới của
EU được soạn thảo theo hướng minh bạch hơn, dân chủ hơn và hiệu quả hơn
đang đứng trước nguy cơ sụp đổ do các bất đồng về quyền lực giữa nước lớn
và nhỏ, giữa chính phủ quốc gia thành viên và bộ máy hành pháp của khối, giữa
thành viên cũ và mới về khoảng cách phát triển, về nhập cư, lao động, an sinh xã
hội, thâm hụt ngân sách, chính sách đối ngoại, an ninh phòng thủ chung...
Đồng tiền chung châu Âu (Euro) sau 21 năm chuẩn bị đã được lưu hành tại 12
nước thành viên từ 1/1/2002, kết thúc quá trình nhất thể hoá về tiền tệ, một sự
2
kiện quan trọng thứ 2 sau việc Mỹ quyết định chấm dứt đổi USD ra vàng, làm
cho vị thế của USD bị hạ thấp.
2. Tình hình phát triển kinh tế của EU trong những năm gần đây
EU là một trung tâm kinh tế hùng mạnh của thế giới có tốc độ tăng
trưởng kinh tế khá ổn định, GDP năm 1996 là 1,6%, năm 1997 là 2,5%, năm
1998 là 2,7% và năm 1999 là 2,0%. Năm 1998, trong khi cơn bão tài chính
tiền tệ làm nghiêng ngả nền kinh tế thế giới thì Liên Minh Châu Âu- khu vực
ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng vẫn tiếp tục quá trình phát triển kinh tế của
mình. Sự ổn định của kinh tế EU đựợc xem là một trong những nhân tố chính
giúp cho nền kinh tế thế giới tránh được nguy cơ suy thoái toàn cầu. Năm
1999, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế của EU có chiều hướng giảm, nguyên
nhân chính là do sự giảm giá của đồng Euro và sản xuất công nghiệp giảm
sút, nhưng đến nay tình hình này đã được cải thiện. Theo Uỷ Ban Châu Âu
(EC), kinh tế EU đang phát triển khả quan. Các nhà phân tích kinh tế lạc quan nói
rằng xu hướng đi lên của nền kinh tế Châu Âu vẫn tiếp tục (xem bảng 1).
B ng 1 ả CÁC CH TIÊU KINH T C B N C A EU Ỉ Ế Ơ Ả Ủ
1995 1996 1997 1998 1999* 2000*
*
GDP (%) 2,4 1,6 2,5 2,7 2,0 2,6
GDP (Tỷ USD) 8576 8744 8221 8482 8510 9044
GDP/đầu người (USD) 23089 23477 22008 22644 22664 24017
Tiêu dùng tư nhân(%) 1,7 1,7 1,9 2,9 2,8 2,6
Tiêu dùng chính phủ(%) 0,8 1,6 0,1 1,0 1,5 0,9
Tổng đầu tư (%) 5,2 -0,4 4,9 7,7 2,0 3,6
Xuất khẩu hàng hoá và
dịch vụ (%)
8,3 4,9 9,4 5,6 2,4 5,5
Nhập khẩu hàng hoá và
dịch vụ (%)
7,0 4,0 8,7 8,4 3,4 5,2
Nhu cầu nội địa (%) 2,2 1,3 2,2 3,5 2,4 2,5
Dân số (triệu người) 371,4 372,5 373,5 374,6 375,5 376,6
Giá cả tiêu dùng (%) 2,9 2,5 1,9 1,5 1,4 1,8
Lực lượng lao động 165 165,9 166,4 167,7 168,2 168,9
(Triệu người)
Tỷ lệ thất nghiệp (%) 11,0 11,2 10,9 10,2 9,4 9,0
Chiếm tỷ trọng trong dân số
thế giới (%)
6,55 6,47 6,41 6,34 6,27 6,21
3