Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nội dung
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
114.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1701

Nội dung

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CÂU HỎI PHỤ

Hội thi “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Câu 1: “...Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Bác Hồ,

người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta

và non sông đất nước ta...”

Em hãy nói xuất sứ của câu này, và được thể hiện ở thời điểm nào?

Đáp án: Câu này trích trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương

ĐCSVN, do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành TW Đảng đọc tại lễ

truy điệu Chủ tịch HCM ngày 09/09/1969 tại Hà Nội.

Câu 2: Hồ Chủ Tịch dạy “Đạo đức Cách mạng không phải trên trời sa xuống.

Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như

ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

Câu nói này được Bác viết trong tác phẩm nào? Thời gian nào?

Đáp án: Câu nói này được Bác viết trong tác phẩm “Đạo đức cách mạng” với

bút danh Trần Lực đăng trên tạp chí Học tập số 12 năm 1958.

(HCM tòan tập tập 9, trang 293, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội tháng

5/2000).

Câu 3: Bác viết: “...Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền

tảng của thi đua ái quốc.

Trời có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông.

Đất có bốn phương: Đông, tây, nam, bắc.

Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính.

Thiếu một đức thì không thành người”.

Câu nói này Bác viết trong tác phẩm nào? thời gian nào?

Đáp án: Bác viết trong tác phẩm “Người cán bộ cách mạng”, tháng 06 năm

1949.

Câu 4: “…..Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc, là làm sao cho

nước ta được hòan toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có

cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần Tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ,

nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với cụ già hái

củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì với phần danh lợi.

Câu nói này Bác nói ở đâu? Vào thời gian nào?

Đáp án: Câu nói này Bác nói khi trả lời các nhà báo nước ngoài vào tháng 1

năm 1946.

Câu 5: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông

cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người Cách mạng phải có đạo đức,

không có đạo đức thì dù có tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

Lời dạy này Bác viết ở tác phẩm nào? Thời gian nào?

Đáp án: Câu nói này trong bài viết “Sửa đổi lối làm việc”, tháng 10 năm 1947

Câu 6: Đồng chí hãy trình bày nội dung nói về đoàn viên và thanh niên trong

di chúc của Bác.

Đáp án: Trong di chúc của Bác có đoạn viết về đoàn viên và thanh niên như

sau:

Câu hỏi phụ-Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức HCM trang 1

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!