Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhượng quyền kinh doanh trong việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần ở Việt Nam.docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đ Đề án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
Hoà nhịp cùng hơi thở thời đại với xu thế hội nhập, hợp tác kinh tế
quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ về
mọi mặt. Đặc biệt sự kiện Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới
WTO vào ngày 7/11/2006 là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước ngoặt
lịch sử trong sự phát triển về mọi mặt nói chung và trong nền kinh tế nói
riêng. Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đã đem lại những cơ hội
cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng tạo ra những thách thức to lớn,
sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và khốcliệt trong việc giữ vững thị
phần và phát triển thương hiệu.
Ngày nay, với sự phát tiển không ngừng của khoa học kĩ thuật, đời
sống của người dân ngày càng nâng cao. Do đó nhu cầu về các hàng hoá,
dịch vụ có chất lượng, uy tín ngày càng cao. Trước thực tế, các doanh ngiệp
muốn chiến thắng trong cạnh tranh phải tạo được niềm tin, uy tín với khách
hàng, phải tạo được nhiều hơn giá trị trong sản phẩm của mình. Thương hiệu
chính là một phương thức giúp doanh nghiệp làm được điều này,thương hiệu
tạo ra lợi thế cạnh tranh, tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Vì vậy việc xây
dựng một thương hiệu, thương hiệu mạnh là một đòi hỏi cấp thiết với tất cả
các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Để xây dựng được một thương hiệu doanh nghiệp cần phải có thời
gian và công sức, nhưng điều đó hiện nay có thể được khắc phục thông qua
hình thức nhượng quyền kinh doanh – một phương thức rất hiệu quả đã được
áp dụng trên thế giới và bước đầu thành công ở một số doanh nghiệp Việt
Nam. Nhượng quyền kinh doanh tạo lợi thế cho các doanh nghiệp nhượng
quyền kinh doanh trong việc giữ vững thị phần và phát triển thương hiệu,
đồng thời tạo thương hiệu cho các doanh nghiệp nhận quyền kinh doanh.
Với ý nghĩa đó, em đã nghiên cứu và chọn đề tài “ Nhượng quyền
kinh doanh trong việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần ở Việt
Nam” cho đề án môn học của mình với mục đích:
+ Đi sâu làm rõ lý lụân về nhượng quyền kinh doanh
+ Một số đánh giá nhận xét thực trạng nhượng quyền kinh doanh với
việc phát triển thương hiệu và bảo vệ thị phần tại Việt Nam qua một số ví dụ
điển hình về các công ty đã nhượng quyền thành công.
+ Một số giải pháp ban đầu.
Đề tài gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về phương thức nhượng quyền kinh doanh
Phần 2: Thực trạng hoạt động nhượng quyền kinh doanh với việc phát triển
thương hiệu và giữ vững thị phần tại Việt Nam
2
Đ Đề án môn học
Phần 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhượng quyền kinh
doanh trong việc phát triên thương hiệu và giữ vững thị phần ở Việt
NamPHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH
1. Nhượng quyền kinh doanh
1.1 Khái niệm và vai trò của nhượng quyền kinh doanh
1.1.1 Khái niệm:
Nhượng quyền kinh doanh – Franchise là một hình thức nhân rộng
thương hiệu, nhân rộng mô hình kinh doanh có xuất xứ từ Châu Âu cách đây
cẩ trăm năm nhưng phát triển mạnh nhất tại Mĩ. Từ “Franchise” có nguồn
gốc từ nước Pháp là “ Franc” có nghĩa là “free” (tự do).
Hiện nay còn tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về thuật ngữ
Franchise. Theo cách định nghĩa từ tự điển Anh Việt của Viện ngôn ngữ học
thì Franchise có nghĩa là nhượng quyền kinh doanh hay cho phép ai đó chính
thức được bán hàng hoá hay dịch vụ của một công ty ở một khu vực nào đó.
Theo định nghĩa của từ điển Webster thì franchise là một đặc quyền được
trao cho một người hay một nhóm người để phân phối hay bán sản phẩm của
chủ thương hiệu. Franchise là một phương thức tiếp thị và phân phối sản
phẩm hay dịch vụ dựa trên hai đối tác: một bên gọi là Frachisor (bên nhượng
quyền) và một bên gọi là Frachisee (bên được nhượng quyền); hai bên đối
tác sẽ kí một hợp đồng gọi là hợp đồng franchise.
Dù còn khá nhiều khái niệm khác nhau về thuật ngữ franchise, nhưng
nói chung các hình thức nhượng quyền kinh doanh vẫn thường nằm trong
hai loại điển hình sau:
• Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Bên mua Franchise hay là bên
được nhượng quyền kinh doanh không nhận được nhiều sự hỗ trợ từ
phía chủ thương hiệu ngoại trừ việc được phép sử dụng tên nhãn hiệu,
thương hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu và quyền phân phối sản phẩm hay
dịch vụ của bên chủ thượng hiệu trong một phạm vi khu vực và thời
gian nhất định.
• Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh (gọi tắt là nhượng quyền
kinh doanh): theo hình thức này ngoài việc nhượng quyền phân phối
sản phẩm; thì hợp đồng nhượng quyền bao gồm thêm việc chuyển gia
kĩ thuật kinh doanh và công thức điều hành quản lý. Các chuẩn mực
của của mô hình kinh doanh phải đảm bảo tuyệt đối được thực hiện
đúng. Mối liên hệ giữa bên mua và bên bán nhượng quyền thương
hiệu rất chặt chẽ và liên tục. Đây là hình thức nhượng quyền phổ biến
và hiệu quả nhất hiện nay.
1.1.2 Vai trò của nhượng quyền kinh doanh:
Nhượng quyền kinh đem lại hiệu quả cho cả bên nhượng quyền kinh
doanh cũng như bên nhận, nó có vai trò rất quan trọng đối các doanh nghiệp
bắt đầu khởi sự kinh doanh cũng như các doanh nghiệp đang trên đà phát
triển như: phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, hệ thống quản lý, phát
triển thương hiệu…
1.1.2.1 Đối với bên nhượng quyền (chủ thương hiệu):
Nhân rộng mô hình kinh doanh:
Đây là mục tiêu mà bất kì một doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt
được. Khó khăn nhất là muốn nhân rộng mô hình kinh doanh đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có nguôn lực tài chính lớn mạnh trong khi đó các doanh
nghiệp luôn có một giới hạn nguồn lực nhất định. Đặc bịêt điều này càng trở
nên khó khăn hơn khi các doanh nghiệp muốn mở rộng sang thị trường nước
ngoài. Ngoài vấn đề ngân sách, còn có các yếu tố khác như địa lý, con
người, văn hoá địa phương, trình độ… cũng là những trở ngại không nhỏ.
Phương thức nhượng quyền kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp chủ thương
hiệu chia sẻ được bớt những khó khăn đó cho bên mua franchise, bởi vì bên
nhận nhượng quyền kinh doanh sẽ chịu toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và tự
quản trị lấy tài
sản của mình. Và khi công ty của bên mua franchise thành công và được
nhân rộng thì doanh nghiệp chủ thương hiệu cũng được nâng cao giá trị và
4