Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những từ ngữ biểu thị người phụ nữ trong văn học trung đại việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
NHỮNG TỪ NGỮ BIỂU THỊ NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ HỌC
ĐÀ NẴNG, NĂM 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Trọng Ngoãn
Phản biện 1: PGS.TS. Trương Thị Nhàn
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Văn Sáng
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc
sĩ Ngôn Ngữ học họp tại Trường Đại học Sư phạm vào ngày 06
tháng 01 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đều biết, từ vựng mang nghĩa văn bản là hữu
hạn, nhưng trong ngôn ngữ giao tiếp lại là vô hạn. Trải qua thời gian
dài và biến thiên của lịch sử, từ nghĩa từ điển cho đến nghĩa sử dụng
là một khoảng cách rất xa. Những từ ngữ biểu thị người phụ nữ trong
văn học Trung đại Việt Nam từ từ điển cho đến vận dụng trong thực
tiễn là một quá trình tái tạo của người sử dụng. Người ta đã vận dụng
các phương tiện ngôn ngữ, sử dụng các vốn từ có sẵn để làm mới
chúng.
Những từ ngữ biểu thị người phụ nữ trong văn học Trung đại
là một phần quan trọng trong kho tàng từ vựng tiếng Việt. Hướng
tiếp cận của chúng tôi sẽ là một công cụ để truy tìm về nguồn gốc
tiếng Việt. Bài nghiên cứu này có thể đề xuất một cách nhìn nhận về
những từ ngữ biểu thị người phụ nữ trong văn học Trung đại Việt
Nam nói riêng và những từ ngữ trong văn học Trung đại Việt Nam
nói chung, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để hiểu bản sắc dân tộc,
cảm thức văn hóa, thị hiếu thẩm mĩ của người Việt Nam xưa.
2. Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu
Ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học Trung đại đến nay chỉ
được nghiên cứu qua bình diện thi pháp, các công trình từ điển về từ
nguyên, các công trình từ điển về điển cố, các công trình chú giải về
những từ ngữ khó.
Nhắc lại điều đó để nói rằng những từ ngữ biểu thị người phụ
nữ trong văn học Trung đại Việt Nam dưới góc nhìn ngôn ngữ học là
một đề tài mới và có tính chuyên sâu.
2
Các công trình nghiên cứu trên ở dạng đơn lẻ, chỉ nghiên cứu
một khía cạnh nào đó về ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học Trung
đại.
Gần với đề tài luận văn hơn cả là của Đào Ánh Loan, nhưng
có hai điều khác biệt là đề tài của Đào Ánh Loan xem xét dước góc
độ văn học văn hóa, còn đề tài của tôi nghiên cứu dưới góc độ ngôn
ngữ học, tôi chỉ chuyên sâu vào hai bộ phận ĐÍCH – NGUỒN.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tập hợp và phân tích những đơn vị từ ngữ biểu thị người phụ
nữ trong văn học Trung đại Việt Nam theo hướng ngôn ngữ học.
Trong đó chủ yếu là phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của chúng. Đối
với một số trường hợp, các đơn vị này sẽ được khảo sát cả về cấu tạo
ngữ pháp. Mặt khác, quá trình định danh về đối tượng bao giờ cũng
bị chi phối bởi “kí ức cộng đồng” nên tác giả luận văn đã vận dụng
lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận để phân tích đích và nguồn của các
đơn vị từ ngữ này. Phân tích đặc điểm ngữ nghĩa, đặc điểm cấu tạo
của các từ ngữ biểu thị người phụ nữ trong văn học trung đại Việt
Nam nhằm làm rõ nghĩa văn bản, nghĩa từ điển và ngữ nguyên của
chúng. Trên cơ sở đó nhận diện sâu hơn về một phạm vi từ vựng
trong văn học Trung đại dưới góc nhìn ngôn ngữ và trong hoạt động
hành chức.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Khảo sát và thống kê tất cả các đơn vị từ ngữ biểu
thị người phụ nữ trong các tác phẩm văn học Trung đại.
(2) Phân tích cơ chế ngữ nghĩa của chúng.
3
(3) Bước đầu nhận diện về những đặc trưng liên quan
đến lí thuyết tri nhận của cơ chế ngữ nghĩa trong các đơn vị ngôn
ngữ này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Những từ ngữ biểu thị người
phụ nữ trong văn học Trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến
đầu thế kỉ XIX.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
(1) Phạm vi hẹp: Các từ ngữ biểu thị người phụ nữ trong
văn học Trung đại Việt Nam.
(2) Phạm vi rộng: Toàn bộ các văn bản nghệ thuật của
văn học Trung đại Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thủ pháp thống kê.
- Thủ pháp cải biến.
- Thủ pháp đối chiếu.
6. Dự kiến đóng góp của đề tài
6.1. Thống kê tập hợp toàn bộ những từ ngữ biểu thị người
phụ nữ đã từng xuất hiện trong văn học Trung đại Việt Nam.
6.2. Xác định cơ chế ngữ nghĩa của chúng dưới góc nhìn ngôn
ngữ học tri nhận.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm các
chương dưới đây:
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài và một số vấn đề liên quan
Chương 2: Các từ ngữ biểu thị người phụ nữ trong văn học
Trung đại xét về góc độ “đích”
4
Chương 3: Các từ ngữ biểu thị người phụ nữ trong văn học
Trung đại xét về góc độ “nguồn”
Chương 4: Đặc điểm tri nhận của các tác giả văn học Trung đại
Việt Nam thể hiện qua từ ngữ biểu thị người phụ nữ
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN
1.1. Nghĩa từ vựng của từ
1.1.1. Các thành phần ý nghĩa của từ
Trong cách hiểu khái quát nhất, mỗi một thực từ thường có
bốn thành phần nghĩa. Ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa
biểu thái làm nên nghĩa từ vựng của một từ, còn ý nghĩa ngữ pháp
của từ thì đối lập với ý nghĩa từ vựng [9, tr. 537].
1.1.2. Quan hệ ngữ nghĩa trong từ và trong hệ thống từ vựng
Khi xét về kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong từ và mối quan hệ về
nghĩa các từ trong hệ thống từ vựng ta gặp các hiện tượng như đồng
âm, đồng nghĩa và trường nghĩa.
1.1.2.1. Hiện tượng đồng âm
“Những đơn vị đồng âm là những đơn vị giống nhau về hình
thức ngữ âm nhưng khác nhau về ý nghĩa” [9, tr. 632].
1.1.2.2. Hiện tượng đồng nghĩa
Theo Đỗ Hữu Châu, “Quan hệ đồng nghĩa bắt đầu xuất
hiện khi bắt đầu xuất hiện một nét nghĩa đồng nhất giữa các từ.”
1.1.2.3. Trường nghĩa
a. Khái niệm:
Theo Đỗ Hữu Châu, tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng
thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và
quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa tiểu
hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng. Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được
gọi là một trường nghĩa. Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau
về ngữ nghĩa.
b. Phân loại: 3 loại.
6
1.2. Từ trong từ điển và từ trong văn bản
Theo Đỗ Hữu Châu, từ đơn, từ phức lúc mới xuất hiện thì
đều chỉ có một nghĩa biểu vật. Sau một thời gian sử dụng, nó có thể
có thêm những nghĩa biểu vật mới. Các nghĩa biểu vật ngày càng
nhiều thì nghĩa biểu niệm của nó càng có khả năng biến đổi [9, tr.
147].
Theo Bùi Trọng Ngoãn, từ trong từ điển ở dạng điển hình
nhất, có tần số sử dụng cao, có tính khái quát và ổn định về nghĩa.
Trong khi đó văn bản là sự thể hiện vận dụng ngôn ngữ vào giao
tiếp, từ trong văn bản là từ đã thực thi chức năng của nó [40, tr. 66].
1.3. Phƣơng thức chuyển nghĩa
Phương thức chuyển nghĩa hay còn gọi là chuyển đổi tên gọi
bao gồm hai loại: ẩn dụ và hoán dụ. Mối quan hệ giữa các sự vật rất
đa dạng nên chúng ta cũng có thể tìm thấy các loại ẩn dụ và hoán dụ
khác ngoài các kiểu mà trong các tài liệu đã nêu.
1.3.1. Ẩn dụ
Trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” (2003), Nguyễn Thiện
Giáp cho rằng: “Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống
nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau” [18,
tr.162].
Công trình nghiên cứu của chúng tôi đã vận dụng 5 kiểu ẩn dụ.
(1) Sự giống nhau về hình thức.
(2) Sự giống nhau về màu sắc.
(3) Sự giống nhau về thuộc tính, tính chất nào đó.
(4) Sự giống nhau về một đặc điểm, một vẻ ngoài nào đó
(5) Chuyển tên các con vật thành tên người.
7
1.3.2. Hoán dụ
Trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt”, Nguyễn Thiện Giáp
cho rằng: “Hoán dụ là hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện
tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác dựa vào mối quan hệ
logic giữa các sự vật hoặc hiện tượng ấy [18, tr.165].”
Công trình nghiên cứu của chúng tôi đã vận dụng 6 kiểu hoán
dụ cơ bản.
(1) Lấy bộ phận thay thế cho toàn bộ.
(2) Lấy không gian, nơi ở, bộ phận của căn nhà thay thế cho
người có liên quan đến nơi đó.
(3) Lấy cái chứa đựng thay thế cho cái được chứa đựng.
(4) Đồ vật thay thế cho người dùng.
(5) Bộ phận của vật chứa thay thế cho vật được chứa.
(6) Dựa vào tư thế, trạng thái để hiểu rõ nguyên nhân (hay
có thể nói là lấy cái được chứa đựng thay thế cho cái
chứa đựng).
1.4. Khái lƣợc về ẩn dụ tri nhận và hoán dụ tri nhận
Trong hai thập niên gần đây, ẩn dụ tri nhận và hoán dụ tri
nhận gần như là một khuynh hướng nghiên cứu mới về ngữ nghĩa
học, và nó là một bộ phận được gọi chung là ngôn ngữ học tri nhận,
tức là hướng nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ học và tâm lí học.
1.4.1. Khái lược về ẩn dụ tri nhận
Theo Trần Văn Cơ, ẩn dụ tri nhận (hay còn gọi là ẩn dụ ý
niệm – cognitive/ conceptual metaphor) được xem như là cách nhìn
một đối tượng này thông qua một đối tượng khác.
Trong công trình nghiên cứu của chúng tôi, qua quá trình
thống kê và phân tích chúng tôi nhận thấy những từ ngữ biểu thị
người phụ nữ trong văn học Trung đại có thể áp dụng được ba loại ẩn
8
dụ: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ định hướng (ẩn dụ phương vị), ẩn dụ bản
thể (ẩn dụ thực thể).
1.4.2. Khái lược về hoán dụ tri nhận
Lakoff và Johnson cho rằng một thực thể này được sử dụng
để quy chiếu một thực thể khác, thì gọi là hoán dụ (metonymy), có
nghĩa là sử dụng một sự vật để chỉ một sự vật khác có liên quan đến
nó [31, tr.39].
Trong công trình nghiên cứu của chúng tôi, qua quá trình
thống kê và phân tích chúng tôi nhận thấy những từ ngữ biểu thị
người phụ nữ trong văn học Trung đại có thể áp dụng được 2 loại
hoán dụ: bộ phận thay thế cho toàn bộ; đồ vật thay thế cho người
dùng. Ngoài ra, căn cứ vào phương thức chuyển nghĩa đã nói ở trên,
chúng tôi còn bổ sung thêm 5 loại hoán dụ tri nhận nữa: Vật chứa
thay thế cho vật được chứa; bộ phận của vật được chứa thay thế cho
vật được chứa; lấy không gian địa điểm thay thế cho người có liên
quan đến nơi đó; lấy quần áo trang phục, trang sức, mỹ phẩm nói
chung thay thế cho người sử dụng; dựa vào quan hệ tư thế, trạng
thái cụ thể và nguyên nhân.
1.4.3. Biểu thức ngôn ngữ
Biểu thức ngôn ngữ hay còn gọi là ngữ pháp cấu trúc, tức là
các loại cụm từ. Trong tiếng Việt, Diệp Quang Ban cho rằng cụm từ
chia làm hai loại lớn, bao gồm tổ hợp từ tự do (cụm từ tự do) và cụm
từ nửa cố định (ngữ cố định). [3, tr. 61]
1.5. Văn học Trung đại Việt nam
1.5.1. Khái lược về văn học Trung đại Việt Nam
1.5.1.1. Phạm vi thời gian và không gian của văn học Trung đại Việt
Nam
9
a. Mốc thời gian mở đầu và kết thúc văn học Trung đại Việt
Nam
b. Không gian của văn học Trung đại
(1) Không gian văn học mở rộng cùng quá trình Nam tiến
(2) Không gian văn học cung đình và không gian văn học
thành thị
c. Các giai đoạn của văn học Trung đại
(1) Giai đoạn văn học thứ nhất – Giai đoạn từ đầu thế kỷ thứ
X đến hết thế kỷ XVII
(2) Giai đoạn văn học thứ hai – Giai đoạn sau thế kỷ XVIII
đến hết thế kỷ XIX
1.5.2. Hình ảnh người phụ nữ trong văn học Trung đại Việt Nam
1.5.2.1 Hình ảnh người phụ nữ trong văn học Trung đại Việt Nam ở
giai đoạn thứ nhất
1.5.2.2 Hình ảnh người phụ nữ trong văn học Trung đại Việt Nam ở
giai đoạn thứ hai
10
CHƢƠNG 2
NHỮNG TỪ NGỮ BIỂU THỊ NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN
HỌC TRUNG ĐẠI XÉT VỀ GÓC ĐỘ “ĐÍCH”
Ẩn dụ tri nhận và hoán dụ tri nhận là một hoạt động tri nhận
của con người được giải thích dưới góc độ “kí ức cộng đồng”, xem xét
trong mối quan hệ ẩn dụ và hoán dụ, dùng sự hiểu biết của một lĩnh
vực này để thuyết minh, giải thích cho một lĩnh vực khác. Hay có thể
nói ẩn dụ tri nhận và hoán dụ tri nhận là một quá trình phóng chiếu từ
miền nguồn (source category) đến miền đích (target category). Dưới
đây chúng tôi sẽ căn cứ vào miền đích đã được miền nguồn phóng
chiếu để tiến hành phân loại.
2.1. Các từ ngữ biểu thị về ngƣời phụ nữ nói chung
2.1.1. Phân loại theo cấu trúc
Cấu trúc những từ ngữ biểu thị ngƣời phụ nữ trong văn học
Trung đại
Từ ghép Cụm từ cố định
Từ ghép Từ ghép Từ ghép Thành ngữ Ngữ cố định
đẳng lập chính phụ biệt lập định danh
NCĐ định danh NCĐ định danh NCĐ định danh
đẳng lập chính phụ chủ vị
Qua quá trình khảo sát các tác phẩm văn học Trung đại từ
thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX, chúng tôi thống kê được 583 từ ngữ
biểu thị người phụ nữ trong văn học Trung đại Việt Nam.
11
Cấu trúc từ ngữ Số
lƣợng
Tỉ lệ (%)
Từ ghép
Từ ghép đẳng lập 47 8.01%
Từ ghép chính phụ 173 29.67%
Từ ghép biệt lập 54 9.26%
274 46.94%
Cụm từ
cố
Ngữ cố
định định
danh
NCĐ định danh
đẳng lập
61 10.98%
NCĐ định danh
chính phụ
153 26.92%
NCĐ định danh
chủ vị
34 5.96%
248 43.86%
Thành ngữ 54 9.47%
302 52.98%
Tổng 583 100%
2.1.2. Phân loại theo trường nghĩa
Qua việc phân tích ý nghĩa từ vựng, những từ ngữ trong văn
học Trung đại Việt Nam gồm có 14 trường nghĩa lớn, 43 trường
nghĩa nhỏ, 20 trường nghĩa nhỏ hơn và 8 trường nghĩa nhỏ nhất.
2.1.3. Phân loại về ngữ nguyên
Ngữ nguyên là nói về lịch sử của các từ ngữ trong nguồn ngữ
liệu, nguồn gốc của chúng. Hình thái và ngữ nghĩa của chúng thay đổi
12
theo thời gian. Nói rộng ra, "ngữ nguyên của một ngữ" là nguồn gốc
của ngữ đó.
Theo Trần Nho Thìn “Cho đến nay chúng ta chỉ biết chắc
chắn rằng ảnh hưởng mà văn học Việt Nam nhận được từ văn học
Trung Quốc là hết sức to lớn” [57, tr. 271].
2.1.3.1. Những từ ngữ biểu thị người phụ nữ trong văn học Trung đại
Việt Nam bắt nguồn từ văn học cổ đại trung Quốc
2.1.3.2. Những từ ngữ biểu thị người phụ nữ trong văn học Trung đại
Việt Nam được lấy từ các câu chuyện lịch sử Trung Quốc
2.1.3.3. Những từ ngữ biểu thị người phụ nữ trong văn học Trung đại
Việt Nam được trích từ câu nói của các nhân vật trong lịch sử Trung
Quốc
2.1.3.4. Những từ ngữ biểu thị người phụ nữ trong văn học Trung đại
Việt Nam bắt nguồn từ cách nói trong văn Hán
2.1.3.5. Những từ ngữ biểu thị người phụ nữ trong văn học Trung đại
Việt Nam là bắt nguồn từ cách nói trong dân gian người Việt (văn
Nôm)
2.1.3.6. Những từ ngữ biểu thị người phụ nữ trong văn học Trung đại
Việt Nam bắt nguồn từ kho tàng ca dao người Việt
2.1.3.7. Những từ ngữ biểu thị người phụ nữ trong văn học Trung
đại Việt Nam bắt nguồn từ kho tàng tục ngữ người Việt
2.2. Các từ ngữ biểu thị cách gọi đối với ngƣời phụ nữ
2.2.1. Các từ ngữ biểu thị cách gọi đối với người mẹ
2.2.2. Các từ ngữ biểu thị cách gọi đối với người con gái chưa
chồng
2.2.3. Các từ ngữ biểu thị cách gọi đối với người đàn bà có
chồng
13
2.2.4. Các từ ngữ biểu thị cách gọi đối với người vợ
2.2.5. Các từ ngữ biểu thị cách gọi đối với người hầu gái
2.2.6. Các từ ngữ biểu thị cách gọi đối với người phụ nữ quyền
quý
2.2.7. Các từ ngữ biểu thị cách gọi đối với người phụ nữ ở chốn
thanh lâu
2.2.8. Các từ ngữ biểu thị cách gọi đối với người phụ nữ nói
chung
2.2.9. Các từ ngữ biểu thị cách gọi đối với người phụ nữ tài hoa
2.3. Các từ ngữ biểu thị về diện mạo của ngƣời phụ nữ
2.3.1. Các từ ngữ biểu thị về diện mạo tổng thể của người phụ
nữ
Trong quan niệm của người xưa, vẻ đẹp của người phụ nữ
được đưa lên hàng đầu, nên từ ngữ về nhan sắc tổng thể của người
phụ nữ chiếm đại đa số. Nhưng khi nhan sắc đã tàn phai thì họ (đặc
biệt là cung nữ) bị ghẻ lạnh, cô đơn. Vì vậy từ ngữ về trường nghĩa
này cũng chiếm số lượng không ít.
2.3.2. Các từ ngữ biểu thị về diện mạo cụ thể của người phụ nữ
2.4. Các từ ngữ biểu thị về phẩm giá, đức hạnh của ngƣời phụ nữ
2.4.1. Các từ ngữ biểu thị người phụ nữ sẵn sàng hủy hoại nhan
sắc để thủ tiết thờ chồng
2.4.2. Các từ ngữ biểu thị người đẹp sẵn sàng tự vẫn để bảo toàn
danh tiết, hi sinh vì sự nghiệp lớn của chồng
2.4.3. Các từ ngữ biểu thị tiết hạnh của người phụ nữ
2.4.4. Các từ ngữ biểu thị người đàn bà không coi trọng danh tiết
2.5. Các từ ngữ biểu thị bản tính ngƣời phụ nữ
2.5.1. Những từ ngữ biểu thị tấm lòng bao dung của người phụ
nữ