Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Những tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng tín dụng và khắc phục
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài “Những tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng
tín dụng và hƣớng khắc phục” là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của
riêng tác giả mà không có sự sao chép của người khác. Mọi thông tin, số liệu, quan
điểm nghiên cứu...được nêu trong khóa luận đều được trích dẫn nguồn cụ theo đúng
thể thức mà khoa Luật Thương Mại quy định đối với khóa luận tốt nghiệp. Đề tài
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Vân.
Tác giả khóa luận
Đào Thị Huyền Trang
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật chuyên ngành Luật Thương
Mại với đề tài Những tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng tín dụng và
hƣớng khắc phục, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các Thầy Cô là
giảng viên bộ môn Luật Thuế - Tài chính ngân hàng, Khoa Luật Thương Mại,
Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, đặc biệt cảm ơn PGS. TS Nguyễn Văn
Vân – người đã góp một phần rất lớn không chỉ ở vai trò định hướng mà hơn nữa là
người sửa chữa những thiếu sót giúp tác giả hoàn thành khóa luận một cách tốt đẹp.
Bên cạnh đó, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị làm việc tại bộ
phận Pháp chế Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín đã giúp đỡ tác giả trong
quá trình tìm kiếm tài liệu cũng như cung cấp cho tác giả những thông tin hữu ích
để tác giả có thể hoàn thành khóa luận của mình.
Xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Đào Thị Huyền Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Viết đầy đủ
1. BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự
2. BLDS Bộ luật dân sự
3. HĐXX Hội đồng xét xử
4. HĐTD Hợp đồng tín dụng
5. TCTD Tổ chức tín dụng
6. TAND Tòa án nhân dân
7. TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
8. TMCP Thương mại cổ phần
9. TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG
TÍN DỤNG.................................................................................................................6
1.1 Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ...............................................6
1.1.1 Khái niệm về tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng ...........................6
1.1.2 Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng tín dụng. ...........................................7
1.1.3 Ảnh hưởng tiêu cực của tranh chấp hợp đồng tín dụng đến kinh tế, chính
trị, xã hội. ..........................................................................................................11
1.2 Phân loại tranh chấp hợp đồng tín dụng. ..................................................14
1.2.1 Dựa vào mục đích lợi nhuận của các bên tham gia tranh chấp...............14
1.2.2 Dựa vào nội dung tranh chấp ..................................................................15
1.2.3 Dựa vào nguyên nhân dẫn đến tranh chấp ..............................................16
1.2.4 Dựa vào các điều khoản trong hợp đồng tín dụng ..................................17
1.2.5 Dựa vào nguồn gốc phát sinh tranh chấp................................................18
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................19
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG
TÍN DỤNG VÀ HƢỚNG KHẮC PHỤC ..............................................................20
2.1 Tranh chấp liên quan đến lãi suất ..............................................................20
2.1.1 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp liên quan đến lãi suất.......................20
2.1.2 Hướng khắc phục những tranh chấp liên quan đến lãi suất. ...................25
2.2 Tranh chấp liên quan đến bảo lãnh vay vốn. ............................................27
2.2.1 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp liên quan đến bảo lãnh vay vốn.......27
2.2.2 Hướng khắc phục tranh chấp liên quan đến bảo lãnh vay vốn ...............34
2.3 Tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm.........35
2.3.1 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm, xử lý
tài sản bảo đảm..................................................................................................35
2.3.2 Hướng khắc phục tranh chấp ..................................................................43
2.4 Tranh chấp về chủ thể xác lập, thực hiện HĐTD .....................................45
2.4.1 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp liên quan đến tư cách chủ thể xác lập,
thực hiện HĐTD................................................................................................45
2.4.2 Hướng khắc phục các tranh chấp liên quan đến tư cách xác lập, thực hiện
HĐTD................................................................................................................50
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................52
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. i
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, các TCTD trở thành kênh huy động vốn chủ yếu
nhằm cung cấp vốn cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu về vốn. Hình thức pháp
lý của giao dịch này là HĐTD - văn bản ghi nhận sự thỏa thuận, là cơ sở để bảo vệ
quyền và nghĩa vụ của các bên. Vì vậy có thể nói rằng HĐTD đóng vai trò là
“xương sống” để các bên cùng thực hiện các thỏa thuận một cách nhất quán, hiệu
quả.
Bộ Luật dân sự 2005, Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Nghị định 163/2006/NĐCP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm và các văn bản có liên quan đã tạo nên
khung pháp lý làm cơ sở cho các hoạt động tín dụng diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ
hết. Các Ngân hàng đã mở rộng cơ chế cho vay , cùng với đó là việc mở rộng phạm
vi các tài sản được dùng để thế chấp để các đối tượng có nhu cầu vay vốn có thể
tiếp cận dễ dàng hơn. Đặc biệt các hoạt động cho vay được thuận lợi hóa bằng việc
cho phép dùng cả tài sản hữu hình và vô hình., thậm chí là tài sản hình thành trong
tương lai để bảo đảm cho khoản vay. Đồng thời việc đơn giản hóa các thủ tục tố
tụng trong lĩnh vực này cũng góp phần không nhỏ vào sự thuận lợi của hoạt động
cho vay.
Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển là những tranh chấp luôn tồn tại song song
và hạn chế, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của hoạt động này. Do nhiều
nguyên nhân khác nhau cùng với bản chất rủi ro vốn có của hoạt động tín dụng
ngân hàng mà những tranh chấp phát sinh từ hoạt động tín dụng xảy ra ngày càng
nhiều. Những năm gần đây, tình hình các tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngày càng
chiếm tỉ trọng cao, đe dọa đến sự phát triển của hoạt động tín dụng ngân hàng.
Đồng thời với sự gia tăng số lượng, các tranh chấp phát sinh từ HĐTD cũng
phức tạp, đa dạng hơn về hình thức. Các tranh chấp phát sinh từ HĐTD thường có
giá trị tương đối lớn và thậm chí là rất lớn. Nếu không giải quyết một cách hiệu quả
thì sẽ gây tổn thất rất nhiều cho nền kinh tế nói chung và hoạt động tín dụng ngân
hàng nói riêng. Do đó, cần thiết phải tìm ra những nguyên nhân dẫn tới tranh chấp
phát sinh từ HĐTD để góp phần loại bỏ những tranh chấp và làm lành mạnh hóa
hoạt động tín dụng. Bởi sự phát triển của hoạt động này có ảnh hưởng rất lớn tới sự
phát triển của nền kinh tế.
Để giải quyết tốt tranh chấp phát sinh từ HĐTD thì việc nhận diện các loại tranh
chấp, nguyên nhân dẫn đến các loại tranh chấp là một vấn đề hết sức quan trọng.
Bởi vì, nếu nhận thức rõ được nguyên nhân, đặc điểm, biểu hiện của mỗi loại tranh
chấp thì sẽ tìm ra được các hướng khắc phục, tiến tới loại bỏ dần các loại tranh chấp
đó một cách hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề khái quát các loại tranh chấp phát sinh từ
2
HĐTD là rất khó khăn và thực tế cũng chưa được chú trọng một cách đúng mức. Vì
lý do đó, tác giả chọn đề tài: “Những tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng tín
dụng và hƣớng khắc phục” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật của
mình với mong muốn có thể khái quát được đặc điểm, biểu hiện của một số loại
tranh chấp có thể phát sinh từ HĐTD. Đồng thời , đề tài cũng muốn lý giải những
nguyên nhân dẫn đến các loại tranh chấp cụ thể để từ đó đề ra hướng giải quyết đối
với mỗi loại tranh chấp tương ứng nhằm loại bỏ những nguyên nhân dẫn đến tranh
chấp, góp phần làm cho hoạt động tín dụng ngân hàng có thể diễn ra một cách thông
suốt, hạn chế được rủi ro cho các bên khi kí kết và thực hiện HĐTD.
2. Tình hình nghiên cứu:
Các tranh chấp có thể phát sinh từ HĐTD là các tranh chấp không hề mới. Tuy
nhiên, vấn đề nghiên cứu sâu về lĩnh vực tranh chấp này chưa được các nhà nghiên
cứu coi trọng đúng mức. Các loại giáo trình, sách tham khảo, tạp chí chưa đề cập
đến các tranh chấp này một cách cụ thể.
Ở cấp độ luận văn cử nhân, việc nghiên cứu về các loại tranh chấp phát sinh từ
HĐTD đã được thực hiện với một số công trình nghiên cứu có chất lượng. Cụ thể,
tại thời điểm trước năm 2004 khi Luật Ngân hàng nhà nước, Bộ luật dân sự, Luật
các tổ chức tín dụng 1997 chưa có sự sửa đổi bổ sung thì có hai khóa luận tốt
nghiệp của tác giả Nguyễn Cao Cường với đề tài “Pháp luật giải quyết tranh chấp
phát sinh từ HĐTD ngân hàng” và của tác giả Nguyễn Kiều Anh Thư với đề tài
“Pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng – thực trạng và
giải pháp”. Hai khóa luận này mới chỉ nghiên cứu về các tranh chấp phát sinh từ
HĐTD ở mức độ khái quát pháp luật thực định mà chưa nêu ra được các loại tranh
chấp cụ thể cũng như nguyên nhân phát sinh và hướng khắc phục đối với các tranh
chấp đó.
Tiếp đến, có thể kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa
năm 2008 với đề tài “Tranh chấp hợp đồng tín dụng – nguyên nhân và giải pháp
qua thực tiễn giải quyết tại Tòa án”. Luận văn này đã nghiên cứu được những quy
định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp, khái quát được các loại tranh
chấp phát sinh từ HĐTD cũng như chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tranh chấp qua thực
tiễn giải quyết tại Tòa án đồng thời đưa ra những kinh nghiệm nhằm hạn chế các
loại tranh chấp. Tuy nhiên, các nguyên nhân, hướng khắc phục được nêu ra trong
luận văn này vẫn còn ở mức độ khái quát, mang tính liệt kê, chưa cụ thể đối với
từng loại tranh chấp khác nhau. Đến năm 2010, công trình nghiên cứu của tác giả
Phạm Lê Ninh với đề tài “Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng – thực
trạng và giải pháp” đã chỉ ra được nguyên nhân và hướng khắc phục cụ thể đối với
những bất cập trong quy định của pháp luật cũng như trong giải quyết các tranh
chấp về lãi suất phát sinh từ HĐTD. Dù vậy, công trình nghiên cứu này chỉ mới tập