Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những rủi ro từ cạnh tranh trong thị trường Viễn thông Việt Nam.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
31
Kích thước
327.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1072

Những rủi ro từ cạnh tranh trong thị trường Viễn thông Việt Nam.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Thị trường Viễn thông Việt Nam được đánh giá là thị trường có tốc độ phát

triển nhanh trên thế giới. Do đó, viễn thông đã trở thành một thị trường hấp dẫn với

các nhà đầu tư trong và ngoài nước, và hơn nữa khi Việt Nam chính thức gia nhập

WTO. Cũng chính vì sự hấp dẫn này mà kéo theo nhiều người muốn gia nhập thị

trường, từ đó tạo nên tính cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Thị trường viễn thông

sẽ không còn dễ chơi như thưở ban đầu mà trở nên cạnh tranh gay gắt giữa các

doanh nghiệp để tranh giành thị phần. Trong cuộc đua quyết liệt này, doanh nghiệp

viễn thông sẽ khó tránh khỏi những rủi ro do thị trường cạnh tranh mang lại. Vì vậy

quản trị rủi ro là công tác cần thiết mà các doanh nghiệp cần thực hiện tốt để phòng

ngừa những rủi ro tránh những tổn thất mà mình phải gánh chịu. Trước vấn đề này

nhóm chúng tôi chọn đề tài “ Những rủi ro từ cạnh tranh trong thị trường Viễn

thông Việt Nam”.

Mục đích nghiên cứu: trong đề tài này, chúng em sẽ nhận diện một số rủi ro

trong môi trường cạnh tranh của thị trường viễn thông và đề ra một số giải pháp

trong quản trị rủi ro.

Phạm vi nghiên cứu: Thị trường Viễn thông Việt Nam, và đặc biệt là thị

trường di động. Vì do khó khăn trong cập nhật số liệu, nên nhóm chúng tôi chỉ có

thể đưa ra những con số thống kê, tính toán trong trong năm 2008.

Phương pháp nghiên cứu: vì lý do về thời gian, nên nhóm chúng tôi chỉ nghiên

cứu trên thông tin thứ cấp.

Kết cấu đề tài:

I- Rủi ro và quản trị rủi ro

II- Thị trường Viễn thông Việt Nam

III- Những rủi ro từ môi trường cạnh tranh

IV- Giải pháp

I- RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO:

1.Rủi ro:

a- Định nghĩa:

Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn

thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ

xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi

nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong

quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và

phát triển của một doanh nghiệp.Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những

thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn

hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.

Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa

mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất

mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội.

Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa,

hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho

tương lai.

Tóm lại rủi ro (Risk) đối với doanh nghiệp là gì? Một cách khái quát, rủi ro là

bất cứ sự không chắc chắn nào có thể là nguy cơ đối với khả năng thực hiện thành

công mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

b- Nguyên nhân rủi ro:

Thứ nhất nguyên nhân từ môi trường tự nhiên, như bão, lũ lụt, hạn hán, động

đất, núi lửa, sóng thần, nước biển dâng, trái đất “nóng” lên,... Các rủi ro này thường

có hai đặc điểm chung: khả năng dự báo, dự đoán thấp, xảy ra bất ngờ, thứ hai là

gây thiệt hại trên quy mô lớn; không chỉ cho một vùng miền, một ngành hàng, một

cộng đồng mà cho cả một nền kinh tế, một số quốc gia hoặc cả thế giới. Nói dự

đoán, dự báo là khó nhưng các hiện tượng thiên nhiên này cũng hoạt động theo quy

luật, do đó, các doanh nghiệp cũng có thể chủ động phòng tránh hoặc lựa chọn giải

pháp thích hợp.

Thứ hai là các rủi ro từ môi trường xã hội, từ cấu trúc xã hội, dân số, dân cư.

Đó là sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi con người, các thang giá trị trong

xã hội, các đặc xã hội... Một xã hội bao cấp về kinh tế, bao biện trong quản lý một

xã hội “ít trọng thương”, loay hoay trong việc định thang giá trị “nhất sĩ nhì nông,

hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”, hai xếp hạng đơn giản theo kiểu "sĩ, nông,

công, thương”, một xã hội với cộng đồng dân cư đông nhưng không mạnh, chất

lượng dân số thấp, sức mua kém, tỉ lệ dân số trẻ thấp,... đều có thể là nguồn gốc rủi

ro cho các hoạt động thương mại, đầu tư của doanh nghiệp. Ngược lại, một xã hội

biết khuyến khích nuôi dưỡng các giá trị sáng tạo, các cảm hứng đầu tư, chắc chắn

sẽ là lá chắn bảo vệ tốt cho các doanh nghiệp.

Thứ ba là các rủi ro đến từ nơi có môi trường thấp kém về văn hóa, tha hóa về

đạo đức... Một xã hội nơi có dân trí thấp, các chuẩn mực văn hóa thiếu, đạo đức

không được đề cao, làm sao có thể thực thi pháp luật tốt được? Một khi pháp luật

không được thực thi hiệu quả thì ngàn vạn rủi ro có thể xảy ra. Ở đó, sẽ có sự lộng

quyền của chính trị, sự lộng hành của các loại tội phạm như trộm cắp, cướp bóc,

bạo loạn, lừa đảo kinh tế ngầm, bội ước hợp đồng, hàng giả, hàng nhái, kích động

tôn giáo, sắc tộc, hận thù... Các giá trị "chân, thiện, mỹ”, như là chuẩn mực của văn

hóa, đạo đức một khi đã bị chà đạp thì làm sao kinh doanh chân chính, đầu tư bền

vững có chỗ đứng lâu dài được ? Hệ quả sẽ là các loại kinh doanh chụp giật, lừa

đảo, dối trá... sẽ thống trị.

Thứ tư là các rủi ro từ môi trường chính trị, nơi thiếu các thiết chế để bảo vệ

quyền tự do, dân chủ, quyền sở hữu tài sản của người dân nói chung, doanh nghiệp

nói riêng. Môi trường chính trị bao gồm sự ổn định về chính trị, an ninh, an toàn

cho doanh nghiệp, người dân. Một quốc gia thường xuyên thay đổi chính sách,

thường xuyên có đảo chính, chiến tranh, bạo loạn, xung đột sắc tộc, tôn giáo, bãi

công. đình công, thường xuyên có sự can thiệp thiếu chuẩn mực vào thị trường,

chính sách bị các nhóm lợi ích mờ ám chi phối, phân biệt đối xử, tham ô, hối lộ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!