Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

NHỮNG QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU SÂU.DOC
MIỄN PHÍ
Số trang
34
Kích thước
333.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1527

NHỮNG QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU SÂU.DOC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU.

Năm 2006 kết thúc, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là có những

bước phát triển nhanh chóng. Hàng loạt sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng

đã thể hiện sự tự vươn lên của Việt Nam. Điều đó cho thấy 20 năm đổi mới đã

mang lại cho chúng ta rất nhiều điều. Nhưng hầu như tất cả những nhà kinh tế

lạc quan nhất vẫn tỏ ra lo lắng về nền kinh tế Việt Nam. Bởi lẽ sự phát triển

của chúng ta là tốt nhưng bên trong nó lại chứa những nguy cơ, thách thức

khiến cho sự phát triển không thật sự vững chắc. Một trong những thách thức

đó lại xuất phát từ chính nguồn gốc cho sự phát triển: đó là hoạt động đầu tư

của Việt Nam. Là nước có tốc độ tăng trưởng thuộc top cao nhất thế giới, có

tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP tăng nhanh qua các năm, nhưng thách thức về

hiệu quả sử dụng vốn lại là bài toán khó đối với Việt Nam. Chỉ một so sánh

nhỏ rằng Trung Quốc có tỷ lệ tăng trưởng bình quân cao hơn Việt Nam,

nhưng họ lại có tỷ lệ sử dụng vốn và nguyên vật liệu ít hơn. Hơn nữa sự phát

triển của Việt Nam lại không đi kèm với sự tăng lên tương xứng về tiềm lực

công nghệ và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Điều đó khiến chúng ta

không khỏi lo lắng rằng Việt Nam đang phát triển nhưng không khỏi thua

kém các nước khác một cách tương đối. Vì vậy, việc xem xét lại hoạt động

đầu tư để tìm ra những hạn chế hòng khắc phục và đẩy mạnh hiệu quảt của

hoạt động đầu tư là rất cần thiết và một điều có thể nhận thấy khá rõ ràng

muốn phát triển nhanh và vững chắc cần phải có một cơ cấu đầu tư đảm bảo

cho sự phát triển khoa học công nghệ một cách nhanh chóng. Đây chính là

yêu cầu đặt ra cho việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng

và đầu tư theo chiều sâu trên giác độ toàn bộ nền kinh tế.

Với mong muốn tìm hiểu về mối quan hệ đó, nhóm chúng tôi đã có sự

xem xét lại hoạt động đầu tư của Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau Đại

hội VII đến nay, và từ đó rút ra một số kết luận, giải pháp. Đó là nội dung của

bài thảo luận mà nhóm chúng tôi sẽ trình bày cùng các bạn hôm nay.

1

CHƯƠNG I: NHỮNG QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ ĐẦU TƯ THEO

CHIỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU SÂU.

1.1. Những vấn đề chung về đầu tư và phân loại đầu tư.

1.1.1. Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển.

1.1.1.1. Khái niệm đầu tư.

Theo nghĩa rộng đầu tư là sư hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến

hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất

định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả

đó.

Nguồn lực đó có thể là tiền là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và

trí tuệ. Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính( tiền

vốn), tài sản vật chất( nhà máy, đường sá, các của cải vật chất khác..) và

nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản

xuất xã hội. Trong các kết quả đã đạt được trên đây những kết quả là tài sản

vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trong mọi

lúc mọi nơi, không chỉ đối với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền kinh tế.

Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà nền kinh tế được thụ hưởng.

Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các

nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế những kết quả trong tương

lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.

Như vậy, nếu xét trong phạm vi quốc gia thì chỉ có những hoạt động sử

dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn

nhân lực và tài sản trí tuệ, hoặc duy trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn

nhân lực sẵn có thuộc phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp hay đầu tư phát triển.

1.1.1.2. Bản chất của các loại đầu tư trong phạm vi quốc gia.

Từ sự phân tích trên đây, xuất phát từ bản chất và phạm vi lợi ích do

đầu tư đem lại có thể phân biệt các loại đầu tư sau:

Đầu tư tài chính: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay

hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước( gửi tiết kiệm,

mua trái phiếu chính phủ) hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản

xuất kinh doanh của công ty phát hành( mua cổ phiếu, trái phiếu công ty).

Loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế mà chỉ làm tăng giá

trị tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư. Với sự hoạt động của hình

thức này, vốn bỏ ra đầu tư được lưu chuyển dễ dàng khi cần có thể rút ra một

cách nhanh chóng, điều đó khuyến khích người có tiền đầu tư. Đây là một

nguồn cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.

2

Đầu tư thương mại là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để

mua hàng hóa và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh

lệch giá khi mua và khi bán. Loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới

cho nền kinh tế( nếu không xét đến ngoại thương) mà chỉ lam tăng gia tài sản

tài chính của người đầu tư trong qúa trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền

sở hữu hàng hoa giữa người bán với người đầu tư và người đầu tư với khách

hàng của họ. Tuy nhiên đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu

thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra, từ đó thúc đẩy đầu tư phát

triển, tăng thu cho ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho phát triển sản xuất, kinh

doanh dịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung.

Đầu tư phát triển: đó là việc bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm

tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và

mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời

sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng

sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt thiết

bị và bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường

xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực

hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã

hội.

1.1.2. Phân loại các hoạt động đầu tư

Trong công tác quản lý và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư các nhà kinh

tế phân loại hoạt động đầu tư theo các tiêu chí khác nhau. Mỗi tiêu thức phân

loại và đáp ứng nhu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế khác nhau. Những tiêu

thức phân loại đầu tư thường được sử dụng là:

-Theo bản chất của các đối tượng đầu tư

-Theo cơ cấu tái sản xuất

-Theo phân cấp quản lý

-Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư

-Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư

-Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản

xuất xã hội

-Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ

ra của các kết quả đầu tư

-Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư.

-Theo nguồn vốn

-Theo vùng lãnh thổ

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!