Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

NHỮNG QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU SÂU (3).DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU.
Năm 2006 kết thúc, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là có những
bước phát triển nhanh chóng. Hàng loạt sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng
đã thể hiện sự tự vươn lên của Việt Nam. Điều đó cho thấy 20 năm đổi mới đã
mang lại cho chúng ta rất nhiều điều. Nhưng hầu như tất cả những nhà kinh tế
lạc quan nhất vẫn tỏ ra lo lắng về nền kinh tế Việt Nam. Bởi lẽ sự phát triển
của chúng ta là tốt nhưng bên trong nó lại chứa những nguy cơ, thách thức
khiến cho sự phát triển không thật sự vững chắc. Một trong những thách thức
đó lại xuất phát từ chính nguồn gốc cho sự phát triển: đó là hoạt động đầu tư
của Việt Nam. Là nước có tốc độ tăng trưởng thuộc top cao nhất thế giới, có
tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP tăng nhanh qua các năm, nhưng thách thức về
hiệu quả sử dụng vốn lại là bài toán khó đối với Việt Nam. Chỉ một so sánh
nhỏ rằng Trung Quốc có tỷ lệ tăng trưởng bình quân cao hơn Việt Nam,
nhưng họ lại có tỷ lệ sử dụng vốn và nguyên vật liệu ít hơn. Hơn nữa sự phát
triển của Việt Nam lại không đi kèm với sự tăng lên tương xứng về tiềm lực
công nghệ và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Điều đó khiến chúng ta
không khỏi lo lắng rằng Việt Nam đang phát triển nhưng không khỏi thua kém
các nước khác một cách tương đối. Vì vậy, việc xem xét lại hoạt động đầu tư
để tìm ra những hạn chế hòng khắc phục và đẩy mạnh hiệu quảt của hoạt động
đầu tư là rất cần thiết và một điều có thể nhận thấy khá rõ ràng muốn phát
triển nhanh và vững chắc cần phải có một cơ cấu đầu tư đảm bảo cho sự phát
triển khoa học công nghệ một cách nhanh chóng. Đây chính là yêu cầu đặt ra
cho việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo
chiều sâu trên giác độ toàn bộ nền kinh tế.
Với mong muốn tìm hiểu về mối quan hệ đó, nhóm chúng tôi đã có sự
xem xét lại hoạt động đầu tư của Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau Đại
hội VII đến nay, và từ đó rút ra một số kết luận, giải pháp. Đó là nội dung của
bài thảo luận mà nhóm chúng tôi sẽ trình bày cùng các bạn hôm nay.
Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.
1
CHƯƠNG I: NHỮNG QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ ĐẦU TƯ THEO
CHIỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU SÂU.
1.1. Những vấn đề chung về đầu tư và phân loại đầu tư.
1.1.1. Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển.
1.1.1.1. Khái niệm đầu tư.
Theo nghĩa rộng đầu tư là sư hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến
hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất
định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả
đó.
Nguồn lực đó có thể là tiền là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và
trí tuệ. Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính( tiền
vốn), tài sản vật chất( nhà máy, đường sá, các của cải vật chất khác..) và
nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản
xuất xã hội. Trong các kết quả đã đạt được trên đây những kết quả là tài sản
vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trong mọi
lúc mọi nơi, không chỉ đối với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền kinh tế.
Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà nền kinh tế được thụ hưởng.
Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các
nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế những kết quả trong tương
lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
Như vậy, nếu xét trong phạm vi quốc gia thì chỉ có những hoạt động sử
dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn
nhân lực và tài sản trí tuệ, hoặc duy trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn
nhân lực sẵn có thuộc phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp hay đầu tư phát triển.
1.1.1.2. Bản chất của các loại đầu tư trong phạm vi quốc gia.
Từ sự phân tích trên đây, xuất phát từ bản chất và phạm vi lợi ích do
đầu tư đem lại có thể phân biệt các loại đầu tư sau:
Đầu tư tài chính: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay
hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước( gửi tiết kiệm,
mua trái phiếu chính phủ) hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty phát hành( mua cổ phiếu, trái phiếu công ty).
Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.
2
Loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế mà chỉ làm tăng giá
trị tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư. Với sự hoạt động của hình
thức này, vốn bỏ ra đầu tư được lưu chuyển dễ dàng khi cần có thể rút ra một
cách nhanh chóng, điều đó khuyến khích người có tiền đầu tư. Đây là một
nguồn cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
Đầu tư thương mại là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để
mua hàng hóa và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh
lệch giá khi mua và khi bán. Loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới
cho nền kinh tế( nếu không xét đến ngoại thương) mà chỉ lam tăng gia tài sản
tài chính của người đầu tư trong qúa trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền
sở hữu hàng hoa giữa người bán với người đầu tư và người đầu tư với khách
hàng của họ. Tuy nhiên đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu
thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra, từ đó thúc đẩy đầu tư phát
triển, tăng thu cho ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho phát triển sản xuất, kinh
doanh dịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung.
Đầu tư phát triển: đó là việc bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm
tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và
mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời
sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng
sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt thiết
bị và bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường
xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt
động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội.
.
1.1.2. Phân loại các hoạt động đầu tư
Trong công tác quản lý và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư các nhà kinh
tế phân loại hoạt động đầu tư theo các tiêu chí khác nhau. Mỗi tiêu thức phân
loại và đáp ứng nhu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế khác nhau. Những tiêu
thức phân loại đầu tư thường được sử dụng là:
-Theo bản chất của các đối tượng đầu tư
-Theo cơ cấu tái sản xuất
-Theo phân cấp quản lý
-Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư
Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.
3
-Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư
-Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản
xuất xã hội
-Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ
ra của các kết quả đầu tư
-Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư.
-Theo nguồn vốn
-Theo vùng lãnh thổ
Trong phạm vi nội dung nghiên cứu chúng tôi chỉ đề cập đến hình thức
phân loại hoạt động đầu tư theo cơ cấu tái sản xuất
1.1.2.1. Tái sản xuất
Xã hội không thể ngừng tiêu dùng nên không thể ngừng sản xuất. Vì
vậy, mọi quá trình sản xuất xét theo tiến trình đổi mới không ngừng thì đồng
thời là quá trình tái sản xuất. Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp lại
thường xuyên và phục hồi không ngừng.
Có thể phân loại tái sản xuât theo những tiêu chí khác nhau:
-Căn cứ theo phạm vi, có thể chia tái sản xuất thành tái sản xuất cá biệt
và tái sản xuất xã hội.Tái sản xuất diễn ra trong từng đơn vị kinh tế, từng xí
nghiệp gọi là tái sản xuât cá biệt. Tổng thể của tái sản xuất cá biệt trong mối
liên hệ hữu cơ vơi nhau gọi là tái sản xuất xã hội.
-Căn cứ vào quy mô, có thể chia tái sản xuất thành tái sản xuất giản đơn
và tái sản xuất mở rộng
Tái sản xuất giản đơn là quá trình tái sản xuất được lặp lại với quy mô
như cũ. Loại hình tái sản xuất này thường gắn với nền sản xuất nhỏ và là đặc
trưng của nền sản xuất nhỏ.
Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô lớn
hơn trước. Loại hình tái sản xuất này thường gắn với nền sản xuât lớn và là
đặc trưng của nền sản xuất lớn.
Trong lịch sử, việc chuyển từ tái sản xuất giản đơn lên tái sản xuất mở
rộng là một quá trình phát triển lâu dài gắn liền với việc chuyển từ sản xuất
nhỏ lên sản xuất lớn.Tái sản xuât giản đơn gắn liền với sản xuất nhỏ, năng
Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.
4