Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những phức điệu xúc cảm của Nguyễn Trãi qua thơ Nôm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN THỊ THANH HIẾU
NHỮNG PHỨC ĐIỆU XÚC CẢM CỦA NGUYỄN TRÃI
QUA THƠ NÔM
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Thái Nguyên - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN THỊ THANH HIẾU
NHỮNG PHỨC ĐIỆU XÚC CẢM CỦA NGUYỄN TRÃI
QUA THƠ NÔM
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM THỊ PHƯƠNG THÁI
Thái Nguyên - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kì công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Hiếu
ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Văn- Xã hội - Trường Đại học Khoa học - Đại
học Thái Nguyên và được sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn PGS-TS. Phạm Thị
Phương Thái, tôi đã thực hiện đề tài: “Những phức điệu xúc cảm của Nguyễn Trãi
qua thơ Nôm”.
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS- TS. Phạm Thị Phương Thái đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Văn- Xã hội,
Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã quan tâm, tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều
kiện tốt để tôi nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,
song trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất
định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô
giáo để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Hiếu
iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu...................................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 9
5. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 9
6. Cấu trúc của luận văn........................................................................................... 10
7. Đóng góp của luận văn......................................................................................... 10
NỘI DUNG ............................................................................................................. 11
Chương 1: Nguyễn Trãi - “Khí phách” và “tinh hoa” của dân tộc Việt Nam 11
1.1. Thời đại Nguyễn Trãi- những biến động lớn lao .............................................. 11
1.2. Cuộc đời Nguyễn Trãi- cống hiến và bi kịch.................................................... 13
1.3. Văn chương Ức Trai tiên sinh........................................................................... 18
1.3.1. Văn xuôi ......................................................................................................... 18
1.3.2. Thơ ca............................................................................................................. 20
1.3.3. “Quốc âm thi tập” trong dòng thi ca dân tộc................................................ 21
1.4. Khái niệm “phức điệu xúc cảm”………………………………………………24
Chương 2: Nguyễn Trãi – “hồn thơ đa dạng” mà thống nhất........................... 27
2.1. Sự hội tụ của nhiều người trong một con người ............................................... 27
2.1.1. Khao khát được cống hiến và mong muốn được sống nhàn .......................... 27
2.1.2. Triết gia sắc sảo và điền ông thuần phác ...................................................... 40
2.1.3. Người anh hùng, nhà tư tưởng lớn và nhà nghệ sĩ ....................................... 50
2.1.4. Con người trước quốc gia, dân tộc và con người trong các mối quan hệ đời
thường ...................................................................................................................... 62
iv
2.2. Lí giải về sự đa dạng, phức tạp nhưng thống nhất trong con người Nguyễn Trãi
.................................................................................................................................. 66
2.2.1. Bi kịch bề tôi trung không được tin dùng ...................................................... 66
2.2.2. Sự tiếp thu sáng tạo tinh thần các hệ tư tưởng, tôn giáo................................ 69
2.2.3. Sự tự ý thức về con người cá nhân................................................................. 71
Chương 3: Hình thức nghệ thuật thể hiện phức điệu xúc cảm trong thơ
Nôm Nguyễn Trãi................................................................................................... 75
3.1. Ngôn từ.............................................................................................................. 75
3.1.1. Sử dụng thành công vốn ngôn ngữ bác học .................................................. 75
3.1.2. Tiếp thu, sáng tạo từ ngôn ngữ dân gian ....................................................... 80
3.1.3. Phát huy hiệu quả của những từ chỉ trạng thái cảm xúc ............................... 85
3.2. Cách kiến tạo câu thơ ....................................................................................... 91
3.2.1. Sử dụng linh hoạt, đa dạng các kiểu câu ....................................................... 91
3.2.2. Vai trò của câu lục ngôn trong việc thể hiện phức điệu cảm xúc .................. 93
3.2.3. Từ phức thể tiết tấu đến phức điệu xúc cảm ................................................. 95
KẾT LUẬN………………………………………………………………………100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Tư tưởng, tình cảm của mỗi con người trong một thời đại đều được nảy
sinh và chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội thời đại đó.
Nói cách khác, tư tưởng luôn là “con đẻ” của một xã hội nhất định. Nhưng ở những
nhà tư tưởng, nhân cách lớn, việc tìm hiểu con người của họ lại không hề đơn giản,
một chiều. Đó là sự hội tụ của nhiều con người bên trong một con người làm nên
tính đa dạng, phong phú, phức tạp, thú vị.
Nguyễn Trãi (1380-1442) là người anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài
hiếm có trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến. Những cống hiến của Nguyễn Trãi
là vô cùng lớn lao. Với sự nghiệp bình Ngô, Nguyễn Trãi là người anh hùng dân
tộc, nhà quân sự, nhà chính trị tài ba lỗi lạc. Với sự nghiệp văn chương, Nguyễn
Trãi là một tác gia lớn, một nhà văn hóa kiệt xuất ở thế kỉ XV… Có thể khẳng định,
Nguyễn Trãi là bậc vĩ nhân, danh nhân văn hóa của dân tộc và thế giới, một nhà tư
tưởng lớn, nhân nghĩa, yêu nước thương dân, cả cuộc đời dành trọn cho đất nước.
Ông là niềm tự hào, kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, ông cũng là một
con người “trần thế nhất trần gian”, yêu tình yêu của con người và đau nỗi đau của
con người; một nghệ sĩ đa sầu đa cảm; một con người cá nhân với bao nỗi niềm
thầm kín, trăn trở, giằng xé.
Nguyễn Trãi cũng là một trong số những tác gia văn học tiêu biểu được đưa
vào giảng dạy trong nhà trường. Việc nghiên cứu về tác gia Nguyễn Trãi cho đến
nay, đã có nhiều thành tựu, tuy nhiên, vẫn còn không ít vấn đề cần bổ sung hoặc
nghiên cứu sâu hơn, nhất là khi các bài nghiên cứu thường quan tâm nhiều đến
phương diện anh hùng, con người chức năng mà ít chú ý đến những trạng huống
tình cảm phức tạp trong con người cá nhân Ức Trai.
1.2. Nguyễn Trãi đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, trên nhiều phương diện,
ở nhiều thể loại. Tác phẩm của Ức Trai là cầu nối đưa chúng ta trở về sáu thế kỉ
trước - thời điểm ông sinh ra và lớn lên đầy những biến động. Khoảng cách giữa
bậc vĩ nhân với một thường nhân như được rút ngắn lại nhờ hệ thống tác phẩm mà
Ức Trai để lại cho đời. Cũng thông qua các tác phẩm đó, người đọc hiểu hơn về con
2
người Nguyễn Trãi - tư tưởng, tài năng, đạo đức và cả những điều băn khoăn, day
dứt của ông về xã hội đương thời.
Trong các sáng tác của Nguyễn Trãi, Quốc âm thi tập được coi là “tác phẩm
mở đầu nền thơ cổ điển Việt Nam”[6]. Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi được
đánh giá là người chính thức khởi đầu tập đại thành thơ quốc âm, mở ra một dòng
chảy mới trong nền thơ ca dân tộc. Phải đến Quốc âm thi tập, chúng ta mới thấy hết
một Nguyễn Trãi đa dạng, phức tạp, tinh tế.
Nguyễn Trãi là một tác gia lớn trong nền văn học trung đại nói riêng và nền
văn học Việt Nam nói chung mà việc tìm hiểu về con người cá nhân Nguyễn Trãi
với những xúc cảm hết sức đa dạng, phức tạp qua Quốc âm thi tập đến nay vẫn
chưa đem đến cái nhìn toàn diện. Thế nên, xét về phương diện nội dung thì đây là
một đề tài mới mẻ và hứa hẹn nhiều điều thú vị, bất ngờ khi chúng ta đi sâu nghiên
cứu. Với tấm lòng tôn kính và vô cùng ngưỡng mộ một nhân vật tài ba trong thi đàn
văn học dân tộc, người viết muốn qua đề tài, hiểu thêm về thời đại Nguyễn Trãi, về
tâm tư, tình cảm, nhân cách của ông. Thực hiện đề tài, chúng tôi cũng mong muốn
góp thêm một tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, học tập, giảng dạy thơ
Nguyễn Trãi nói chung, thơ Nôm của ông nói riêng trong nhà trường.
Đó là những lí do đã thôi thúc chúng tôi đến với đề tài Những phức điệu xúc
cảm của Nguyễn Trãi qua thơ Nôm.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nguyễn Trãi là một tác gia văn học lớn. Những nghiên cứu về ông trên nhiều
bình diện khác nhau vẫn đang diễn ra khắp nơi trong và ngoài nước. Thế nhưng,
một khía cạnh quan trọng về tác gia Nguyễn Trãi cho đến nay vẫn chưa có sự
nghiên cứu thỏa đáng, đó chính là tính đa dạng, phức tạp, có khi là mâu thuẫn của
những xúc cảm trong con người ông qua Quốc âm thi tập.
Lời giới thiệu cuốn Nguyễn Trãi toàn tập [60] có đánh giá cao những đóng
góp của Nguyễn Trãi cho lịch sử dân tộc và nền văn học nước nhà, đề cao tính tư
tưởng trong các sáng tác của ông: “Duy có Nguyễn Trãi là vị anh hùng cứu quốc
không những đã để lại sự nghiệp còn ghi trong chính sử, mà còn để lại khá nhiều tác
3
phẩm nói lên tư tưởng của ông về các mặt triết học, quân sự, chính trị và nhiều thơ
văn hết sức quý báu” [60, tr.7].
Trong chuyên luận Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa
kiệt xuất [10], các tác giả Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp cũng đã chú ý đến
phương diện con người Nguyễn Trãi. Theo các tác giả, Nguyễn Trãi là người anh
hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hoá kiệt xuất, nhà tư tưởng lớn, nhà chiến lược thiên
tài. “Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là sự kết tinh những tư tưởng tiến bộ,
những giá trị tinh thần và văn hoá của dân tộc ta từ buổi đầu dựng nước cho đến thế
kỷ XV. Tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi vận dụng thành công và phát triển
rực rỡ trong sự nghiệp giải phóng đất nước, tạo nên một bước tiến mới trong lịch sử
tư tưởng của dân tộc ta” [10, tr.28]. Như vậy, bài viết nhấn mạnh những cống hiến
lớn lao của Nguyễn Trãi, chủ yếu nhìn nhận về ông trên phương diện một “vĩ
nhân”.
Cuốn sách Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm [34] là công trình tuyển chọn
quy mô, công phu của Nguyễn Hữu Sơn. Cuốn sách đã tập trung khá nhiều bài viết
về Nguyễn Trãi, những bài được trích lọc từ các nguồn khác nhau, đã góp phần
mang đến một cái nhìn toàn diện về tác gia Nguyễn Trãi. Tác giả các bài viết cũng
đã phân tích, đánh giá, bình phẩm và đưa ra những nhận định về Nguyễn Trãi với
nhiều góc cạnh, nhiều phương diện khác nhau.
Nhìn một cách bao quát, có rất nhiều bài viết khẳng định những đóng góp về
phương diện nghệ thuật của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập, đó là Âm vang tục
ngữ, ca dao trong thơ quốc âm của Nguyễn Trãi của Bùi Văn Nguyên; Cống hiến
của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt của Hoàng Tuệ; Mấy suy nghĩ về thể thơ sáu lời
xen bảy lời trong Quốc âm thi tập của Ngô Văn Phú; Nguyễn Trãi và thể thơ Việt
Nam trong Quốc âm thi tập của Phạm Luận; Thể loại thơ trong Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi và thi pháp Việt Nam của Phạm Luận; Một vài nhận xét về mối quan
hệ giữa thể thơ Nôm của Nguyễn Trãi với thể thơ thất ngôn luật ở Trung Quốc của
Phạm Luận- Nguyễn Phạm Hùng; Thử phân định thơ Nôm Nguyễn Trãi và thơ Nôm
Nguyễn Bỉnh Khiêm của Nguyễn Tài Cẩn…
4
Bên cạnh đó cũng có những bài viết bàn về con người Nguyễn Trãi. Hoài
Thanh trong Một vài nét về con người Nguyễn Trãi qua thơ Nôm [44] cũng đã đưa
ra nhận xét về Nguyễn Trãi: “hình như những lúc này, nhà thơ thấy cần hơn lúc
khác một cách nói, một giọng nói tâm tình. Ta được gặp lại ở đây vẫn con người ấy,
một con người rất đẹp, mà gần gũi hơn, thân mật hơn” [44, tr.698], tác giả cũng chỉ
ra một vài biểu hiện của sự đa dạng, phức tạp trong con người Ức Trai: “cái tình thế
dở dang lúc bấy giờ của Nguyễn Trãi: làm quan không ra làm quan, ở ẩn không ra ở
ẩn” [44, tr.700-701], “thực ra ông chưa muốn về, hoặc có người nghĩ tài năng của
ông giờ đã lỗi thời rồi nhưng tấm lòng của ông, ông biết, thì vẫn son sắt như xưa”
[44, tr.705], “và dầu không được tin dùng, ông vẫn chưa thể nào yên trong cuộc đời
ẩn dật” [44, tr.705]. Một mặt, Hoài Thanh thấy được “nét tiêu biểu nhất của con
người Nguyễn Trãi qua thơ, ấy là ý thức trách nhiệm đối với dân, với nước” [44,
tr.708]. Mặt khác, tác giả bài viết cũng phát hiện ở Nguyễn Trãi “một hồn thơ chan
chứa tin yêu như thể tự nhiên là có những lời thơ tình tứ” [44, tr.713]. Tuy nhiên, đó
mới chỉ là những lời đánh giá chung chung, mang tính khái quát.
Trong Quốc âm thi tập, tác phẩm mở đầu nền thơ cổ điển Việt Nam của
Xuân Diệu [6], tác giả đã đánh giá rất cao vị trí của tập thơ cũng như những đóng
góp của Nguyễn Trãi đối với văn học nước nhà. Bài viết chú ý vào những đóng góp
về nghệ thuật của tập thơ. Xuân Diệu cũng đã phát hiện ra tính đa dạng, phức tạp
trong con người Nguyễn Trãi mà đến Quốc âm thi tập mới thấy hết: đó là hình ảnh
một vĩ nhân và hình ảnh một con người “trần thế nhất trần gian” trong Nguyễn Trãi,
nhưng vấn đề này mới chỉ được tác giả bài viết đề cập với tính chất khai mở.
Bài Con người cá nhân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi của Trần Đình Sử [37]
cũng đã đề cập đến khía cạnh: “sự lựa chọn day dứt giữa các tư tưởng, các con
đường” ở Nguyễn Trãi. Nhưng tác giả bài viết mới chỉ chú trọng vào những biểu
hiện của con người cá nhân, chứ chưa phải sự nghiên cứu toàn diện về những biểu
hiện đa dạng, phức tạp trong tư tưởng, tình cảm của con người Nguyễn Trãi.
Tế Hanh trong bài Hồn thơ đa dạng của Nguyễn Trãi [12] đã chú ý “địa hạt
của thơ trữ tình” để thấy được sự đa dạng của con người Nguyễn Trãi, thấy được
“Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng”[12, tr.718] và cũng “chưa có nhà thơ nào nói
5
đến những nỗi niềm riêng của mình nhiều như Nguyễn Trãi”[12, tr.719]. Tuy nhiên,
phạm vi nghiên cứu của tác giả không chỉ là Quốc âm thi tập mà còn cả tập thơ chữ
Hán Ức Trai thi tập. Ngoài ra, bài viết có dung lượng ngắn nên vấn đề mà chúng ta
đang bàn chưa được chú trọng, chưa được khai thác toàn diện, sâu sắc.
Mượn đá để ngồi là bài viết khá ấn tượng về “Tính cách lưỡng nguyên của
con người Nguyễn Trãi- một là người anh hùng, một là nhà hiền triết” [54, tr.507];
“bên cạnh thế giới chân thực và trong sáng này, Nguyễn Trãi thường nói tới một thế
giới bí mật khác mà ông đã quá biết và khước từ: cái xã hội- triều đình chứa đầy
những danh lợi cặn bã và mưu đồ cá nhân…Trong thơ Nguyễn Trãi thời kì này luôn
luôn xuất hiện hình ảnh đối lập của hai thế giới ấy, đồng thời lí giải sự lựa chọn
“hoặc về- hoặc ở” của ông, sự lựa chọn giữa danh lợi và tự do, giữa đời quan giả
hình và đời dân chân thực, giữa ảo hóa và minh triết” [54, tr.513]; “Nguyễn Trãi
chưa bao giờ là đạo sĩ thực sự để quên đời, và chưa bao giờ là quan triều thực sự để
quên dân” [54, tr.516]. Như vậy, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã chú ý đến
tính chất đa dạng, phức tạp trong con người Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, đó chưa phải
là tất cả những “phức điệu xúc cảm” trong con người Nguyễn Trãi. Hơn nữa, tác giả
bài viết mới chỉ tìm hiểu về Nguyễn Trãi qua mảng thơ chữ Hán.
Trong Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi, Đặng Thai Mai cũng đã phát
hiện ra một điều: “tâm hồn cụ Ức Trai cũng đã nhiều phen bị vướng vít bởi những ý
nghĩ chua chát. Nên ngồi lại trong triều đình hay rút lui về ẩn dật?...Đó là mâu thuẫn
lớn nhất trong tâm lí của thi sĩ vào những năm cuối đời” [23, tr.926]. Đó mới là một
trong rất nhiều những băn khoăn, những xúc cảm trái chiều ở Nguyễn Trãi. Tác giả
có cái nhìn bao quát về sáng tác của Nguyễn Trãi, cả văn xuôi và thơ ca, thế nên,
đặc điểm trên trong con người Nguyễn Trãi chưa được khai thác kĩ.
Nguyễn Văn Hoàn trong Địa vị của Nguyễn Trãi trong quá trình phát triển
của lịch sử văn học Việt Nam đã đánh giá cao tư tưởng nhân nghĩa trong Nguyễn
Trãi, nhưng mới dừng lại ở những tác phẩm văn chính luận. Tác giả cũng đề cao thơ
Nôm Nguyễn Trãi, thấy được Quốc âm thi tập có điều kiện bộc lộ con người riêng
tư Nguyễn Trãi” [14, tr.953], nhưng mới chỉ là “tâm tư và cuộc sống ẩn dật, thanh
đạm…nơi thôn cùng, xóm vắng” [14, tr.953]. Phần này, tác giả nói rất ngắn gọn.
6
Bài viết khẳng định “địa vị của Nguyễn Trãi”, chủ yếu bởi sự đóng góp về nghệ
thuật trong Quốc âm thi tập: “với sự đổi mới về đề tài, ngôn ngữ, thể loại văn
học…trong đó việc sử dụng một cách mạnh dạn và sáng tạo ngôn ngữ dân tộc là
một thành tựu nổi bật, Nguyễn Trãi là người tiêu biểu cho một xu hướng chủ đạo,
một quá trình lịch sử có ý nghĩa trọng đại” [14, tr.954].
Trong Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam [25] do Nguyễn Đăng Na chủ
biên, tác giả Lã Nhâm Thìn đã có những phân tích chi tiết, sâu sắc về thơ văn của
Nguyễn Trãi, đặc biệt là trong thơ chữ Nôm: “Quốc âm thi tập giữ một vị trí quan
trọng trong lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi là tác
phẩm đầu tiên viết bằng ngôn ngữ dân tộc hiện còn. Đây đồng thời cũng là tập đại
thành của thơ ca tiếng Việt. Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi là nhà “khai sơn phá
thạch”, người đặt nền móng xây dựng một thể thơ mới cho văn học dân tộc trên cơ
sở tiếp thu có sáng tạo thể thơ Đường luật Trung Quốc”, Quốc âm thi tập đã khẳng
định vai trò và khả năng to lớn của ngôn ngữ tiếng Việt trong chức năng thẩm mĩ,
trong việc phản ánh đời sống xã hội và tâm trạng con người” [25, tr.132]. Tính
phong phú, phức tạp trong “tâm trạng” Nguyễn Trãi chưa được tác giả khai thác.
Cuốn sách Thơ- thi pháp và chân dung của Đặng Tiến [53] có đề cập đến
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Nhưng trong bài viết này, tác giả chỉ chú ý đến
thơ Nôm của Nguyễn Trãi như là một “tập thơ tiếng Việt đầu tiên” của dân tộc và
chú trọng phân tích những nét sáng tạo của Nguyễn Trãi trong tập thơ này so với
thơ ca trung đại cổ điển cũng như so với thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi. Bên cạnh
đó, tác giả còn nhận định về phần nội dung của Quốc âm thi tập là phong phú hơn
Ức Trai thi tập, đặc biệt là cảnh thiên nhiên chứ chưa nói đến đặc điểm con người
Nguyễn Trãi.
Chuyên khảo Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với nền thơ dân tộc viết bằng
tiếng Việt của Phạm Thị Phương Thái, ngoài việc khẳng định đóng góp lớn của Quốc
âm thi tập về phương diện ngôn ngữ và thể thơ, còn cho thấy mối tương quan giữa
các yếu tố nghệ thuật đó với nội dung phản ánh của tác phẩm, với thế giới nội tâm
của Nguyễn Trãi. “Dấu ấn cá tính con người Nguyễn Trãi cũng được bộc lộ khá rõ
trong cách diễn đạt, chọn lựa và sử dụng ngôn từ” [43, tr.100]. Tác giả cuốn sách