Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Mục lục
A. Lời mở đầu 1
B. Nội dung 2
I. Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1.Khái niệm thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội 2
2.Tính tất yếu khách quan của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội 2
3. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở
Việt Nam 3
II. Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kì quá độ lên
chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam
1.Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước 6
2. Xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ
nghĩa 15
3. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 22
III.Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ
kinh tế cơ bản trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam
1. Những nhận xét về thực trạng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế
cơ bản trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội 27
1.1 Những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện các nhiệm
vụ kinh tế 27
1.2 Những hạn chế vẫn còn tồn tại trong quá trình thực hiện các
nhiệm vụ kinh tế 29
2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các
nhiệm vụ kinh tế 31
C. Kết luận 35
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế
nước ta nằm trong tình trạng trì trệ và tăng trưởng thấp, sản xuất không đủ cho
tiêu dùng, tích luỹ phần lớn là phụ thuộc vào vay mượn từ bên ngoài. Phát triển
thị trường hàng hoá thiếu thốn nghiêm trọng, nhất là lương thực, thực phẩm và
hàng tiêu dùng thiết yếu. Cơ sở vật chất - kĩ thuật của các ngành kinh tế - xã hội
phần lớn đã xuống cấp và lạc hậu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Trước tình hình đó, Đảng ta đã đề xướng và lãnh đạo thực hiện công cuộc
đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI được
đánh dấu là một bước ngoặt lịch sử đổi mới tư duy và đường lối phát triển đất
nước trong thời kì mới: phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏ cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp; thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước; đồng thời, xác định ngày càng rõ quan điểm chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế.
Làm tốt những nhiệm vụ căn bản đó của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, Việt Nam sẽ thực hiện được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”.
Bởi vậy nên đề án kinh tế chính trị “Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” là một đề án cấp bách không
chỉ đặt ra cho những nhà hoạch định quản lí kinh tế mà còn là vấn đề đặt ra cho
tất chúng ta - những cử nhân kinh tế trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Việt Tiến đã nhiệt tình giảng dạy
và thư viện trường đại học Kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
hoàn thành đề án này.
2
I. THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc,
triệt để, toàn diện, từ xã hội cũ sang xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Nó
diễn ra từ khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản giành được chính
quyền, bắt tay vào việc xây dựng xã hội mới và kết thúc khi xây dựng thành
công các cơ sở của xã hội xã hội chủ nghĩa về vật chất - kĩ thuật, kinh tế, văn
hóa, tư tưởng.
2. Tính tất yếu khách quan của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam
Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam bắt đầu vào năm
1954 và đến năm 1975, sau khi cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ nhân dân đã
hoàn toàn thắng lợi, đất nước đã hoàn toàn độc lập và thống nhất, nhân dân cả
nước cùng đồng lòng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.
Đối với nước ta, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
là một tất yếu lịch sử, vì:
- Thời kì quá độ là thời kì lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên chủ
nghĩa xã hội cũng đều phải trải qua, ngay cả những nước có nền kinh tế phát
triển, bởi lẽ, ở các nước này tuy lực lượng sản xuât đã phát triển cao nhưng vẫn
còn cần phải cải tạo và cần xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng nền văn
hóa mới. Đối với Việt Nam, một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã
hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, càng cần phải trải qua một thời kỳ quá độ
lâu dài.
- Toàn thế giới đã bước vào thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội. Thực tiễn đã khẳng định chủ nghĩa tư bản là chế độ xã hội đã lỗi
thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn cũng phải được thay bằng hình thái kinh tế -
xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa.
3