Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những khúc hát lễ hội nàng hai của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng
PREMIUM
Số trang
156
Kích thước
916.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1483

Những khúc hát lễ hội nàng hai của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

---------------------------------

HOÀNG PHƢƠNG DUNG

NHỮNG KHÚC HÁT LỄ HỘI NÀNG HAI CỦA

NGƢỜI TÀY Ở THẠCH AN – CAO BẰNG

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hằng Phương

THÁI NGUYÊN, 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Tiến Sĩ Nguyễn

Hằng Phương - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để em

hoàn thành luận văn này.

Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến nhà nghiên cứu

văn hoá dân gian Triệu Thị Mai, anh Nông Hải Hùng - Trưởng

Phòng Văn hoá huyện Thạch An - Cao Bằng và các cán bộ Thư

viện tỉnh Cao Bằng… đã giúp đỡ em thực hiện công trình này.

- Hoàng Phƣơng Dung -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3

môc lôc

MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 5

2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 7

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................... 11

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...................................................... 11

5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 12

6. Đóng góp của luận văn ....................................................................... 12

7. Bố cục luận văn................................................................................... 12

NỘI DUNG ................................................................................................. 13

Chƣơng 1: NHỮNG KHÚC HÁT LỄ HỘI NÀNG HAI TRONG ĐỜI

SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƢỜI TÀY Ở THẠCH AN - CAO BẰNG…. 9

1.1. Vài nét về cộng đồng ngƣời Tày ở Cao Bằng ................................. 13

1.1.1. Cộng đồng người Tày Cao Bằng .............................................. 13

1.1.2. Cộng đồng người Tày ở Thạch An - Cao Bằng........................ 14

1.2. Một số vấn đề chung về lễ hội Nàng Hai của ngƣời Tày ở Thạch An

- Cao Bằng .............................................................................................. 21

1.2.1. Lễ hội Nàng Hai trong đời sống tinh thần của người Tày ở

Thạch An - Cao Bằng.......................................................................... 21

1.2.2. Khái quát về những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở

Thạch An - Cao Bằng............................................................................ 31

CHƢƠNG 2:............................................................................................... 36

GIÁ TRỊ NỘI DUNG NHỮNG KHÚC HÁT LỄ HỘI NÀNG HAI Ở

THẠCH AN - CAO BẰNG........................................................................ 36

2.1. Bức tranh chân thực về cuộc sống lao động của đồng bào Tày xƣa

................................................................................................................. 36

2.2. Khúc hát Lƣợn Hai thể hiện trí tƣởng tƣợng phong phú, tƣ duy

đậm sắc màu miền núi của nhân dân Tày Thạch An - Cao Bằng........ 45

2.3. Ý nghĩa nhân văn trong những khúc hát lễ hội Nàng Hai của ngƣời

Tày ở Thạch An - Cao Bằng .................................................................. 49

2.3.1. Khát vọng về một cuộc sống no đủ, yên bình, hạnh phúc ......... 50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4

2.3.2. Tình yêu thiên nhiên là nét nhân văn cao đẹp trong đời sống tâm

hồn của người Tày Thạch An - Cao Bằng ......................................... 54

2.3.3. Khúc hát Lượn Hai tôn vinh sức mạnh và vẻ đẹp của người dân

Tày Thạch An - Cao Bằng................................................................... 64

2.3.4. Hướng đến những khúc hát lễ hội Nàng Hai, con người như

được thanh lọc tâm hồn....................................................................... 78

CHƢƠNG 3:............................................................................................... 82

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA NHỮNG KHÚC HÁT LỄ HỘI

NÀNG HAI CỦA NGƢỜI TÀY Ở THẠCH AN - CAO BẰNG .............. 82

3.1. Ngôn ngữ lời thơ Lƣợn Hai............................................................. 83

3.1.1. Nghệ thuật sử dụng biện pháp tu từ.......................................... 84

3.1.2. Sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ dân gianTày .......... 99

3.2. Diễn xƣớng những khúc hát lễ hội Nàng Hai của ngƣời Tày ở

Thạch An - Cao Bằng ........................................................................... 105

3.2.1. Môi trường diễn xướng............................................................ 105

3.2.2. Hình thức diễn xướng ............................................................. 110

3.2.3. Nhân vật diễn xướng ............................................................... 120

3.2.4. Cử chỉ, động tác khi diễn xướng ............................................. 121

KẾT LUẬN............................................................................................... 124

TƢ LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 128

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Về phương diện khoa học

Từ xưa, hội xuân đã trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tâm

linh của dân tộc Việt Nam. Trong cảnh đất trời được chúa xuân khoác lên

mình một chiếc áo mới: rực rỡ, tươi nguyên và tràn trề nhựa sống ấy, lòng

người lại chợt thấy xốn xang hơn trong những ngày trẩy hội.

Hòa chung dòng chảy của con sông văn hóa Việt Nam, hội Nàng Hai

(hay còn được gọi là hội Hai, hội Nàng Trăng, hội Hằng Nga, hội Hát mời

trăng) của người Tày ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng như dòng nước ngọt

ngào tưới mát tâm hồn của những người dân miền núi nơi đây. Chính vì vậy,

hội Nàng Hai đã trở thành một phong tục đẹp, một điểm hẹn văn hóa để con

người bày tỏ những ước mong của mình, để tâm hồn giao thoa cùng trời đất

cỏ cây, để tấm lòng gặp gỡ những tấm lòng trong mỗi dịp đầu năm. Thế mới

hiểu được hết câu hát:

“Người về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”.

Và càng thấy việc tìm hiểu, nghiên cứu lễ hội này là việc làm thực sự ý nghĩa

và cần thiết.

Trong lễ hội Nàng Hai, mọi lời nói, suy nghĩ, tình cảm và mong ước

của con người được thể hiện rất độc đáo qua làn điệu dân ca đặc sắc của

người Thạch An: Lượn Hai (hay Lượn Nàng Hai). Những khúc hát ấy được

cất lên từ tâm hồn mộc mạc, giản dị với tình yêu tha thiết quê hương và con

người xứ sở của người Tày nơi đây. Khúc hát Lượn Hai có vai trò vô cùng

quan trọng trong lễ hội. Nếu không có những khúc hát ấy được hát lên trong

suốt quá trình diễn ra lễ hội thì không còn được gọi là hội Nàng Hai nữa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6

Chính vì vậy mà nó đã trở thành linh hồn và ngọn lửa hồng nuôi dưỡng sức

sống trường tồn của hội.

Phải khẳng định rằng hội Nàng Hai ở Cao Bằng là một đề tài hấp dẫn đối

với nhiều nhà nghiên cứu. Đã có khá nhiều bài giới thiệu, bài báo, công trình

nghiên cứu với qui mô khác nhau về lễ hội Nàng Hai ở Cao Bằng trên nhiều

phương diện: nguồn gốc, quá trình diễn xướng, ý nghĩa xã hội, ý nghĩa tín

ngưỡng… Song nghiên cứu về lời hát Lượn Hai trong lễ hội đó ở Thạch An -

Cao Bằng vẫn là một đề tài mở cho nhiều người yêu thích loại hình văn học

dân gian này.

1.2. Về phương diện thực tiễn

Khúc hát Nàng Hai thể hiện nét độc đáo trong sinh hoạt văn hóa của

người Tày ở Thạch An - Cao Bằng. Vì thế để gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc

Tày ở Cao Bằng, chúng ta cần quan tâm khai thác khúc hát Lượn Hai một

cách khoa học, nhằm phát huy thế mạnh của nó trong đời sống hiện đại.

Nhắc đến khúc hát Nàng Hai người ta nhớ ngay đến câu Lượn Hai thiêng

liêng mà không kém phần trong trẻo, mượt mà và đằm thắm. Bao ước mong,

bao nỗi niềm sâu kín của nhân dân được gửi gắm qua tiếng hát làm say đắm

lòng người của những nghệ nhân dân gian. Do vậy mà việc nghiên cứu về

khúc hát này sẽ góp phần vào việc gìn giữ, bảo lưu, phát huy tinh hoa của loại

hình nghệ thuật này trong đời sống tinh thần của cư dân Tày Thạch An nói

riêng và của các dân tộc Việt Nam nói chung.

Là người con của Cao Bằng, cùng với niềm tự hào về mảnh đất giàu

truyền thống văn hoá dân gian và mong muốn được đi tìm “những hạt ngọc

sáng” còn ẩn giấu trong đời sống văn hoá mà cha ông mình để lại, nên chúng

tôi chọn “Những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An - Cao

Bằng” làm đề tài nghiên của luận văn. Hy vọng, những nghiên cứu của đề tài ít

nhiều góp phần hiệu quả vào việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị loại hình

văn hoá nghệ thuật dân gian độc đáo này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7

2. Lịch sử vấn đề

Văn hóa dân tộc Tày nói chung và văn hóa lễ hội Tày nói riêng là một

mảng vô cùng đa dạng và phong phú. Trong đó, nổi bật lên là lễ hội gắn liền

với nghi lễ nông nghiệp như hội Lồng Tồng (hay Xuống đồng) mà biến thái

của nó là lễ hội Nàng Hai (hay còn gọi là Nàng Trăng, Cầu Trăng, Hát mời

Trăng...). Trong mỗi lễ hội, các nghi thức và trò chơi dân gian mang ý nghĩa

riêng, song có lẽ một trong những nghi thức mang đậm giá trị nhân văn nhất

phải kể đến hát Lượn trong nghi lễ cầu mùa.

Mục đích của những lễ hội trên là cầu mùa vụ mới tốt tươi, con người có

sức khoẻ, vật nuôi đầy đàn, béo tốt... Mong muốn rất thực tế và chính đáng đó

được cụ thể hoá trong lời hát Lượn.

Nghiên cứu về lễ hội liên quan đến việc sản xuất nông nghiệp của người

Tày cùng với những bài hát Lượn trong đó đã có khá nhiều công trình, bài

nghiên cứu:

Mùa xuân và phong tục Việt Nam (1976) của các nhà nghiên cứu: Trần

Quốc Vượng, Lê Văn Hảo, Dương Tất Từ [56] và Hội Lồng Tồng (Dân tộc

Tày ở Bắc Thái) [7, Tr. 112 - 114], của tác giả Dương Kim Bội in năm 1977

là những bài nghiên cứu đầu tiên về hội xuân của người Tày. Trong những bài

viết này, các tác giả đã khẳng định sự hấp dẫn của các trò chơi dân gian như:

tung còn, kéo co, hát Sli, hát Lượn: “Mùa hoa mận trắng xoá, tiếng róc rách

của suối nước, sự ồn ã của gió rừng... Người xem hội không muốn dứt khỏi

những Lượn nàng, nhưng cũng không bỏ cơ hội để hoà vào sự nhộn nhịp, cái

náo nức của những trò chơi dân gian như kéo co, tung còn, đánh yến...” [7,

Tr. 112 - 114].

Cũng cùng chung tên Hội Lồng Tồng [39, Tr. 11] và [26, Tr. 361 - 362],

đến năm 1983 và năm 1989 tác giả Lục Văn Pảo và tác giả Thu Linh đã đưa

đến độc giả cái nhìn khái quát về lễ hội trên. Từ việc nghiên cứu về ý nghĩa tín

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8

ngưỡng, giá trị văn hoá..., các tác giả gợi cho người đọc ý thức trân trọng, gìn

giữ và bảo tồn loại hình sinh hoạt văn hoá này. Bàn tới hát Lượn, người viết dù

chưa nhắc đến những bài hát Lượn cầu mùa song cũng đã cho ta thấy mùa xuân

hát Lượn là nét đẹp nhân văn của ngày hội.

Năm 1990, bài viết Đôi nét về hội Lồng Tồng và việc khôi phục nó [6,

Tr. 62 - 64], in trên Tạp chí Dân tộc học số 10 của tác giả Phương Bằng một

lần nữa khẳng định sự hấp dẫn cũng như giá trị văn hoá của lễ hội trên. Tác

phẩm tuy không đi vào tìm hiểu sâu về lời ca cầu mùa song phân tích khá sâu

sắc về tầm quan trọng cũng như nguy cơ bị mai một dần một số hình thức

sinh hoạt dân gian như hát Then, hát Lượn trong những ngày hội đầu năm.

Tác giả Hoàng Choóng cũng viết về Hội Lồng Tồng ở Văn Lãng [8, Tr.

66 - 67], năm 1991. Sau đó hai năm, nhóm tác giả Phan Hữu Dật, Lê Ngọc

Thắng, Lê Sĩ Giáo và Lâm Bá Nam cho ra mắt độc giả công trình mang tên Lễ

hội cầu mùa của các dân tộc Việt Nam [34], (1993). Cũng cùng thời gian này,

bài viết: Đôi điều về hội xuống đồng cổ truyền của người Tày [44, Tr. 59 -

63], của Trần Hữu Sơn in trên Tạp chí nghiên cứu về văn hóa dân gian. Các

bài viết đều cho thấy mục đích của lễ hội là cầu thần linh, cầu thần phật ban

cho mùa màng tươi tốt, ấn no, hạnh phúc, con người được thư thái và trong

những đó bà con còn tổ chức ném còn giao duyên và hát Lượn hát Sli tìm bạn.

Năm 1994, Lễ hội hát mời trăng [5], của tác giả Nguyễn Duy Bắc và Lễ

hội Nàng Trăng một sinh hoạt văn hoá dân gian của dân tộc Tày [50], của tác

giả Nguyễn Đức Thụ đã nêu bật được giá trị văn hoá đặc sắc của lễ hội qua

nghi thức cầu trăng và lời hát cầu trăng. Tuy bước đầu chưa đi sâu vào tìm

hiểu về giá trị văn học dân gian của những bài hát Lượn cầu mùa song người

viết đã nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của thể loại dân ca nghi lễ Lượn Hai:

“Đến ngày hội Trăng, con người hát Lượn say sưa để mời trăng xuống trần,

ban điều may mắn...” [5].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9

Dù chưa bàn nhiều về các trò diễn dân gian, đặc biệt là hát Lượn nói

chung và Lượn cầu mùa nói riêng mà nhưng Trần Hoàng với Ngày xuân đi

hội Lồng Tồng [16], năm 1995 và Nguyễn Hải Hà với Trẩy hội Lồng Tồng

[13], năm 1996, đều cùng đề cao vai trò của hát Lượn: Không gian, thời gian

mùa xuân được làm sống dậy, tươi trẻ và ấm áp hơn bằng câu hát Lượn của

người chơi hội.

Triều Ân cũng là một trong nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến lễ hội

cầu mùa của người Tày mà cụ thể là người Tày ở Cao Bằng. Trong cuốn Lễ

hội Hằng Nga in năm 1997, đóng góp rất lớn của ông là đã giới thiệu, sưu tầm

và biên dịch những khúc Lượn Hai của người Tày Cao Bằng. Trong phần đầu

cuốn sách, ông đã viết: “những khúc hát trong lễ hội và hát hội đã gieo vào

tâm hồn người đi dự hội một tình cảm trong sáng, lành mạnh, một niềm lạc

quan tin tưởng để sau đó bắt tay vào vụ sản xuất”[1, Tr. 14].

Ngay trong năm tiếp theo, trên Tạp chí Văn hoá dân gian cũng giới thiệu

Hội Lồng Tồng ở xã Yên Khánh Hạ, Lào Cai [29, Tr. 27 - 33], của Lê Hồng Lý.

Đến năm 2001 và năm 2002 bạn đọc lại tiếp tục được đón nhận bài viết Lễ hội

Lồng Tồng của người Tày [55, Tr. 14 - 16], do Lê Trung Vũ viết cùng với đề

tài nghiên cứu mang tên Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu

vực phía Bắc [28], do Hoàng Lương viết. Các tác giả tập trung bàn tới yếu tố

tâm linh, tín ngưỡng của hội xuân cầu mùa. Bên cạnh đó hát Lượn không

quên được nhắc đến như một nét đẹp rất riêng trong ngày hội: “Người ta hát

Lượn để cầu mùa, cầu an, cầu phúc. Lượn còn để giúp cho người ta thấy yêu

đời và yêu người hơn”[55, Tr. 14 - 16].

Tác giả Nguyễn Thị Yên trong năm 2003 công bố công trình: Lễ hội

Nàng Hai của người Tày Cao Bằng. Có thể coi đây là công trình nghiên cứu

lớn đầu tiên về lễ hội này ở Cao Bằng. Cùng với việc sưu tầm, biên dịch những

bài Lượn Hai, công trình này đã đề cập đến nhiều vấn đề như nguồn gốc, đặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10

điểm, bản chất và ý nghĩa tín ngưỡng, cũng như giá trị xã hội và văn hóa, văn

học của lễ hội trên. Khi bàn tới ngôn ngữ thơ Lượn Hai, nhà nghiên cứu đã

khẳng định: ngôn ngữ thơ Lượn Hai trở thành “một kho từ vựng tiếng nói dân

tộc Tày từ cổ đến kim, từ nguyên thuỷ đến có sáng tạo...” [60, Tr. 130].

Tạp chí Dân tộc học số 4 năm 2005 cũng có in bài viết Đặc trưng lễ hội

truyền thống của các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Bắc [46, Tr. 3 - 8.], của

Nguyễn Ngọc Thanh. Bài viết chỉ ra đặc trưng trong lễ hội của nhân dân Tày,

Nùng đó là hội xuân và các trò diễn gắn với việc sản xuất nông nghiệp.

Gần đây nhất, nhà nghiên cứu Hoàng Văn Páo từ góc độ nghiên cứu văn

hoá - lịch sử đã giới thiệu công trình Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày ở

Lạng Sơn, (2009). Khi tìm hiểu về hát Lượn gắn với các nghi thức cầu mùa,

tác giả đã nhận xét: “đó là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng mang đậm dấu ấn

của cư dân nông nghiệp, thể hiện qua tín ngưỡng cầu thực, tín ngưỡng cầu

mưa... qua đó giá trị con người được nâng lên cao hơn, tính thân thiện, nhân

văn, nhân bản trong cộng đồng được phát huy mạnh mẽ...” [38, Tr. 161].

Qua việc tìm hiểu một số tài liệu trên, chúng ta có thể khẳng định có

rất nhiều công trình nghiên cứu với qui mô lớn, nhỏ, ở nhiều góc độ khác

nhau về hội cầu mùa của người Tày nói chung và hát Lượn trong lễ hội đó

nói riêng. Mỗi bài viết là một sự đóng góp quí giá trong việc khẳng định, đề

cao các giá trị (văn hoá, lịch sử, nghệ thuật, văn học...) của hình thức dân

gian đặc sắc này. Qua đó, chúng tôi cũng nhận thấy việc tìm hiểu về giá trị

văn học dân gian từ những bài hát Lượn cầu mùa trong ngày hội xuân của

người Tày nói chung và của người Tày ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

nói riêng vẫn còn là một đề tài mở hấp dẫn. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy

những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước thực sự chứa

đựng nhiều tiền đề, bài học quí báu cho người đi sau triển khai, thực hiện đề

tài này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu những giá trị nội dung và thi pháp của khúc hát lễ hội Nàng

Hai của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng. Qua việc tìm hiểu đó, chúng ta

thấy được tài năng nghệ thuật của các nghệ nhân dân gian, từ đó biết trân

trọng, gìn giữ và phát huy những khúc hát lễ hội nói riêng và dân ca Tày nói

chung. Cũng từ đó chúng ta hiểu thêm được đời sống vật chất và tâm tư tình

cảm của nhân dân Tày ở Thạch An - Cao Bằng.

- Thông qua đề tài nghiên cứu này, chúng tôi muốn đóng góp một phần

nhỏ của mình vào việc gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc của người Tày nói

chung và của nhân dân Tày ở Thạch An - Cao Bằng nói riêng.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tế liên quan đến đề tài.

- Khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích, lý giải những vấn đề liên quan

đến khúc hát Lượn Hai chủ yếu từ góc độ văn học dân gian

- Trong điều kiện có thể, chúng tôi đi điền dã và sưu tầm thêm được một

số khúc hát Lượn Hai ở Cao Bằng chưa được xuất bản, công bố...

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: đề tài chú trọng vào phần lời khúc hát Lượn Hai,

tuy nhiên có chú ý đặt yếu tố ngôn từ trong đặc trưng nguyên hợp của văn học dân

gian, nghĩa là yếu tố ngôn từ được đặt trong môi trường và nghệ thuật diễn xướng.

- Phạm vi tư liệu nghiên cứu:

+ Triều Ân (1997), Khúc hát Hằng Nga, Nhà xuất bản Văn hoá

Dân tộc, H.

+ Nguyễn Thị Yên (2003), Lễ hội Nàng Hai của người Tày Cao

Bằng, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, H.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12

+ Văn bản tiếng Tày sưu tầm từ thầy Pửt Nông Văn Lẩy ở bản

Chu Lăng, xã Kim Đồng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

+ Những bài Lượn Hai sưu tầm thêm được trong quá trình đi điền

dã của tác giả luận văn.

4.2. Đối tượng nghiên cứu chính là lời hát của những khúc hát trong lễ hội

Nàng Hai của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, điền dã

- Phương pháp khảo sát, thống kê

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành

6. Đóng góp của luận văn

- Góp phần tìm hiểu cụ thể và sâu sắc hơn giá trị nội dung tư tưởng và

nghệ thuật của khúc hát lễ hội Nàng Hai ở Thạch An - Cao Bằng. Từ đó làm

rõ hơn giá trị văn hóa tốt đẹp của người Tày ở Cao Bằng

- Bồi dưỡng thêm sự hiểu biết, tình yêu dân ca Tày nói chung và khúc hát

lễ hội Nàng Hai nói riêng trong mỗi con người Việt Nam.

7. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tư liệu tham khảo, nội dung chính của luận

văn được thể hiện trong ba chương:

Chương I: Những khúc hát lễ hội Nàng Hai trong đời sống văn hoá của

người Tày ở Thạch An - Cao Bằng

Chương II: Giá trị nội dung những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người

Tày ở Thạch An - Cao Bằng

Chương III: Một số đặc điểm thi pháp của những khúc hát lễ hội Nàng

Hai của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13

NỘI DUNG

Chƣơng 1:

NHỮNG KHÚC HÁT LỄ HỘI NÀNG HAI TRONG ĐỜI SỐNG

VĂN HÓA CỦA NGƢỜI TÀY Ở THẠCH AN - CAO BẰNG

1.1. Vài nét về cộng đồng ngƣời Tày ở Cao Bằng

1.1.1. Cộng đồng người Tày Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh nằm ở biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Nơi đây là

địa bàn cư trú của nhiều dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Mông. Lô Lô… nhưng số

lượng lớn nhất là người Tày, chiếm khoảng 43% dân số toàn tỉnh. Theo các

nhà nghiên cứu, người Tày ở Cao Bằng được hình thành từ ba nhánh:

Nhánh người Tày gốc còn gọi là thổ, có nghĩa là thổ dân, là chủ nhân

của địa phương từ lâu đời. Nhánh này là con cháu lâu đời của người Tày cổ.

Họ là những con người đã sáng tạo ra khúc hát trong lễ lội Nàng Hai độc đáo

và hấp dẫn.

Nhánh người Ngạn có nguồn gốc từ Quý Châu, Trung Quốc. Theo tài

liệu cũ còn ghi chép: trong các cuộc giao tranh giữa các tộc người, người

Ngạn đã dạt sang Cao Bằng sinh sống, sát nhập vào cư dân địa phương và trở

thành người Tày.

Nhánh người Kinh hóa Tày: là con cháu các viên quan và binh lính người

Kinh ở dưới xuôi lên cai quản bảo vệ biên giới, họ lấy vợ là người Tày, sinh

cơ lập nghiệp tại đây, lâu dần chuyển thành người Tày. Sách cũ còn ghi chép

lại, vào thế kỉ 16, 17, triều đình lưu vong họ Mạc bị quân Lê Trịnh đánh đuổi,

chạy lên trấn giữ vùng Cao Bằng trong non một thế kỷ. Sau khi họ Mạc diệt

vong, con cháu và quan quân dư đảng thay tên đổi họ, sống hòa vào nhân dân

địa phương, đồng hóa với người Tày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14

1.1.2. Cộng đồng người Tày ở Thạch An - Cao Bằng

1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên, nơi cư trú của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng

Theo Địa chí Cao Bằng [41]: huyện Thạch An nằm ở phía Đông Nam

tỉnh Cao Bằng. Phía Nam giáp huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn. Phía Bắc

giáp huyện Hòa An, phía Tây giáp huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn. Phía Đông

giáp huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Huyện Thạch An hiện

nay được chia thành 16 đơn vị hành chính cấp xã: Kim Đồng, Thái Cường,

Vân Trình, Lê Lai, Thị Ngân, Thụy Hùng, Đức Long, Danh Sỹ, Thượng Pha,

Đức Xuân, Lê Lợi, Trọng Con, Đức Thông, Canh Tân, Minh Khai, Quang

Trọng và Thị trấn Đông Khê.

Với tổng diện tích tự nhiên hơn 68 ha, Thạch An là địa bàn cư trú của

nhiều dân tộc cùng sinh sống: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Hoa và một số

dân tộc ít người như Ngài, Chăm, Sán Chỉ, Ê Đê. Trong số những dân tộc này

người Tày chiếm đa số. Với sự qui tụ của nhiều dân tộc trên một địa bàn cư

trú đã tạo nên một bức tranh đa sắc màu về đời sống văn hóa tinh thần của

những con người ở mảnh đất phía Đông Nam tỉnh Cao Bằng..

Đặc điểm địa hình là đồi thoải hay lượn với những thung lũng nhỏ bên

cạnh dòng sông, dòng suối là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp,

đặc biệt là trồng lúa nước. Khí hậu ở đây chia làm bốn mùa rõ rệt nên cư dân

canh tác và trồng trọt theo mùa. Giới động thực vật khá phong phú và đa

dạng. Cư dân Tày sống chủ yếu vào trồng trọt và cày cấy mùa màng và chăn

nuôi gia súc. Ngay từ xa xưa, họ đã biết tận dụng những ưu thế mà thiên

nhiên ban tặng để lao động phục vụ cuộc sống.

Mùa xuân thường không dài nhưng tiết trời ấm áp, tươi sáng, núi non

ngập tràn trong sắc hương xuân. Đặc biệt đến tháng 3 âm lịch, rừng núi Thạch

An xanh mướt một màu, cỏ hoa đang thì kết trái. Khung cảnh thật thi vị biết

mấy. Thiên nhiên Thạch An hùng vĩ, thơ mộng, hiền hòa là vậy nhưng có lúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15

cũng thật dữ dội. Về mùa mưa, mưa nhiều đã gây nên tình trạng rửa trôi, xói

mòn và lũ lụt, gây mất mùa. Cùng với việc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông

Bắc trong mùa đông, các hiện tượng thời tiết như băng giá, sương muối gây

ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống con người.

Địa hình huyện Thạch An như một cánh cung đang căng lên. Những đám

ruộng bậc thang uốn mình quanh sườn đồi. Những dòng suối, dòng sông như

dải lụa bạc dài vô tận ẩn rồi lại hiện dưới thung lũng như lúc làm duyên, lúc

giận hờn với đồi núi trập trùng. Khung cảnh sơn thủy hữu tình này dường như

đã khơi nguồn cảm hứng thơ ca cho con người nơi đây. Để khiến ai đã từng

đứng trên mảnh đất này trong lòng không thể không cất lên tiếng hát. Những

câu Lượn ấy cất cao, thấm đẫm hơi thở của ruộng, của nương, của núi của

rừng... Thạch An.

Phải chăng, lễ hội Nàng Hai với những khúc hát ra đời trong lễ hội đó

nhằm đáp ứng những nhu cầu thưởng thức văn nghệ và gửi gắm những khát

vọng tinh thần của nhân dân miền núi nơi đây.

Tự nhiên không chỉ là môi trường sống của con người mà còn là đối

tượng để qua đó con người tác động, sản xuất ra của cải vật chất, phát triển xã

hội và hình thành nên đời sống văn hoá của mình. Như vậy, điều kiện tự nhiên

có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tồn tại của văn hóa, văn học nghệ thuật

dân tộc Tày ở Thạch An - Cao Bằng.

1.1.2.2. Đặc điểm xã hội - văn hóa của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng

Với địa hình miền núi với nhiều ưu ái nhưng cũng không ít bất thuận,

thiên nhiên tươi đẹp hùng vĩ mà cũng dữ dằn… những điều đó đã ảnh hưởng

không nhỏ đến điều kiện sống, sinh hoạt, văn hóa, tính cách của người Tày

Thạch An. Tuy vậy, trong quá trình phát triển của lịch sử, người Tày nơi đây

cũng đã lao động cần cù và đấu tranh không ngừng để sáng tạo cho riêng

mình một nền văn hoá giàu sức sống và đậm sắc thái bản địa.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!