Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những khái niệm cơ bản về đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế.DOC
MIỄN PHÍ
Số trang
20
Kích thước
173.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1521

Những khái niệm cơ bản về đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế.DOC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hướng tới của mọi

quốc gia. Để thực hiện và duy trì được mục tiêu đó, mỗi nước sẽ có những

chính sách và bước đi phù hợp với hoàn cảnh cụ thể từng nước. Trong xu thế

toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, muốn tồn tại và phát triển được mỗi nền

kinh tế đều phải phát huy nội lực trong nước kết hợp với các nguồn lực bên

ngoài. Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt mục tiêu phát triển

kinh tế lên hàng đầu với định hướng đến năm 2020 nước ta sẽ cơ bản trở

thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên thì đầu tư là một yếu

tố cực kỳ quan trọng vì đầu tư, nói rõ hơn là đầu tư phát triển, không những

làm gia tăng tài sản của cá nhân nhà đầu tư, mà còn trực tiếp làm gia tăng tài

sản vật chất cho nền kinh tế, có tác động rất mạnh mẽ đến phát triển kinh tế.

Đã có nhiều lý thuyết về đầu tư được nêu ra nhằm phân tích tác động của

đầu tư đến tăng trưởng và phát triển dưới nhiều khía cạnh khác nhau như lý

thuyết số nhân đầu tư, lý thuyết gia tốc đầu tư, mô hình Harrod – Domar…

Mỗi lý thuyết đều có ưu, nhược điểm riêng vì thế tùy thuộc vào tình hình cụ

thể của nền kinh tế vĩ mô và các mục tiêu kinh tế tại thời điểm đó mà các nhà

hoạch định chính sách sẽ lựa chọn áp dụng chính sách nào cho phù hợp.

Dưới đây là phân tích về Lý thuyết gia tốc đầu tư và đánh giá khả năng áp

dụng lý thuyết trên tại Việt Nam.

Bài tiểu luận được chia làm 3 phần chính:

Phần I : Những khái niệm cơ bản về đầu tư, tăng trưởng và phát triển

kinh tế.

Phần này đề cập đến một số khái niệm về đầu tư, tăng trưởng và phát

triển kinh tế với mục đích tạo thuận lợi hơn cho quá trình nghiên cứu, đồng

thời cũng đưa ra một số tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển

kinh tế tạo tiền đề cho việc phân tích, nghiên cứư phần 2 & phần 3.

Phần II : Giải thích sự tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát

triển kinh tế thông qua lý thuyết gia tốc đầu tư.

Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể sự tác động của đầu tư

đến tăng trưởng và phát triển kinh tế thông qua lý thuyết gia tốc đầu tư

Phần III : Đánh giá khả năng áp dụng lý thuyết gia tốc đầu tư tại Việt

Nam

1

PHẦN I: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ, TĂNG

TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Đầu tư và phân loại đầu tư.

1.1 Khái niệm về đầu tư.

Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành

các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn

hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy , mục tiêu

của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy

sinh về nguồn lực mà nhà đầu tư phải ghánh chịu khi tiến hành đầu tư.

Nguồn lực được nói đến ở đây có thể là tiền, tài nguyên, công nghệ,

nhà xưởng, sức lao động, trí tuệ… và các mục đích hướng tới chính là sự

tăng lên về tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá,

bệnh viện, máy móc…), tài sản trí tuệ (trình độ chuyên môn, kỹ năng tay

nghề, năng suất lao động, trình độ quản lý… ) trong nền sản xuất xã hội.

Trong những kết quả đạt được trên đây, những kết quả trực tiếp của sự

hy sinh các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có

vai trò quan trọng trong mọi lúc , mọi nơi không chỉ đối với người bỏ vốn

mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ nhà đầu tư

mà cả nền kinh tế xã hội được thụ hưởng. Chẳng hạn, một nhà máy được xây

dựng, tài sản vật chất của nhà đầu tư trực tiếp tăng lên, đồng thời tài sản vật

chất, tiềm lực sản xuất của nền kinh tế cũng được tăng thêm.

Lợi ích trực tiếp do sự hoạt động của nhà máy này đem lại cho nhà

đầu tư là lợi nhuận, còn cho nền kinh tế là thoả mãn nhu cầu tiêu dùng (cho

sản xuất và cho sinh hoạt ) tăng thêm của nền kinh tế, đóng góp cho ngân

sách, giải quyết việc làm cho người lao động…

Trình độ nghề nghiệp, chuyên môn của người lao động tăng thêm

không chỉ có lợi cho chính họ (để có thu nhập cao, địa vị cao trong xã hội)

mà còn bổ sung nguồn lực có kỹ thuật cho nền kinh tế để có thể tiếp nhận

công nghệ ngày càng hiện đại, góp phần nâng cao dần trình độ công nghệ và

kỹ thuật của nền sản xuất quốc gia.

1.2 Phân loại đầu tư.

Căn cứ vào các kết quả của hoạt động đầu tư, bản chất và lợi ích do

đầu tư đem lai chúng ta có thể chia đầu tư ra làm 3 loại : đầu tư tài chính,

đầu tư thương mại và đầu tư phát triển.

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!