Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những hạn chế trong việc thực hiện quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can và bị cáo
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
40 t¹p chÝ luËt häc sè 10/2008
TS. Hoµng ThÞ Minh S¬n *
heo quy định tại Điều 12 Bộ luật tố tụng
hình sự (BLTTHS) năm 2003 thì người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào
chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Theo
quy này thì chủ thể có quyền bào chữa chỉ
thuộc về người bị tạm giữ, bị can và bị cáo.
Những chủ thể này có thể tự mình bào chữa,
nếu họ không tự bào chữa thì có thể nhờ
người khác bào chữa. Người khác có thể là
luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người
đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo. Như vậy, khác với chủ thể có
quyền bào chữa, chủ thể thực hiện quyền bào
chữa không chỉ thuộc về người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo mà còn thuộc về luật sư, bào
chữa viên nhân dân và người đại diện hợp
pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
trong trường hợp họ là người chưa thành
niên hoặc người có nhược điểm về thể chất
hay tâm thần.
Điều 12 BLTTHS còn quy định: Cơ
quan điều tra, viện kiểm sát, toà án có nhiệm
vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo
quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong
thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự, một
thời gian dài do không có hướng dẫn cụ thể
và cũng không có cách hiểu thống nhất về
vấn đề này nên ảnh hưởng không nhỏ đến
việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể có quyền bào chữa, đặc biệt là
người bị tạm giữ và bị can. Nhiều người cho
rằng việc quy định này trong BLTTHS chỉ
mang tính hình thức chứ trong thực tế chưa
bao giờ được thực hiện. Những hạn chế
trong việc thực hiện quyền bào chữa thường
xuất phát từ phía người bào chữa và phía cơ
quan tiến hành tố tụng.
1. Hạn chế từ phía người bào chữa
Trong khuôn khổ của bài viết này chúng
tôi chỉ tập trung nghiên cứu những hạn chế
từ phía luật sư là chính, vì trong thực tế bào
chữa viên nhân dân và người đại diện hợp
pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo rất
ít khi tham gia tố tụng với tư cách là người
bào chữa. Nhìn chung, đại đa số luật sư đã
tích cực sử dụng những biện pháp được pháp
luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho bị can, bị cáo nhưng cũng không ít
những luật đã thực hiện nhiệm vụ của mình
một cách hình thức, qua loa, đặc biệt là đối
với những trường hợp bào chữa chỉ định.
Việc không coi trọng bào chữa chỉ định và
thiếu trách nhiệm của luật sư trong những
trường hợp này không mang lại hiệu quả và
thường được biểu hiện như sau:
- Có luật sư nhận bào chữa nhiều vụ,
T
* Giảng viên chính Khoa luật hình sự
Trường Đại học Luật Hà Nội