Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
NHÖÕNG ÑÖÙA CON TRONG GIA ÑÌNH
(Trích) Nguyeãn Thi
I/TIỂU DẪN :
1.Tác giả:
-Nguyễn Thi (1928-1968) tên khai sinh Nguyễn Hoàng Ca, bút danh khác là Nguyễn Ngọc
Tấn, quê ở Nam Định. Sinh ra trong gia đình nghèo, mồ côi cha từ năm 10 tuổi, mẹ đi bước nữa nên
vất vả, tủi cực từ nhỏ. Năm 1943, Nguyễn Thi theo anh vào Sài Gòn vừa làm vừa học.
-Năm 1945 tham gia CM, rồi gia nhập lực lượng giải phóng quân. Năm 1954 tập kết ra Bắc.
Năm 1962 trở lại chiến trường miền Nam. Nguyễn Thi hi sinh trên mặt trận Sài Gòn trong cuộc tổng
tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968.
-Nguyễn Thi sinh ra ở Miền Bắc nhưng đã gắn bó sâu nặng với nhân dân Miền Nam và thực
sự xứng đáng với danh hiệu “Nhà văn của nông dân Nam Bộ trong cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu
nước”. Nguyễn Thi sáng tác ở nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn và tiểu thuyết. “Truyện và
kí”(1978), “Nguyễn Ngọc Tấn-Nguyễn Thi toàn tập” (1996).
-Tác phẩm của Nguyễn Thi viết về người nông dân Nam Bộ hồn nhiên bộc trực, trung hậu, có
lòng căm thù giặc sâu sắc, gan góc, sẵn sàng hi sinh vì quê hương vì độc lập, tự do của quê hương, Tổ
Quốc. Nguyễn Thi là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo. Văn Nguyễn Thi giàu chất hiện
thực nhưng thấm đẫm chất trữ tình. Ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đñậm chất Nam Bộ.
-OÂng đñược tặng Giaûi thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
2.Taùc phaåm :
-Hoàn cảnh sáng tác: “Những đứa con trong gia đình” là 1 trong những truyện ngắn xuất sắc
nhất của Nguyễn Thi, được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí
Văn nghệ Quân giải phóng (tháng 2/1966) Sau được in trong “Truyện và kí” Văn học Giải phóng
1978.
-Ý nghĩa tựa đề : TP “Những đứa con trong gia đình” miêu tả truyền thống gia đình hoà trong
truyền thống của đất nước. Hai nhân vật Chiến và Việt, cùng sinh ra trong 1 gia đình có lòng căm thù
sâu sắc với đế quốc. Hai chị em cùng các cô, chú du kích đánh giặc, hăng hái tòng quân, tham gia
đánh trận, lập nhiều chiến công. Việt bị thương nặng nhưng lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu. Đó là
những hình ảnh thật cụ thể của chủ nghĩa anh hùng CM.
Thông qua hồi tưởng của Việt, t/giả khắc hoạ hình ảnh Chiến ,Việt là những đứa con sinh ra
trong gia đình Nam Bộ có truyền thống yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc, hai chị em đã thể hiện
bằng hành động quyết tâm tiêu diêt giặc, trả thù cho ba má. Chính truyền thống dân tộc t/cảm gia
đình, tình yêu quê hương đất nước đã tạo nên sức mạnh to lớn của con người Việt Nam, dân tộc VN
trong cuộc k/c chống Mĩ cứu nước.
-Tóm tắt truyện :Việt quê ở Bến Tre. Chị gái là Quyết Chiến. Hai chị em sinh ra trong một gia
đình có truyền thống CM, cha mẹ đều đẽ bị giặc giết chết. Hai chị em cùng đi bộ đội một ngày. Ở
đơn vị, Việt được đồng đội gọi tên thân mật là cậu Tư.
Trong 1 trận chiến đấu ở vùng cao su với bọn Mĩ, Việt tiêu diệt được 1 xe bọc thép của địch
nhưng bị thương khắp người, hai mắt không nhìn thấy gì. Lúc tỉnh Việt cố lết từng đoạn để đi tìm
đồng đội. Những lúc thiếp đi Việt như gặp lại từng người thân trong gia đình. Lần thứ 2 tỉnh dậy
nghe tiếng ếch nhái kêu, Việt nhớ những đêm cùng chị Chiến đi bắt ếch, nhớ đến chú Năm, đến
những câu hò của chú và đặc biệt là cuốn sổ của gia đình…Lần thư 3, tiếng trực thang đánh thức Việt
dậy… Việt nhớ lại những ngày cùng chị Chiến đi bắt chim, bây giờ đi bộ đội Việt vẫn mang theo cái
ná thun. Rồi Việt nhớ đến má, nhớ đến câu chuyện má kể về cái chết của ba, nhớ cảnh má che chở
cho đàn con của mình…Lần thứ 4, tiếng dế gáy u u đánh thức Việt, hình ảnh má vẫn còn trong đầu
Việt, Việt nhớ lại ngày hai chị em đăng kí tòng quân với ý chí quyết tâm trả thù cho má…Đến ngày
thứ 3, anh Tánh dẫn tiểu đội đi tìm lục suốt chiều dài mặt trận vẫn không tìm được Việt, mấy lần
đụng địch và cuối cùng gặp được Việt trong bụi rậm. Việt được đưa về điều trị ở một bệnh xá dã
chiến.
-Chủ đề : TP khắc hoạ hình ảnh Việt - Chiến là những đứa con trong gia đình Nam bộ có
truyền thống CM, thuỷ chung son sắt với quê hương đất nước để ca ngợi tuổi trẻ miền Nam trong
thời chống Mĩ. Họ đánh giặc để trả thù nhà cũng là giải phóng quê hương.