Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những đột phá mới trong nghiên cứu tế bào gốc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
NHÌN RA THẾ GIỚI
Tạp chí chăn nuôi số 9 - 08 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
NHỮNG ĐỘT PHÁ MỚI TRONG NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC
Lê Mai*
Tế bào gốc (Stem Cell - SC) là loại tế bào
có khả năng biệt hóa thành các loại tế bào
chức năng, cho phép chúng có vai trò "sửa
chữa, phục hồi" các mô bị tổn thương, tạo
ra những mô mới hoạt động bình thường
trong cơ thể. Tế bào gốc có nhiều loại, tùy
theo tiềm năng biệt hóa hoặc tùy theo vị trí
thu nhận chúng.*
Hiện nay, loại tế bào gốc được nghiên cứu
nhiều là tế bào gốc phôi (Embryo Stem Cell
- ESC), thu nhận từ phôi động vật ở giai
đoạn phôi nang (Blastocyte). Chúng là khối
các tế bào bên trong (Inner cell mass - ICM)
của blastocyte... Chúng có khả năng phân
chia vô hạn trong nuôi cấy in vitro và biệt
hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau.
Năm 2001, khi những tế bào ES người
được tách ra và thu nhận được những dòng
tế bào mới, có nhiều nhóm nghiên cứu đã
đưa ra các phương pháp điều khiển quá
trình biệt hóa tế bào in vitro. Trong số này,
nhiều phương pháp đã tạo ra mô người để
cấy ghép cho người bệnh, gồm các mô
tuyến tụy, mô thần kinh, mô cơ tim.
Việc nghiên cứu tế bào gốc phôi người
thường dựa trên các phôi loại bỏ (sau khi
thụ tinh trong ống nghiệm - IVF) hoặc do
người hiến tặng. Tuy nhiên, nguồn cung cấp
này không ổn định và chất lượng không
phải lúc nào cũng đạt yêu cầu.
* Hội Chăn nuôi Việt Nam.
Do đó, "tìm các phương pháp sản xuất tế
bào góc phôi (ESC) hiệu quả hơn, là mục
tiêu cấp thiết và lâu dài của các nghiên cứu
này", BS. Amstrong thuộc ĐH. Newcatle
khẳng định. Họ dùng trứng động vật (bò,
thỏ) đã loại bỏ nhân, rồi dung hợp bằng
dòng điện với nhân của tế bào da người,
tạo thành hợp tử. Hợp tử này phát triển
thành phôi đến giai đoạn blastocyte khi nuôi
cấy trong tủ ấm 37 độ trong 6- 7 ngày. Phôi
này có tính di truyền 99,9% là người, chỉ có
0,1% là động vật. Yếu tố "động vật" duy
nhất còn sót lại trong phôi này là 1 phần
AND tồn tại trong ty thể (Mytochrondine)
nằm ngoài nhân là nguồn sản sinh năng
lượng nuôi sống tế bào.
Theo giới khoa học, đây là bước đột phá
lớn lao trong công nghệ tế bào gốc. Nhóm
nghiên cứu ở ĐH. Newcatle cho rằng:
"Trứng bò dùng trong phương pháp này đạt
hiệu quả không kém trứng người. Do đó,
việc sử dụng chúng là hoàn toàn hợp lí,
nhất là nguồn cung trứng bò rất dồi dào".
Theo quy định của HFEA (cơ quan quản lí
nghiên cứu phôi thai và thụ thai ở người của
Anh), các phôi thai "lai" này sẽ phải hủy bỏ
trong vòng 14 ngày sau khi "xuất xưởng”.
Chính quyền Anh cũng đã ngăn chặn khả
năng tạo ra "người lai động vật" khi ra lệnh
cấm truyền cấy "phôi lai" vào tử cung phụ
nữ.