Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

NhỮng đẶc trưng cơ bẢn cỦa quẢn lý Nhà nưỚc bẰng pháp luẬt vỀ xuẤt bẢn.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động xuất bản vừa là hoạt động văn hoá, tư tưởng, vừa là hoạt
động sản xuất vật chất. Nó là kết quả lao động sáng tạo của con người, là
phương tiện quan trọng phản ánh đời sống tinh thần, bộ mặt văn hoá của mỗi
dân tộc ở mọi thời đại.
Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Đảng và Nhà nước ta
luôn thực thi chính sách nhất quán, đặc biệt coi trọng quyền tự do, dân chủ
của nhân dân, trong đó có quyền tự do xuất bản. Hiến pháp Nhà nước Việt
Nam và một loạt các điều luật, hệ thống văn bản dưới luật lần lượt ra đời
nhằm xây dựng một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, tạo môi trường thuận lợi
cho hoạt động xuất bản phát triển đúng hướng, trên nền táng luật pháp. Tuy
nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, hệ thống
pháp luật nhiều năm tồn tại đã dần dần bộc lộ những thiếu sót, bất cập, chưa
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới.
Thực tiễn đã chứng minh việc sử dụng pháp luật để điều chỉnh hoạt
động xuất bản là điều chỉnh hoạt động kinh tế trong lĩnh vực văn hoá - tư
tưởng, đồng thời cũng chính là điều chỉnh hoạt động văn hoá - tư tưởng trong
cơ chế thị trường. Bài viết sau đây có thể phần nào khái quát về pháp luật xuất
bản ở Việt Nam, một lĩnh vực hoạt động đa dạng và hết sức phong phú.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Khoa học quản lý,
đặc biệt xin cảm ơn thầy giáo TS.Bùi Đức Thọ đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do khả năng và kinh nghiệm có hạn
nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp và phê bình của các thầy cô.
1
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT XUẤT BẢN
Ở VIỆT NAM
I. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
BẰNG PHÁP LUẬT VỀ XUẤT BẢN
1. Nhận thức chung về xuất bản
Để có những nhận thức chung và thống nhất về xuất bản, mà ở đó các
quan hệ xã hội được hình thành, tạo nên đối tượng điều chỉnh của pháp luật
xuất bản, phần này được trình bày khái quát từ khái niệm, đến vị trí, vai trò và
đặc điểm của xuất bản.
1.1. Khái niệm
Hiện nay, ở Việt Nam xuất bản đã phát triển và đạt trình độ mới. Các
nhà xuất bản chuyên lo việc tổ chức, hoàn chỉnh bản thảo, bản mẫu đưa in.
Các nhà in lo việc tiếp nhận công nghệ mới, để thoả mãn nhu cầu về số lượng
và chất lượng việc in nhân bản các ý tưởng của tác giả, của nhà xuất bản
thành xuất bản phẩm. Phát hành là người chuyển tải các ý tưởng chứa đựng
trong những xuất bản phẩm đến tay người sử dụng, thông qua hoạt động
thương nghiệp.
Vậy xuất bản là gì?
Theo nghĩa rộng, xuất bản là hoạt động bao gồm các lĩnh vực xuất bản,
in và phát hành xuất bản phẩm. Hoạt động xuất bản là quá trình tổ chức các
nguồn lực xã hội trong việc sáng tạo tác phẩm, in nhân bản các tác phẩm, phổ
biến đến nhiều người nhằm đạt hiệu quả kinh tế, chính trị và xã hội.
Theo nghĩa hẹp, xuất bản là quá trình tổ chức việc sáng tạo, tác động
vào quá trình sáng tạo của tác gải để có bản thảo tác phẩm, xử lý và hoàn
2
chỉnh bản thảo, bản mẫu, in thành các xuất bản phẩm nhằm phục vụ nhiều
người.
Hoạt động xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá, tư tưởng
thông qua việc sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người,
không phải là hoạt động đơn thuần kinh doanh.
Hoạt động xuất bản nhằm mục đích:
- Phổ biến những tác phẩm về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa
học, công nghệ, văn học, nghệ thuật; giới thiệu những di sản văn hoá dân tộc,
tinh hoa văn hoá thế giới; nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh
thần của nhân dân, mở rộng giao lưu văn hoá với các nước, góp phần vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia,
phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam.
1.2. Vai trò của xuất bản
- xuất bản - “bà đỡ” của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình
khoa học công bố dưới hình thức xuất bản phẩm.
- xuất bản - Phương tiện phản ánh đời sống tinh thần của nhân loại, và
mỗi quốc gia, bảo tồn và lưu truyền các sản phẩm văn hoá
Ngày nay trong điều kiện tiến bộ không ngừng của khoa học và
công nghệ, đã kéo theo sự phát triển không ngừng của văn hoá. Với sự đa
dạng về phương thức, phương tiện, loại hình và sản phẩm văn hoá, việc phổ
biến nhanh nhạy của các phương tiện thông tin đại chúng, đã làm cho không ít
người băn khoăn về việc tồn vong của xuất bản. Nhưng với vai trò như trình
bày trên, xuất bản vẫn sẽ tồn tại và phát triển cùng xã hội loài người. Nó sẽ
tiếp nhận các tiến bộ của khoa học và công nghệ, đa dạng hoá xuất bản phẩm,
đa năng hoá xuất bản phẩm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của
bạn đọc.
3
1.3. Đặc điểm của xuất bản
Phần này chỉ trình bày những đặc điểm cơ bản liên quan đến việc điều
chỉnh của pháp luật.
- xuất bản vừa là hoạt động văn hoá tư tưởng vừa là hoạt động kinh tế
Xét về phương diện mục đích và hiệu quả thì xuất bản hướng tới việc
cảm hoá con người, cải tạo con người, để cải tạo thiên nhiên và xã hội vì mục
đích của con người. Nó là một hoạt động tinh thần, hoạt động trí tuệ và vì trí
tuệ. Song khi các sản phẩm của trí tuệ là sách đã “nhiễm” vào con người thì
nó không thể chỉ là dạng tinh thần, mà đến “cái ngưỡng” nhất định nó sẽ
chuyển hoá thành lực lượng chất.
- xuất bản phẩm là kết quả của quá trình tư duy và quy trình sản xuất
đặc thù.
Xuất bản là một loại ngành nghề, và nó trở thành một ngành kinh tế kỹ
thuật đạt lợi nhuận cao ở các nước phát triển. Hoạt động của nó là dạng hoạt
động sản xuất vật chất đặc biệt. Tính đặc biệt do đòi hỏi của sản phẩm sách
quy định. Toàn bộ quy trình sản xuất hàng hoá sách là một quá trình của lao
động tư duy, lao động trí óc
Khi xét tới giá trị sử dụng của xuất bản phẩm, ta có thể thấy một số
thuộc tính sau:
- Trong tiêu dùng giá trị của xuất bản phẩm không những không mất đi
mà còn được nhân lên. Người đọc sách không chỉ thoả mãn tức thời, như
uống nước khi khát, mà cái giá trị nội dung tiếp nhận được còn tích lũy lâu
dài trong nhận thức. Đọc một cuốn sách hay có khi nhớ cả đời. Người đọc
sách còn truyền cho người khác qua việc kể lại nội dung. Một cuốn sách đâu
chỉ một người đọc, mà được truyền tay nhau để đọc... Đặc biệt khi ở trong thư
viện thì vòng luân chuyển của sách lại càng cao. Trong khi một ấm trà chỉ có
một số ít người uống, và khi uống xong là hết.
4