Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những bước đi cụ thể về an toàn sinh học trong chăn nuôi bền vững
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
13 Tạp chí chăn nuôi số 12 – 09
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái http:// www.lrc-tnu.edu.vn
Những bước đi cụ thể về an toàn sinh học
trong chăn nuôi bền vững
Nguyễn Thiện*
Để phát triển chăn nuôi bền vững, việc thực hiện
an toàn sinh học có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả
của chăn nuôi.*
1. Trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là an toàn
sinh học?
An toàn sinh học là áp dụng các biện pháp nhằm
giảm bớt nguy cơ nhiễm bệnh và lây lan của các loại
mầm bệnh.
2. Những bước đi cụ thể để thực hiện biện pháp an
toàn sinh học gồm những việc làm như thế nào?
Bước 1: Tẩy uế sát trùng sau mỗi lần xuất chuồng
đối với vật nuôi và thay thế đàn vật nuôi sinh sản
trước khi nuôi đàn mới.
Phải sử dụng chất tẩy trùng bằng nước vôi, vôi
bột, cresyl hoặc các hoá chất khác như lodin,
cloramin… Phải kiểm soát và ngăn chặn chim
muông, loại gậm nhấm (chuột) và những côn
trùng…. vì chúng là vật chủ trung gian gây bệnh cho
gia súc bằng cách có lưới chắn hay cạm bẫy. Hàng
ngày phải kiểm tra bằng mắt những rác thải, nước
tiểu, phân thải ra để có biện pháp thu gom hay chất
độn chuồng. ở những cơ sở chăn nuôi lớn có điều
kiện cần lấy mẫu và gửi đi những cơ sở chuyên môn
để kiểm tra độ nhiễm khuẩn, có biện pháp xử lý nhằm
ngăn chặn mầm bệnh. Sau khi tẩy uế, sát trùng cần để
trống chuồng ít nhất 10 ngày mới tiếp tục đợt nuôi
mới.
Bước 2: Nhập đàn vật nuôi mới
Phải chọn những cơ sở đảm bảo không có dịch,
đặc biệt là cúm H5N1. Việc mua bán phải có hợp
đồng và có đảm bảo an toàn về chất lượng giống và
dịch bệnh; phải có bảo hiểm. Vật nuôi mới mua về
phải được tiêm phòng các loại bệnh phổ biến như
Newcatle, Gumboro, đặc biệt là H5N1 đối với gia
cầm. Nếu có thể trước khi nhập đàn gia súc mới từ cơ
* Hội Chăn nuôi Việt Nam.
sở giống có danh tiếng làm xét nghiệm máu và làm
phản ứng huyết thanh để kiểm tra độ miễn dịch.
Bước 3: Phải kiểm soát khách và công nhân ra vào
trại chăn nuôi
Hết sức hạn chế khách tham quan, chỉ cho vào
trại chăn nuôi gia cầm khi thật cần thiết, nhưng phải
mặc quần áo bảo hộ lao động kèm cả ủng và mũ
chùm đầu và được tẩy, phun thuốc sát trùng trước khi
vào chuồng nuôi. Chỉ cho vào chuồng nuôi nào mà
khách có yêu cầu và khách tham quan không có mặt
ở trại khác trong vòng 24 giờ trước đó.
Công nhân làm việc phải mặc quần áo, ủng bảo
hộ. Khi ra khỏi trại không được mặc quần áo bảo hộ
mà phải mặc quần áo thường.
Tuyệt đối cấm khách và người chăn nuôi không
được mang dụng cụ, vật dụng và thiết bị cá nhân vào
trại chăn nuôi.
Bước 4: Sử dụng thức ăn chăn nuôi và nước uống
vô khuẩn
Hệ thống nước sử dụng trong chăn nuôi phải định
kỳ kiểm tra tháng/lần để biết độ nhiễm khuẩn như
Salmomella gây ỉa chảy và các độc tố khác có hại cho
gia súc và ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, như chì
(Pb), thạch tín (Asen)…
Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi phải biết giá trị
dinh dưỡng, nhất là hàm lượng Protein, vitamin và
các khoáng chất (Ca, P), nguyên tố vi lượng (coban,
mangan, selen, sắt (Fe). Vì những hàm lượng này rất
ảnh hưởng đến sự phát triển của gia súc, gia cầm.
Không được dùng các chất hormon gây thiệt hại cho
gia súc và người sử dụng sản phẩm gia súc (thịt,
trứng).
Định kỳ kiểm tra nấm mốc trong silô chứa thức
ăn, đặc biệt là nấm mốc Aflatoxin, vì loài nấm mốc
này gây ung thư cho gia cầm và nếu tồn dư trong thịt
gia cầm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.